Quyết định 229/1999/QĐ-BKHCN&MT của Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường về việc ban hành quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 229/1999/QĐ-BKHCN&MT

Quyết định 229/1999/QĐ-BKHCN&MT của Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường về việc ban hành quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:229/1999/QĐ-BKHCN&MTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Mạnh Hải
Ngày ban hành:24/02/1999Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 229/1999/QĐ-BKHCN&MT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 229/1999/QĐ-BKHCNMT NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
VÀ XÁC ĐỊNH CHỮ ĐƯỜNG TRONG MÍA

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

- Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06/07/1990;

- Căn cứ Nghị định 115/HĐBT ngày 13/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường;

- Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía".

 

Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các cấp có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

 


QUY ĐỊNH TẠM THỜI

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CHỮ ĐƯỜNG TRONG MÍA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 229/1999/QĐ-BKHCNMT
ngày 24 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

1. Phạm vi áp dụng

Quy định tạm thời này dùng để lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và không bắt buộc áp dụng trong hoạt động giao nhận mua bán mía của các doanh nghiệp.

2. Thuật ngữ

Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Mía: phần cây mía được loại bỏ ngọn và gốc, với ngọn được tính từ điểm sinh trưởng (nơi bắt đầu xuất hiện mặt trăng) của cây mía trở lên và gốc là phần cuối của thân mía nằm trong đất.

2.2. Chữ đường: số đơn vị khối lượng đường Saccharose theo lý thuyết có thể được sản xuất từ 100 đơn vị khối lượng mía được tính theo công thức CCS.

2.3. Nước mía trích mẫu: phần nước mía trích ra từ mía khi đi qua 2 trục ép đầu tiên của hệ thống ép với lực ép quy định 200 - 250 kg/cm2 và được lấy ra để xác định các thông số đo cần thiết quy định trong công thức CCS.

2.4. Brix % nước mía trích mẫu: giá trị Brix có được theo quy định tại Điều 5.1 của quy định này.

2.5. Pol % nước mía trích mẫu: giá trị Pol có được theo quy định tại Điều 5.2 của Quy định này.

2.6. Xơ trong mía: tổng các chất không tan trong nước có trong mía.

3. Lấy mẫu

3.1. Quy định chung

3.1.1. Mía được giao nhận theo từng lô hàng. Khi kiểm tra, lô hàng là lượng mía có trên một phương tiện vận chuyển (xe, ghe....) được giao nhận cùng một lúc.

3.1.2. Chất lượng lô hàng được xác định trên cơ sở mẫu thí nghiệm lấy từ lô hàng.

3.1.3. Lấy mẫu từ cỡ lô hàng (N) được tiến hành theo hai giai đoạn:

a. Mẫu cấp 1 (n1) được chọn từ các đơn vị bó trong lô.

b. Mẫu cấp 2 (n2) được chọn từ mẫu cấp 1.

3.2. Cỡ mẫu

3.2.1. Cỡ mẫu của lô hàng được xác định trên cơ sở hệ số chính xác a và cỡ lô hàng N

3.2.2. Hệ số chính xác được tính theo công thức

 

C

a =

3 So

 

Với C: sai số cực đại cho phép đối với ước lượng giá trị trung bình

So: độ lệnh bình phương trung bình giữa các đơn vị trong lô.

3.2.3. Số lượng mẫu cấp 1 được quy định trong bảng 1 bằng cách lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau (trên, giữa, dưới) trong lô hàng.

Bảng 1

Số đơn vị bó trong lô (N) (bó mía)

a = 0,125*

 

Cỡ mẫu n1 (mía)

Dưới 15

9

Từ 16 đến 25

16

26 - 63

26

64 - 160

40

161 - 250

48

251 - 400

52

401 - 1000

58

1001 - 2500

62

2501 - 6300

63

6301 - 16000

63

Trên 16000

64

 

Chú thích: * Hệ số chọn từ thực nghiệm

- Trường hợp mía không được giao theo bó (dạng xá), trước khi lấy mẫu phải phân lô hàng thành nhiều đơn vị bó nhưng không ít hơn 9 bó.

- Trường hợp số đơn vị bó trong lô hàng nhỏ hơn 9 bó thì trước khi lấy mẫu lô hàng phải chia lại thành nhiều bó hơn nhưng không ít hơn 9 bó.

3.3. Đếm số mía có trong mẫu cấp 1. Tiến hành lẫy ngẫu nhiên mía tại những vị trí khác nhau với số lượng quy định trong bảng 2.

 

Bảng 2

 

Số cây mía trong cỡ lô (n1) (mía)

a = 0,125

 

Cỡ mẫu n2 (mía)

Dưới 15

9

Từ 16 đến 25

16

26 - 63

26

64 - 160

40

161 - 250

48

251 - 400

52

401 - 1000

58

1001 - 2500

62

2501 - 6300

63

6301 - 16000

63

Trên 16000

64

 

4. Chuẩn bị mẫu

4.1. Toàn bộ lượng mía trong mẫu n2 được làm sạch tạp chất bằng cách róc sạch lá, rễ, đất, ngọn rồi đem cân để xác định khối lượng P và ép trên che ép (có lực ép từ 200 á250 kg/cm2). Cân để xác định khối lượng mẫu được chọn sao cho giá trị đo nằm ở khoảng 2/3 thang đo. Loại bỏ 100á200 ml nước mía trích mẫu qua ép đầu tiên. Phần nước mía trích mẫu sau đó được lọc qua rây và cho vào 3 bình tam giác, mỗi bình 500ml, đậy nắp kín. Một bình để đo Pol, một bình để đo Brix. Bình còn lại được bảo quản trong tủ lạnh để kiểm tra lại khi có yêu cầu. Thời gian lưu mẫu tối đa là 16 giờ.

4.2. Phần bã sau khi ép được đánh tơi, đem cân để xác định khối lượng P’ với cân được quy định tại Điều 4.1. Sau đó trộn đều và lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 200g. Một mẫu dùng để phân tích xơ trong mía, mẫu còn lại được bảo quản trong tủ lạnh để kiểm tra lại khi có yêu cầu. Thời gian lưu mẫu tối đa là 16 giờ.

4.3. Các mẫu thử nghiệm và mẫu lưu sau khi cho vào bao bì kín, sạch phải được ghi nhãn với những nội dung sau:

- Tên đơn vị nhận mía và tên người lấy mẫu;

- Tên đơn vị giao mía;

- Thời gian giao nhận lô hàng;

- Thời gian lấy mẫu;

- Địa điểm lấy mẫu;

- Số hiệu lô hàng;

- Cỡ lô hàng N;

- Cỡ mẫu n2;

5. Phương pháp xác định chữ đường

Phương pháp xác định chữ đường dựa trên cơ sở kết quả Brix % nước mía trích mẫu, Pol % nước mía trích mẫu, tỷ lệ % xơ trong mía.

5.1. Phương pháp xác định Brix % nước mía trích mẫu

5.1.1. Thiết bị

Khúc xạ kế bán tự động có yêu cầu kỹ thuật phù hợp với quy định tại phụ lục 1 trong đó giá trị vạch chia được chọn là 0,1 Brix.

5.1.2. Tiến hành thử

Nước mía trích mẫu được chuẩn bị theo Điều 4.1 được đưa vào bộ phận đo của khúc xạ kế với một lượng đủ để phủ hết bề mặt của lăng kính.

Đo và ghi nhận kết quả đo và nhiệt độ của mẫu khi đo.

5.1.3. Tính toán kết quả

Brix % nước mía trích mẫu = Brix đọc ± D

Với D: giá trị hiệu chính nhiệt độ về nhiệt độ quy chuẩn 20oC, được tra từ phụ lục 2.

5.2. Phương pháp xác định Pol % nước mía trích mẫu

5.2.1. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử

a. Phân cực kế có yêu cầu kỹ thuật phù hợp với quy định tại phụ lục 3 trong đó cấp chính xác được chọn là ± 0,05o Z và ống đựng mẫu dung dịch cần đo sử dụng loại có chiều dài danh định 200mm.

b. Bình định mức 100/110ml

c. Dung dịch Acetat chì, được chuẩn bị như sau:

- Cân 330g Acetat chì trung tính;

- Cân 110g oxit chì;

- Nấu hai chất trên với 500ml nước cất. Đun sôi khoảng 30' và để nguội;

- Dùng nước cất để điều chỉnh dung dịch Acetat chì về 54 Brix và lọc. Nước lọc trong dùng để sử dụng.

5.2.2. Tiến hành thử

- Lấy nước mía trích mẫu được chuẩn bị theo Điều 4.1 chuyển vào bình định mức 100/110 ml đến vạch 100 ml;

- Cho vào khoảng 2-3 ml dung dịch Acetat chì thêm nước cất đến vạch 110 ml;

- Lắc đều, lọc qua giấy lọc, tráng bỏ 10 - 20 ml dịch qua lọc đầu tiên;

- Lấy dung dịch qua lọc sau đó cho vào ống đựng mẫu có chiều dài danh định 200mm;

- Đặt ống vào phân cực kế và ghi giá trị Pol đọc được.

5.2.3. Tính toán kết quả

 

Pol % nước mía trích mẫu


=

Pol đọc x 26 x 110

99,718 x g x 100

Pol đọc x 28,6

=

(g - 0,003) 100

 

Với g: Tỷ trọng biểu kiến của dịch ép ở 20oC/20oC, được tra trong bảng Brix cho ở phụ lục 4.

5.3. Phương pháp xác định tỷ lệ % xơ trong mía

Phương pháp xác định tỷ lệ % xơ trong mía dựa trên cơ sở kết quả xơ % bã và bã % mía.

5.3.1. Dụng cụ

- Túi vải, có quy cách được nêu tại phụ lục 5;

- Tủ sấy, nhiệt độ không thấp hơn 150oC

- Cân, cấp chính xác 3 theo TCVN 4988-89.

5.3.2. Tiến hành thử

Cân 200g mẫu đã được chuẩn bị dùng để phân tích quy định tại Điều 4.2 với cân được quy định tại Điều 4.1, cho vào túi vải (đã sấy khô đến khối lượng không đổi và cân khối lượng túi vải để xác định khối lượng P1) và cột chặt miệng túi.

Đặt túi vải có chữa mẫu dưới vòi nước sạch

Nấu túi bã trong khoảng 1 giờ, đem ra rửa sạch đến khi nước ép có Pol đọc không lớn hơn 0,2 (đo Pol theo Điều 5.2) và đem sấy ở 125oC-130oC trong 3 giờ đến khi có khối lượng không đổi.

Cân khối lượng túi mẫu vừa sấy để xác định khối lượng P2.

5.3.3. Tính toán kết quả

P" = P2 - P1

P" 1

Xơ % bã = x 100 = P"

200 2

Với P": Khối lượng bã sau khi sấy, tính bằng g

P1: Khối lượng túi vải không

P2: Khối lượng túi vải có chữa mẫu sau khi sấy

P' x 100

Bã % mía =

P

 

Với P': Khối lượng bã sau khi ép được đánh tơi, tính bằng kg.

P: Khối lượng mía trong cỡ mẫu n2, tính bằng kg

F: xơ % bã x bã % mía

F: Tỷ lệ % xơ trong mía.

5.4. Tính toán kết quả chữ đường

Chữ đường của mẫu mía được xác định theo công thức sau:

 

3 5 + F 1 3 + F

CCS = Pol % (1 - ) - Brix % (1 - )

2 nước mía 100 2 nước mía 100

trích mẫu trích mẫu

 

Với CCS (Commercial Cane Sugar): Chữ đường, được tính bằng %

Brix % nước mía trích mẫu: được tính theo Điều 5.1

Pol % nước mía trích mẫu: được tính theo Điều 5.2

F : được tính theo Điều 5.3.

 

 

 

PHỤ LỤC 1

KHÚC XẠ KẾ ĐO HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SUCROSE
TRONG DUNG DỊCH NƯỚC ĐƯỜNG

 

YÊU CẦU KỸ THUẬT

 

1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng cho các khúc xạ kế dùng để xác định hàm lượng đường Sucrose trong dung dịch nước đường thông qua việc đo chỉ số khúc xạ.

2. Thuật ngữ

2.1. Khúc xạ kế là phương tiện đo để đo chỉ số khúc xạ. Khúc xạ kế với thang đo thích hợp được dùng để xác định hàm lượng đường trong dung dịch, trong đó mối tương quan giữa hàm lượng đường và chỉ số khúc xạ được định rõ.

2.2. Khúc xạ kế cầm tay và khúc xạ kế Abbe, là khúc xạ kế mà việc đặt mẫu dung dịch và đọc kết quả đo được thực hiện bởi người thao tác.

2.3. Khúc xạ kế tự động là khúc xạ kế mà việc đặt mẫu dung dịch và đọc kết quả đo được thực hiện một cách tự động.

2.4. Khúc xạ kế bán tự động là khúc xạ kế mà việc đặt mẫu dung dịch được thực hiện bởi người thao tác, còn kết quả đo hiển thị tự động hoặc in ra.

3. Đơn vị đo

3.1. Chỉ số khúc xạ của một vật là tỷ số giữa vận tốc ánh sáng truyền trong không khí tiêu chuẩn và vận tốc ánh sáng truyền trong vật đó. Đây là một đại lượng không có thứ nguyên. Chỉ số này được ký hiện là nD.

3.2. Hàm lượng đường Sucrose trong dung dịch nước đường là tỷ số giữa khối lượng đường Sucrose, tính bằng gam, và khối lượng dung dịch, tính bằng gam. Hàm lượng này được biểu thị dưới dạng phần trăm, %, với ký hệu "%mas".

Đơn vị "%mas" còn được gọi là "độ Brix".

3.3. Các giá trị được thừa nhận và được công bố bởi ICUMSA là các giá trị được xác định tại bước sóng l = 589,3 nm và nhiệt độ ± 20oC

4. Ghi nhãn

4.1. Trên khúc xạ kế phải ghi rõ các thông tin sau đây:

- Tên nhà sản xuất, nước sản xuất hay nhãn hiệu;

- Kiểu, số sản xuất;

- Thang đo;

- Năm sản xuất.

4.2. Trên thang do phải chứa các thông tin sau:

- Thang đo chỉ số khúc xạ, ký hiệu ND

- Thang đo "độ Brix". Trên thang này, phải ghi loại chất lỏng mà qua đó khúc xạ kế được hiệu chính.

5. Sai số cho phép lớn nhất

5.1. Sai số cho phép lớn nhất của khúc xạ kế không vượt quá ± 1 giá trị vạch chia của thang đo.

5.2. Giá trị đo đối với mẫu dung dịch là nước cất ở 20oC có sai số không quá 0,2 giá trị vạch chia so với giá trị danh định sau đây:

Đơn vị đo Giá trị danh định

Chỉ số khúc xạ nD 1,33299

%mas (độ Brix) 0%mas (0Brix)

6. Vật liệu chế tạo

6.1. Vật liệu chế tạo khúc xạ kế phải không bị ảnh hưởng bởi các mẫu chất lỏng cần đo.

6.2. Bộ phận quang học của khúc xạ kế phải được chế tạo từ các vật liệu rắn, trong suốt và đồng nhất.

7. Yêu cầu về kết cấu.

7.1. Các bộ phận có thể chỉnh được của dụng cụ đo, mà nó ảnh hưởng đến kết quả đo, phải được niêm phong hay bảo vệ.

7.2. Thị kính của khúc xạ kế phải chỉnh tinh được, tối thiểu trong khoảng từ + 2 điốp đến - 5 điốp. Khi hiệu chỉnh thị kính, vạch phân cách giữa vùng sáng - vùng tối và vạch chia trên thang đo phải rõ. Nếu vạch phân cách sáng - tối cùng nằm trên thang đo, nó phải song song với các vạch chia của thang đo.

Thị kính và thang đo phải được bảo vệ chống ẩm.

7.3. Lăng kính và mẫu dung dịch cần đo có thể được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng hoặc nguồn sáng thích hợp. Tuy nhiên, bước sóng sử dụng trong phép đo là bước sóng chuẩn l = 589,3 nm, được thu nhận thông qua một bộ lọc thích hợp.

7.4. Với một số loại khúc xạ kế, nhiệt độ của lăng kính đo và mẫu dung dịch cần đo được duy trì bởi một bộ điều nhiệt.

8. Thang đo

8.1. Khúc xạ kế cầm tay

8.1.1. Một thang đo chỉ thị chỉ số khúc xạ (nD) hay hàm lượng đường Sucrose trong dung dịch nước đường (độ Brix).

8.1.2. Thang đo được khắc vạch từ điểm chuẩn (0 Brix hay giá trị nD = 1,33299), tương ứng với giá trị danh định của nước cất tại 20oC, đến giá trị đo lớn nhất. Tuy nhiên, thang đo không cần thiết phải khắc vạch trên toàn thang đo, suốt từ điểm chuẩn đến giá trị lớn nhất, đoạn thang đo từ điểm chuẩn đến giá trị nhỏ nhất có thể không cần khắc vạch. Trong trường hợp này, cần phải có tối thiểu 2 vạch hoặc 2 số ở mỗi bên của điểm chuẩn.

8.1.3. Trong trường hợp thang đo độ Brix, giá trị vạch chia là:

- 0,1 Brix; 0,2 Brix hay 0,5 Brix đối với chỉ thị Analog;

- 0,1 Brix đối với chỉ thị hiện số.

8.2. Khúc xạ kế Abbe

8.2.1. Có thang đo chỉ số khúc xạ (nD).

8.2.2. Trong trường hợp có thêm thang đo độ Brix, giá trị vạch chia của thang đo không được lớn hơn 0,5 Brix.

9. Nhiệt kế

9.1. Trong trường hợp khúc xạ kế không có hệ thống điều nhiệt tự động (ATC), khi đo mẫu chất lỏng, cần phải sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của lăng kính đo.

Nếu khúc xạ kế được nối với một bộ điều nhiệt để ổn định nhiệt độ của lăng kính đo, phải có bộ phận chỉ thị nhiệt độ của lăng kính đo.

9.2. Nhiệt độ được chỉ thị bằng oC.

9.3. Giá trị vạch chia của thang nhiệt độ là 1oC hay 2oC. Trong khúc xạ kế Abbe giá trị này là 0,1oC; 0,2oC hay 0,5oC.

Thang đo nhiệt độ phải chứa phạm vi đo từ 10 oC đến 30 oC.

9.4. Sai số cho phép lớn nhất của nhiệt kế là:

±1 giá trị vạch chia, đối với khúc xạ kế cầm tay;

±0,5 oC , đối với khúc xạ kế Abbe.

9.5. Trên khúc xạ kế hay trong tài liệu hướng dẫn sử dụng, phải có bảng hiệu chính giá trị đo theo nhiệt độ.

10. Quy định về kiểm tra đo lường

10.1. Khúc xạ kế mới, hoặc sau khi sửa chữa, trước khi đưa vào sử dụng phải được hiệu chuẩn.

10.2. Việc hiệu chuẩn khúc xạ kế thực hiện bởi các cơ quan được chỉ định hay phòng thí nghiệm được công nhận.

10.3. Các chuẩn dùng để hiệu chuẩn:

10.3.1. Nước cất 2 lần để kiểm tra điểm chuẩn (0 Brix hay nD = 1,33299 ở 20 oC)

10.3.2. Các dung dịch chuẩn độ Brix, và các tấm thạch anh chuẩn phải kèm theo các giấy xác nhận chuẩn do cơ quan đo lường của nước sản xuất cấp.

 

 


PHỤ LỤC 2

BẢNG GIÁ TRỊ HIỆU CHÍNH NHIỆT ĐỘ D CỦA KHÚC XẠ KẾ

(Quy về 20 oC và bước sóng l = 589,3nm)

 

Nhiệt độ oC

BRIX ĐỌC

 

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

Kết quả đọc được trừ đi

10

0.52

0.56

0.59

0.61

0.64

0.67

0.69

0.71

0.72

0.74

0.74

0.74

0.75

0.76

0.77

-

-

-

11

0.48

0.51

0.54

0.55

0.58

0.61

0.63

0.65

0.65

0.67

0.67

0.67

0.68

0.68

0.69

-

-

-

12

0.44

0.47

0.49

0.50

0.52

0.55

0.57

0.58

0.58

0.60

0.60

0.60

0.60

0.61

0.61

-

-

-

13

0.39

0.42

0.43

0.44

0.46

0.49

0.50

0.51

0.51

0.53

0.53

0.53

0.53

0.53

0.53

-

-

-

14

0.35

0.37

0.38

0.39

0.40

0.42

0.43

0.44

0.44

0.45

0.45

0.45

0.45

0.45

0.46

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

0.29

0.31

0.32

0.33

0.34

0.35

0.36

0.37

0.37

0.38

0.38

0.38

0.38

0.38

0.38

0.38

0.37

0.37

16

0.24

0.25

0.26

0.27

0.28

0.28

0.29

0.30

0.30

0.30

0.31

0.31

0.31

0.31

0.31

0.30

0.30

0.30

17

0.18

0.19

0.20

0.20

0.21

0.21

0.22

0.22

0.23

0.23

0.23

0.23

0.23

0.23

0.23

0.23

0.23

0.22

18

0.12

0.13

0.13

0.14

0.14

0.14

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

19

0.06

0.06

0.07

0.07

0.07

0.07

0.07

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.07

Kết quả đọc được cộng thêm

21

0.06

0.07

0.07

0.07

0.07

0.07

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.07

22

0.13

0.14

0.14

0.14

0.14

0.15

0.15

0.16

0.16

0.16

0.16

0.16

0.16

0.16

0.15

0.15

0.15

0.15

23

0.20

0.21

0.21

0.22

0.22

0.23

0.23

0.23

0.23

0.24

0.24

0.24

0.24

0.23

0.23

0.23

0.23

0.22

24

0.27

0.28

0.29

0.29

0.30

0.30

0.31

0.31

0.31

0.32

0.32

0.32

0.32

0.31

0.31

0.31

0.30

0.30

25

0.34

0.35

0.36

0.37

0.38

0.38

0.39

0.39

0.40

0.40

0.40

0.40

0.40

0.39

0.39

0.39

0.38

0.37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

0.42

0.43

0.44

0.45

0.46

0.46

0.47

0.47

0.47

0.48

0.48

0.48

0.48

0.47

0.47

0.46

0.46

0.45

27

0.50

0.51

0.52

0.53

0.54

0.55

0.55

0.56

0.56

0.56

0.56

0.56

0.56

0.55

0.55

0.54

0.53

0.52

28

0.58

0.59

0.60

0.61

0.62

0.63

0.64

0.64

0.64

0.65

0.65

0.64

0.64

0.64

0.63

0.62

0.61

0.60

29

0.66

0.67

0.68

0.69

0.70

0.71

0.72

0.73

0.73

0.73

0.73

0.73

0.72

0.72

0.71

0.70

0.69

0.68

30

0.74

0.75

0,77

0.78

0.79

0.80

0.81

0.81

0.81

0.82

0.81

0.81

0.81

0.80

0.79

0.78

0.77

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 3

THIẾT BỊ ĐO HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SUCROSE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC ĐƯỢC CHIA ĐỘ THEO THANG ĐO ĐƯỜNG QUỐC TẾ ICUMSA(*)

 

YÊU CẦU KỸ THUẬT

 

1. Phạm vi áp dụng

Máy đo hàm lượng đường Sucrose bằng phương pháp phân cực, sau đây sẽ được gọi là phân cực kế, là thiết bị đo để đo mối tương quan giữa sự xoáy trục quang học gây ra bởi mẫu dung dịch, và sự xoay trục quang học được gây ra bởi dung dịch đường Sucrose tinh khiết, sử dụng cùng một ánh sáng được phân cực.

Quy định này áp dụng cho các phân cực kế được chia độ theo oZ, oS phù hợp với thang đo đường quốc tế ICUMSA.

2. Thang đo

2.1. Thang đo trên phân cực kế phải được chia theo thang đo đường quốc tế: oZ hay oS.

2.1.1. Thang đo phải tuyến tính, phạm vi đo có thể từ -30 oZ đến +120 oZ, hoặc từ -30 oS đến +120 oS, hoặc chỉ là 1 phần của thang đo này.

Nhiệt độ quy chuẩn phải là 20oC

2.1.2. Thang đo phải được chia độ đến 100 oZ hay 100 oS

Với những điều kiện quy định theo ICUMSA, điểm 0 oZ hay 0 oS là giá trị mà máy đo được đối với nước tinh khiết (nước cất).

20,00oC

- 100 oZ tương ứng với góc quay trục quang học: a = (40,777±0,001)o

546,2271nm

 

 

20,00oC

- 100 oS tương ứng với góc quay trục quang học: a = (40,765±0,001)o

546,2271nm

 

Sau đây chỉ đề cấp đến các phân cực kế có thang đo khắc vạch theo oZ. Các phân cực kế có thang đo khắc vạch theo oS cũng thoả mãn các yêu cầu này.

2.2. Thang đo của phân cực kế được hiệu chuẩn bằng chuẩn là các tấm thạch anh, trừ phân cực kế nêu trong mục 2.3.

2.3. Các phân cực kế, với góc xoay nhỏ hơn hoặc bằng 2,5o ở 100 oZ tại bước sóng l = 546nm, có thể được hiệu chuẩn bằng dung dịch đường Sucrose pha trong nước tinh khiết.

3. Vật liệu chế tạo

3.1. Phân cực kế phải được chế tạo từ những vật liệu không bị ăn mòn bởi hoá chất được sử dụng khi đo độ đường.

3.2. Vật liệu sắt từ có thể được sử dụng với điều kiện chúng không ảnh hưởng đến sự quay của trục quang học.

3.3. Các bộ phận quang học được sử dụng trong phân cực kế phải có độ đồng nhất để không làm cho độ lặp lại của phép đo tại mọi điểm bất kỳ trên thang đo vượt quá 0,01 oZ.

4. Yêu cầu về kết cấu

4.1. Khung máy và các mối ghép của phân cực kế phải đủ chắc chắn để phép đo không ảnh hưởng bởi các chấn động.

Các bộ phận quang học phải được lắp đặt sao cho việc làm sạch được thực hiện dễ dàng và phải được bảo vệ để tránh việc điều chỉnh không phù hợp, gây ra sai số.

4.2. Đường đi của tia sáng phải được thiết kế sao cho tia sáng không bị che khuất mỗi khi đặt ống đựng dung dịch vào.

4.3. Bộ chỉ thị phải có bộ phận chỉnh 0.

4.4. Hoạt động của thiết bị không được làm tăng nhiệt độ của ống đựng mẫu dung dịch quá 1oC.

4.5. Sau khi hoạt động ở chế độ sưởi máy 30 phút, sai số hệ thống gây ra bởi độ trôi của tế bào quang điện không được vượt quá 0,05 oZ sau 24 giờ.

4.6. Đối với phân cực kế loại tự động, thời gian đạt đến giá trị đo không vượt quá 30 giây, trên toàn thang đo.

4.7. Đối với phân cực kế sử dụng điện xoay chiều, giá trị đo phải ổn định khi điện áp nguồn thay đổi ±10% hay tần số nguồn điện thay đổi ±2%.

5. Cấp chính xác và độ không đảm bảo đo

5.1. Theo độ không đảm bảo đo, phân cực kế được chia thành 3 cấp chính xác: cấp 0,2; cấp 0,1; và cấp 0,05.

5.2. Độ không đảm bảo đo trên toàn thang đo của phân cực kế không được vượt quá:

±0,2 oZ đối với phân cực kế cấp chính xác 0,2;

±0,1oZ đối với phân cực kế cấp chính xác 0,1;

±0,05oZ đối với phân cực kế cấp chính xác 0,05;

Độ không đảm bảo đo được tính toán theo tài liệu hướng dẫn diễn đạt độ không đảm bảo trong phép đo với hệ số bao quát k=2.

6. Ghi nhãn trên máy

Trên mỗi phân cực kế phải được ghi các thông tin sau:

- Tên nước/hãng sản xuất hay nhãn hiệu;

- Số sản xuất;

- Câu ghi chú "ICUMSA International Sugar Scale";

- Cấp chính xác;

- Chiều dài của các ống đựng mẫu được sử dụng;

- Nhiệt độ quy chuẩn 20oC và bước sóng của ánh sáng ứng với thang đo được sử dụng.

7. ng đựng mẫu dung dịch cần đo

7.1. ng đựng mẫu có thể là loại đơn giản hoặc là loại có vỏ ống được điều nhiệt. Khi đổ đầy mẫu dung dịch cần đo, trong ống không được còn bất kỳ bọt khí nào, có thể ảnh hưởng đến đường đi của tia sáng. ng đựng mẫu phải được chế tạo từ các vật liệu không bị tác dụng của các hoá chất dùng làm sạch ống.

7.2. Chiều dài danh định của ống không nhỏ hơn 10mm ở nhiệt độ quy chuẩn 20oC. Hiện nay, thường sử dụng 6 loại ống đựng mẫu với các chiều dài; 10mm, 20mm, 50mm, 100mm, 200mm và 400mm.

7.3. Đường kính trong của ống không được lớn hơn 10mm.

7.4. Hai tấm thuỷ tinh ở 2 đầu ống phải được chế tạo từ vật liệu có chất lượng quang học tốt. Chúng phải bằng phẳng, được đặt song song với nhau, và vuông góc với trục ống.

7.5. Bề dày của các tấm thuỷ tinh ở 2 đầu phải nằm trong khoảng từ 1mm đến 2mm

7.6. Trên mỗi ống phải ghi các thông tin sau:

- Tên hãng/nước sản xuất hay nhãn hiệu;

- Số sản xuất

- Cấp chính xác, được biểu thị bởi độ chính xác của chiều dài;

- Chiều dài danh định.

8. Các tấm thạch anh để hiệu chuẩn phân cực kế

8.1. Giá trị độ đường của tấm thạch anh

Các tấm thạch anh sẽ tạo ra một góc quay quang học bằng với góc quay quang học mà dung dịch đường Sucrose tương ứng tạo ra.

Chẳng hạn, tấm thạnh anh có giá trị độ đường là 100 oZ sẽ tạo ra góc quay

 

20,00oC

a = (40,777±0,001)o bằng với góc quay a gây ra bởi dung dịch đường

546,2271nm Sucrose có hàm lượng đường Sucrose là 100 oZ.

8.2. Các tấm thạch anh được xem là chuẩn nếu sự thay đổi giá trị của nó không vượt quá ±0,02% sau 5 năm.

8.3. Các tấm thạch anh phải phẳng, đồng nhất, không bị rổ bề mặt và giá trị độ đường của nó không được thay đổi quá 0,005 oZ khi xay trong một mặt phẳng.

8.4. Các tấm thạch anh được đặt ở 2 đầu của ống hình trụ tròn có đường kính 16.0 mm ±1.0 mm, các tấm thạch anh này phải phẳng, các bề mặt song song với nhau và vuông góc với trục quang học của chúng. Các ống này còn được gọi là các ống chuẩn, nếu các tấm thạch anh là thạch anh chuẩn.

8.5. Có 2 loại ống chuẩn:

- Loại đơn: Một ống chuẩn chỉ có 1 giá trị độ đường;

- Loại đôi: Một ống chuẩn có 2 tấm thạch anh đặt ở 2 đầu ống với hai giá trị độ đường khác nhau. Hai giá trị này có thể sử dụng độc lập với nhau bằng cách tháo rời bớt một đầu ống mang tấm thạch anh có giá trị độ đường không sử dụng.

8.6. Ghi chú trên các ống chuẩn

Trên mỗi đầu ống chuẩn đặt tấm thạch anh, đối với loại ống có giá trị độ đường, hay trên thân của ống chuẩn, đối với loại ống có 1 giá trị độ đường, phải chứa các thông tin sau:

- Tên hãng/nước sản xuất hay nhãn hiệu;

- Năm sản xuất và số sản xuất;

- Giá trị độ đường, tính bằng oZ, của các tấm thạch anh;

- Bước sóng ánh sáng sử dụng.

9. Yêu cầu về kiểm tra đo lường

9.1. Phân cực kế mới, hoặc sau khi sửa chữa, trước khi đưa vào sử dụng phải được hiệu chuẩn.

9.2. Việc hiệu chuẩn phân cực kế thực hiện bởi các cơ quan được chỉ định hoặc phòng thí nghiệm được công nhận.

9.3. Các chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn phân cực kế là các ống chuẩn hình trụ trên đó có đặt các tấm thạch anh chuẩn, kèm theo giấy xác nhận chuẩn do cơ quan đo lường của nước sản xuất cấp.

 

(*) ICUMSA: International Commission for Uniform Method of sugar Analysis

 

PHỤ LỤC 4

 

BẢNG BRIX - TỶ TRỌNG BIỂU KIẾN Ở 20OC/20OC

 

% khối lượng Sucrose (Brix)

Tỷ trọng biểu kiến ở 20oC/20oC

% khối lượng Sucrose (Brix)

Tỷ trọng biểu kiến ở 20oC/20oC

10.0

1.04003

14.0

1.05683

.1

.04044

.1

.05726

.2

.04086

.2

.05769

.3

.04127

.3

.05811

.4

.04169

.4

.05854

.5

.04210

.5

.05897

.6

.04252

.6

.05940

.7

.04293

.7

.05982

.8

.04335

.8

1.06025

.9

.04377

.9

.06068

 

 

 

 

11.0

1.04418

15.0

1.06111

.1

.04460

.1

.06154

.2

.04502

.2

.06197

.3

.04544

.3

.06240

.4

.04585

.4

.06283

.5

.04627

.5

.06326

.6

.04669

.6

.06369

.7

.04711

.7

.06412

.8

.04753

.8

.06455

.9

.04795

.9

.06499

 

 

 

 

12.0

1.04837

16.0

1.06542

.1

.04879

.1

.06585

.2

.04921

.2

.06629

.3

.04963

.3

.06672

.4

1.05005

.4

.06715

.5

.05047

.5

.06759

.6

.05090

.6

.06802

.7

.05132

.7

.06845

.8

.05174

.8

.06889

.9

.05216

.9

.06933

 

 

 

 

13.0

1.05259

17.0

1.06976

.1

.05301

.1

1.07020

.2

.05343

.2

.07063

.3

.05386

.3

.07107

.4

.05428

.4

.07151

.5

.05470

.5

.07194

.6

.05513

.6

.07238

.7

.05556

.7

.07282

.8

.05598

.8

.07325

.9

.05641

.9

.07369

 

 

 

 

18.0

1.07413

22.0

1.09194

.1

.07457

.1

.09239

.2

.07501

.2

.09284

.3

.07545

.3

.09329

.4

.07589

.4

.09375

.5

.07633

.5

.09420

.6

.07677

.6

.09465

.7

.07721

.7

.09511

.8

.07765

.8

.09556

.9

.07809

.9

.09602

 

 

 

 

19.0

1.07853

 

 

.1

.07893

 

 

.2

.07942

 

 

.3

.07986

 

 

.4

1.08030

 

 

.5

.08075

 

 

.6

.08119

 

 

.7

.08164

 

 

.8

.08208

 

 

.9

.08252

 

 

 

 

 

 

20

1.08297

 

 

.1

.08342

 

 

.2

.08386

 

 

.3

.08431

 

 

.4

.08475

 

 

.5

.08520

 

 

.6

.08565

 

 

.7

.08609

 

 

.8

.08654

 

 

.9

.08699

 

 

 

 

 

 

21.0

1.08744

 

 

.1

.08789

 

 

.2

.08834

 

 

.3

.08879

 

 

.4

.08923

 

 

.5

.08968

 

 

.6

1.09013

 

 

.7

.09058

 

 

.8

.09103

 

 

.9

.09149

 

 

 

 

Phụ lục 5

 

QUY CÁCH CỦA TÚI VẢI

 

Túi vải dùng trong việc xác định chỉ tiêu tỷ lệ % xơ trong mía quy định tại Điều 5.3 của quy định này phải thoả mãn những yêu cầu sau:

1. Nguyên liệu:

Vải lanh mịn dệt từ sợi bông có những tính chất:

- 100% bông, khối lượng vải là 150±9 g/m2;

- Thành phần chất chiết (bằng dung môi diclorometan) không lớn hơn 2%;

- Hàm lượng tinh bột và chất độn trong vải không lớn hơn 13%;

- Mật độ sợi : dọc 47 ± 1 sợi/cm

ngang 39± 1 sợi/cm

- Chi số sợi: 40

- Lực kéo đứt băng vải không nhỏ hơn: dọc 500 N/5cm

ngang 430 N/5cm

 

2. Hình dạng và kích thước:

Túi có hình dạng chữ nhật với các góc vuông ở miệng túi và góc tròn ở đáy túi.

Kích thước bên trong của túi là 240 mm chiều cao, 200 mm chiều rộng và các góc ở đáy túi may tròn theo bán kính 75mm.

3. Phương pháp may:

- Gấp mép vải ở miệng túi xuống và may lại;

- May dính hai bên thân túi;

- Lộn mặt trong túi và may sát với các mép cắt, đường chỉ may cách mép vải 5 mm.

- Tạo một băng vải dài 450 mm, rộng 20 mm và đính vào túi ở vị trí cách miệng túi 25 mm;

- Số mũi may không ít hơn 35 mũi/cm.

4. Túi vải mới phải được nấu sôi 30 phút trong dung dịch chất tẩy giặt. Sau đó xả sạch, làm khô và bảo quản trong điều kiện môi trường bình thường.

5. Túi vải được sử dụng không quá 6 lần.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

×
×
×
Vui lòng đợi