Hiệp định về thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại TP. Nam Ninh và TP. Côn Minh giữa Việt Nam và Trung Hoa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Hiệp định
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định | Người ký: | Chu Văn Trọng; Lê Văn Bàng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/10/2003 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định Không số
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HIỆP ĐỊNH
THÀNH LẬP TỔNG LÃNH SỰ QUÁN VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ
NAM NINH VÀ THÀNH PHỐ CÔN MINH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Với nguyện vọng chung về tăng cường hợp tác lãnh sự và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đâu gọi là hai Bên) đã đạt được Hiệp định về việc thiết lập Tổng Lãnh sự quán tại hai nước như sau:
Điều 1. Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Nam Ninh và thành phố Côn Minh. Phạm vi khu vực lãnh sự của Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Nam Ninh là Khu tự trị dân tộc Chuang Quảng Tây; phạm vi khu vực lãnh sự của Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Côn Minh là tỉnh Vân Nam.
Điều 2. Theo nguyên tắc đối đẳng, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bảo lưu quyền lập thêm Tổng Lãnh sự quán tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Địa điểm lập Tổng Lãnh sự quán và phạm vi khu vực lãnh sự sẽ do hai bên thỏa thuận qua đường ngoại giao.
Điều 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể lập các Tổng Lãnh sự quán như đã được nêu trong bản Hiệp định này vào thời gian thích hợp.
Điều 4. Hai bên cần căn cứ Công ước Viên về quan hệ lãnh sự này 24 tháng 4 năm 1963, Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19 tháng 10 năm 1998, có hiệu lực ngày 26 tháng 7 năm 2000 và luật pháp và quy định liên quan của nước mình, để cung cấp trợ giúp cần thiết cho mỗi Bên trong việc lập Tổng Lãnh sự quán và thực hiện chức năng lãnh sự.
Điều 5. Hai Bên sẽ căn cứ luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự và Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thông qua hiệp thương hữu nghị giải quyết vấn đề lãnh sự giữa hai nước.
Điều 6. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký.
Hiệp định này ký tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16 tháng 10 năm 2003 và được lập thành 02 bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh, cả 03 văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu.