Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1 năm 1997 của Chính phủ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 10/CP

Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1 năm 1997 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/01/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 10/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 10/CP NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 1997 VỀ
PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ THÁNG 1 NĂM 1997
CỦA CHÍNH PHỦ

 

Trong hai ngày 29 và 30 tháng 1 năm 1997, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1 bàn về các vấn đề:

1. Đề án phòng chống tội phạm;

2. Kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo;

3. Cho ý kiến về các Dự án:

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

- Luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng;

4. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/1997 và tổ chức Tết Đinh Sửu;

5. Chương trình các phiên họp thường kỳ tháng 2 và tháng 3/1997.

Trên cơ sở xem xét báo cáo của các Chủ Đề án và ý kiến thảo luận tại phiên họp, Chính phủ

QUYẾT ĐỊNH:

 

I. Về Đề án phòng chống tội phạm do Bộ trưởng Nội vụ Lê Minh Hương trình bày:

 

Chính phủ cho rằng phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ cấp bách, Chính phủ cần có một Chương trình hành động và chỉ đạo tập trung, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của toàn dân; nhưng đây là vấn đề rộng lớn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó cần được nghiên cứu kỹ hơn, làm rõ phạm vi nội dung và phương thức tổ chức thực hiện Chương trình, xác định rõ các đối tượng và địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo; cần đề ra các biện pháp rất cụ thể, khả thi cho từng ngành, từng cấp; có kế hoạch phối hợp hành động, trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong toàn dân, toàn quân, tới các cụm dân cư, các gia đình; tăng cường năng lực quản lý của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã, phường và làm trong sạch bộ máy Nhà nước để phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Đề án trình xin ý kiến Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 1997; đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo các văn bản của Chính phủ và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, để ngay sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, có thể ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trước mắt, yêu cầu các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ số 05/CP và 06/CP về chống tệ nạn mại dâm, ma tuý; các Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP về trật tự, an toàn giao thông, Nghị định 47/CP về quản lý vũ khí; Chỉ thị 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Chính phủ tại phiên họp tháng 12/1996 (Nghị quyết 05/CP, ngày 11/1/1997) về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt tất cả các loại pháo; Nghị định 87/CP về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hai Pháp lệnh về chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua), nhằm tạo được những chuyển biến mạnh mẽ về trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm.

 

II. Về triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 (Khoá VIII).

 

1. Thông qua Kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lại Văn Cử trình bày.

Để thực hiện kế hoạch trên đây, yêu cầu các cơ quan đã được phân công chủ trì và phối hợp chủ động, khẩn trương xây dựng các Đề án cụ thể để trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; yêu cầu các cơ quan của Chính phủ, UBND các cấp tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 2 và các văn bản của Nhà nước về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo ở các ngành, các địa phương.

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫn các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành việc điều chỉnh tổ chức bộ máy của Bộ, bố trí và tăng cường cán bộ cho các bộ phận nghiên cứu chính sách, thanh tra và kiểm tra.

Trong quí II/1997, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo và Ban Tổ chức Trung ương Đảng chuẩn bị để Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập Hội đồng giáo dục Quốc gia.

2. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân báo cáo Chương trình hành động của Bộ thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và trình bầy một số vấn đề về chính sách, chủ trương trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Yêu cầu hai Bộ tiếp thu ý kiến tại phiên họp để xây dựng các Đề án cụ thể trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo đúng tiến độ ghi trong Kế hoạch của Chính phủ, khẩn trương hoàn chỉnh Chương trình hành động của Bộ, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp đã đề ra trong Chương trình nhằm tạo được chuyển biến tốt ngay trong năm 1997.

 

III. Chính phủ đã thảo luận Dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Dự án Luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm trình bày.

 

Đây là hai Dự luật quan trọng, đòi hỏi phải có sự cân nhắc thận trọng trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, 6 năm thực hiện các Pháp lệnh về ngân hàng và kinh nghiệm phong phú của thế giới trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng; vì vậy Chính phủ giao các cơ quan tham gia soạn thảo Dự Luật tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên họp và căn cứ kết quả bỏ phiếu thăm dò để chỉnh lý các Dự án Luật. Đối với những vấn đề quan trọng, tuy đã được đa số thành viên Chính phủ tán thành, nhưng còn nhiều thành viên khác chưa nhất trí, thì biên tập thành hai phương án trong Dự án Luật để trình các cơ quan lãnh đạo xem xét, quyết định. Trong quá trình chỉnh lý, cần chú ý không để mâu thuẫn với hệ thống pháp luật hiện hành và cần làm rõ thêm các nội dung sau đây:

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách tiền tệ;

- Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách Nhà nước trong trường hợp nguồn thu theo dự toán chưa tập trung kịp;

- Thu, chi tài chính, tiền lương, tiền thưởng của Ngân hàng Nhà nước;

- Vai trò giám sát của Bộ Tài chính về ngân quỹ và thu, chi của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh;

- Lập chi nhánh của ngân hàng Nhà nước theo tỉnh hoặc khu vực;

- Địa vị pháp lý của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

- Cơ chế quản lý tài chính, hạch toán, kế toán của ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

- Vị trí, quyền hạn của Thanh tra ngân hàng đối với hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng;

- Quan hệ của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại;... Hai Dự án Luật nói trên phải được hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 2 năm 1997.

 

IV. Chính phủ đã nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thay mặt Bộ trưởng Trần Xuân Giá báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch tháng 1/1997 và tổ chức Tết Đinh Sửu; nghe Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Trọng thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng báo cáo tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước tháng 1/1997.

 

Tình hình kinh tế trong tháng 1/1997 phát triển thuận lợi, tốc độ tăng trưởng khá; hàng hoá trên trên thị trường phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trước và trong dịp Tết Nguyên Đán; giá cả tương đối ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển trong tháng 1 chưa đủ sức để tạo đà cho các tháng tiếp theo; đáng chú ý là kế hoạch thu ngân sách, xây dựng cơ bản và xuất khẩu gạo đạt thấp, nhập siêu cao.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch trong những tháng đầu năm và nhất là trong dịp Tết, yêu cầu các cơ quan của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt các quyết định của Chính phủ về kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 1997, tổ chức đón Tết vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.

Bộ Thương mại phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu trốn thuế và làm hàng giả; đẩy mạnh thu ngân sách; thực hiện các biện pháp điều chỉnh thuế nhập khẩu, hạn chế vay nhập hàng trả chậm,... để kiểm soát nhập siêu; phối hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ hàng nội dịa với xuất nhập khẩu, cân đối tiền - hàng, không để xảy ra đột biến giá trong và sau Tết. Các cơ quan của Chính phủ và UBND các cấp phải hoàn thành ngay trong tháng 2/1997 việc phân bổ kế hoạch xây dựng cơ bản cho các đơn vị cơ sở; Ngành Tài chính và Ngân hàng phải chuyển vốn kịp thời theo tiến độ xây dựng; đồng thời, có kế hoạch sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng đang gắp khó khăn về vốn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các cấp nắm chắc diện thiếu đói trên từng địa bàn, động viên nhân dân tương trợ lẫn nhau và cứu trợ kịp thời cho những hộ thiếu đói gay gắt, nhất thiết không để dân vì thiếu đói mà không được ăn Tết; đồng thời, đẩy mạnh trồng cây ngắn ngày vụ Đông, sử dụng vốn xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, trồng rừng... trong ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông nhàn, góp phần khắc phục thiếu đói trong kỳ giáp hạt.

Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các ngành và các địa phương chỉ đạo thực hiện các phương án cụ thể bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận lợi, hoạt động văn hoá lành mạnh, ngăn chặn hoạt động mê tín dị đoan; kịp thời nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm quy định về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt tất cả các loại pháo; góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

 

V. Chính phủ quyết định Chương trình các phiên họp thường kỳ tháng 2 và tháng 3/1997 như sau:

 

1. Phiên thường kỳ tháng 2 sẽ họp vào hai ngày 26-27/2/1997 để bàn các vấn đề sau đây:

- Một số cơ chế huy động vốn đầu tư trong nước (bổ sung và sửa đổi Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995; quy chế về phương thức đầu tư: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong nước; cơ chế hình thành và quản lý các quỹ đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước; các giải pháp nhằm tiếp tục cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước);

- Tổng kết công tác của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX;

- Cho ý kiến về các dự án: Luật Giáo dục, Pháp lệnh Phòng chống ma tuý, Pháp lệnh về Tổ chức luật sư, Pháp lệnh Cảnh sát biển.

2. Giao các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Giáo dục - Đào tạo và Y tế chủ trì chuẩn bị các Đề án về đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và y tế; Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ chủ trì chuẩn bị Đề án về cải cách hành chính phục vụ Hội nghị Trung ương 3; Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước và Bộ Tư pháp chuẩn bị các Dự án Pháp lệnh: Ký kết và thực hiện Điều ước Quốc tế (sửa đổi), Thuế tài nguyên, Thanh tra để trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3.

3. Yêu cầu các cơ quan chủ trì khẩn trương chuẩn bị các Đề án, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan liên quan, của các chuyên gia và những người quan tâm. Các Đề án phải được hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ trước phiên họp Chính phủ 10 ngày.

 

Nghị quyết này đã được Chính phủ thông qua hồi 16 giờ ngày 30 tháng 1 năm 1997.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi