Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Hiệp định

Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994)
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Bùi Văn Sướng; Đường Gia Triều
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
22/11/1994
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định không số

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hiệp định không số DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1994)

 

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là hai Bên ký kết);

Nhằm củng cố và phát triển tình hình hữu nghị nhân dân giữa hai nước, chú ý đến sự phát triển thuận lợi mối quan hệ song phương về kinh tế, thương mại trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, phát triển vận tải hàng hóa và hành khách qua lại giữa hai nước theo đường bộ;

Thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới đã được mở và được hai Bên thỏa thuận.

Việc vận chuyển này do các doanh nghiệp vận tải của hai nước được phép thành lập theo pháp luật của nước mình và được phép thực hiện bằng phương tiện vận tải đường bộ đã được đăng ký tại Việt Nam hay Trung Quốc.

ĐIỀU 2

Trong Hiệp định này, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền:

- Phía CHXHCN Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải và cơ quan được Bộ ủy quyền.

- Phía CHND Trung Hoa là Bộ Giao thông và cơ quan được Bộ ủy quyền.

2. Phương tiện vận tải đường bộ:

Đối với vận tải hàng hóa là ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô để chở hàng hóa.

Đối với vận tải hành khách là ô tô có từ 4 chỗ ngồi trở lên (không kể ghế của lái xe) để chở hành khách và ô tô, rơ moóc để chở hành lý đi theo cùng ô tô chở khách.

ĐIỀU 3

Việc vận chuyển hàng hóa, hành khách ở điều 1 trên đây được triển khai theo phương thức chuyển tải theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp vận tải của hai nước.

Nơi chuyển tải hành khách (kể cả khách du lịch) và hành lý đặt tại thị trấn hoặc thị xã, thành phố thuộc các tỉnh biên giới.

Những vấn đề khác liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như tổ chức vận tải, hình thức vận tải, tuyến đường, giao nhận, kho bãi, xếp dỡ, chuyển tải, phí giao thông sẽ do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.

ĐIỀU 4

1. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp giấy phép vận chuyển cho phương tiện vận tải đường bộ của Bên ký kết kia được hoạt động trên đường bộ thuộc lãnh thổ của nước mình.

2. Trình tự trao đổi giấy phép vận chuyển và các quy định liên quan sẽ do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.

ĐIỀU 5

1. Phương tiện vận tải đường bộ khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ pháp luật và quy định về vận tải đường bộ của nước đó.

2. Nếu kích thước hoặc trọng lượng của phương tiện vận tải đường bộ có tải hoặc không tải, vượt qúa mức quy định hạn chế của nước đó, và khi chở hàng nguy hiểm thì doanh nghiệp vận tải phải được cơ quan có thẩm quyền Bên ký kết đó cấp giấy phép đặc biệt.

3. Nếu giấy phép đặc biệt nói ở khoản 2 trên đây quy định tuyến chạy xe thì nhất thiết phải theo đúng tuyến đã ghi trong giấy phép đó.

ĐIỀU 6

Phương tiện vận tải đường bộ thực hiện vận chuyển giữa hai nước được mang biển số của nước mình, nhưng phải có phù hiệu đặc trưng do cơ quan có thẩm quyền của hai bên ký kết quy định.

ĐIỀU 7

Phương tiện vận tải đường bộ của nước này không được vận chuyển hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.

ĐIỀU 8

Việc vận chuyển hàng hóa nói trong Hiệp định này phải áp dụng vận đơn thống nhất của nước mình, có tham khảo mẫu vận đơn thông dụng quốc tế.

ĐIỀU 9

1. Người lái xe vận chuyển hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) qua lại giữa hai nước phải có giấy phép lái xe quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại xe mà mình đang sử dụng theo đúng giấy chứng nhận đăng ký xe của nước mình cấp.

2. Giấy phép lái xe và các loại giấy tờ khác được quy định trong Hiệp định này phải luôn mang theo và xuất trình khi nhà chức trách yêu cầu.

ĐIỀU 10

Những vấn đề cụ thể liên quan đến việc kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách nói trong Hiệp định này sẽ do các tổ chức, doanh nghiệp của hai Bên ký kết trực tiếp thương lượng và giải quyết.

ĐIỀU 11

Việc thanh toán và quyết toán theo Hiệp định này phải được phù hợp với các quy định về thanh toán đã được thỏa thuận giữa hai Chính phủ hoặc giữa các cơ quan được ủy quyền của hai Bên ký kết.

ĐIỀU 12

1. Trong qúa trình vận chuyển theo Hiệp định này, các loại hàng hóa sau đây sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi mang vào lãnh thổ của Bên ký kết kia:

- Nhiên liệu cung cấp cho động cơ của phương tiện vận tải đường bộ chứa trong két được lẵp đặt theo thiết kế mỹ thuật công nghệ và chỉ số dung lượng trong két.

- Dầu bôi trơn cần thiết để bổ sung cho động cơ trong qúa trình vận chuyển.

- Các phụ tùng và dụng cụ cần thiết để sửa chữa phương tiện vận tải trong qúa trình vận chuyển.

2. Các phụ tùng chưa sử dụng hoặc phụ tùng hư hỏng được tháo từ ô tô ra phải đưa về nước.

ĐIỀU 13

Doanh nghiệp vận tải phải làm bảo hiểm trước với người thứ 3 đối với phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa hành khách theo Hiệp định này.

ĐIỀU 14

Các thủ tục về biên phòng, hải quan, vệ sinh kiểm dịch động thực vật được tiến hành theo các điều ước đa phương mà hai Bên ký kết tham gia hoặc các hiệp định song phương.

ĐIỀU 15

Phương tiện vận tải đường bộ chở người bệnh nặng, già yếu, tàn tật, động vật và hàng tưới sống, chở khách theo tuyến được ưu tiên làm các thủ tục biên phòng, hải quan, vệ sinh kiểm dịch động thực vật.

ĐIỀU 16

Nhằm đảm bảo việc thực hiện Hiệp định này, cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết, khi có đề nghị của Bên ký kết kia sẽ trực tiếp tiếp xúc, hiệp thương giải quyết những vấn đề liên quan đến việc trao đổi giấy phép vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh nghiệm và thông tin về việc sử dụng những giấy phép mà hai Bên đã cấp.

ĐIỀU 17

1. Những vấn đề không thể giải quyết được theo Hiệp định này hoặc các hiệp định song phương, đa phương mà hai Bên ký kết tham gia, thì căn cứ theo pháp luật của mỗi Bên ký kết để giải quyết.

2. Trường hợp có tranh chấp khi áp dụng pháp luật của mỗi Bên thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của hai Bên ký kết thông qua thương lượng.

ĐIỀU 18

Trường hợp có tranh chấp trong qúa trình giải thích và thực hiện Hiệp định này, hai Bên ký kết sẽ đàm phán thương lượng để giải quyết.

ĐIỀU 19

Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ với các điều ước quốc tế mà hai Bên ký kết tham gia.

ĐIỀU 20

1. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn ba năm kể từ ngày ký. Hiệu lực mặc nhiên kéo dài thêm mỗi kỳ là ba năm tiếp theo, nếu 6 tháng trước khi hết hiệu lực không có một bên nào gửi văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Hiệp định này.

2. Trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực, nếu một trong các Bên ký kết thông qua đường ngoại giao gửi văn bản đề nghị sửa đổi Hiệp định này thì hai Bên ký kết phải hiệp thương thỏa thuận và sẽ có hiệu lực kể từ khi trao đổi văn bản.

Làm tại Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 1994.

Lập thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Trung Quốc, hai văn bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CHXH CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Bùi Văn Sướng

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CH NHÂN DÂN TRUNG HOA




Đường Gia Triều

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi