Nghị định về việc cấp giấy chứng minh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 150/CP

Nghị định về việc cấp giấy chứng minh
Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:150/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phạm Hùng
Ngày ban hành:02/10/1964Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 150/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 150/CP  NGÀY 2 THÁNG 10 NĂM 1964 VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG MINH

nhayNhững điều quy định về tên gọi giấy tờ, nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian cấp phát và sử dụng giấy chứng minh trong Nghị định 150-CP về việc cấp giấy chứng minh bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 143/CP về việc cấp Giấy căn cước cho nhân dân trong cả nướcnhay

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần giữ gìn trật  tự trị an xã hội.

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Công an,

Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 9 tháng 9 năm 1964.

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 18 tuổi tròn trở lên đều được cấp giấy chứng minh chứng thực căn cước của mình để tiện dùng trong việc đi lại, giao dịch hàng ngày.
Những người bị mất trí, những người đang bị giam giữ, đang bị quản chế đều không  được  cấp giấy chứng minh.
Quân nhân tại ngũ (trong Quân đội nhân dân và Công an  nhân dân vũ trang) có giấy chứng minh riêng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
Điều 2: Giấy chứng minh do Bộ Công an tổ chức cấp phát.
Nội dung và kích thước giấy chứng minh làm theo mẫu thống nhất kèm theo nghị định này.
Người được cấp giấy chứng minh phải trả tiền in giấy tờ.
Điều 3: Người được cấp giấy chứng minh:
- Khi thay đổi họ, tên, thay đổi ngày, tháng, năm sinh hoặc khi thay đổi tình trạng hôn nhân, phải xin cấp giấy chứng minh mới sau khi đã làm thủ tục về khai báo hộ tịch.
- Khi thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi cơ quan công tác phải đem giấy chứng minh đến cơ quan công an hoặc Uỷ ban hành chính sở tại để ghi những sự thay đổi ấy vào giấy chứng minh.
Điều 4: Khi giấy chứng minh bị hư nát phải xin cấp giấy chứng minh mới.
Khi mất giấy chứng minh phải báo ngay cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi gần nhất và nơi mình thường trú.
Người bắt được giấy chứng minh của người khác phải đem nộp cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi gần nhất.
Điều 5: Người được tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vũ trang, người được phép ra nước ngoài mà không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, trước khi nhập ngũ hoặc trước khi ra nước ngoài, phải đem nộp giấy chứng minh cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.
Công nhân, viên chức Nhà nước được cử ra nước ngoài công tác, học tập, trước khi đi phải nộp giấy chứng minh cho cơ quan, xí nghiệp nơi mình công tác.
Người được phép ra quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch, người bị giam giữ, bị án quản chế phải nộp lại giấy chứng minh cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.
Thân nhân của người bị mất trí, người chết, phải đem nộp giấy chứng minh của người đó cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.
Điều 6: Nghiêm cấm:
-Việc khai gian căn cước để xin cấp giấy chứng minh.
-Việc giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa hoặc tự ý ghi chép vào giấy chứng minh.
-Việc mua bán, cho thuê, cho mượn giấy chứng minh.
-Việc dùng giấy chứng minh của người khác hoặc dùng giấy chứng minh mà mình không còn được quyền dùng.
Người nào làm những điều sai trái như trên sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 7: Bộ Công an sẽ quy định cụ thể việc tổ chức cấp phát giấy chứng minh.
Những người chưa được cấp giấy chứng minh vẫn dùng giấy thông hành và những giấy chứng nhận khác trong việc đi lại, giao dịch.
Điều 8: Nghị định này thay thế Nghị định số 577/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy chứng minh.
Điều 9: ông Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành nghị định này.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
_________

Số: 150-CP

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1964

 

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 150-CP NGÀY 2 THÁNG 10 NĂM 1964 VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG MINH

____________

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

 

Để phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần giữ gìn trật tự trị an xã hội.

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Công an,

Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 9 tháng 9 năm 1964.

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 18 tuổi tròn trở lên đều được cấp giấy chứng minh chứng thực căn cước của mình để tiện dùng trong việc đi lại, giao dịch hàng ngày.

Những người bị mất trí, những người đang bị giam giữ, đang bị quản chế đều không được cấp giấy chứng minh.

Quân nhân tại ngũ (trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang) có giấy chứng minh riêng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.

Điều 2: Giấy chứng minh do Bộ Công an tổ chức cấp phát.

Nội dung và kích thước giấy chứng minh làm theo mẫu thống nhất kèm theo nghị định này.

Người được cấp giấy chứng minh phải trả tiền in giấy tờ.

Điều 3: Người được cấp giấy chứng minh:

- Khi thay đổi họ, tên, thay đổi ngày, tháng, năm sinh hoặc khi thay đổi tình trạng hôn nhân, phải xin cấp giấy chứng minh mới sau khi đã làm thủ tục về khai báo hộ tịch.

- Khi thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi cơ quan công tác phải đem giấy chứng minh đến cơ quan công an hoặc Uỷ ban hành chính sở tại để ghi những sự thay đổi ấy vào giấy chứng minh.

Điều 4: Khi giấy chứng minh bị hư nát phải xin cấp giấy chứng minh mới.

Khi mất giấy chứng minh phải báo ngay cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi gần nhất và nơi mình thường trú.

Người bắt được giấy chứng minh của người khác phải đem nộp cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi gần nhất.

Điều 5: Người được tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vũ trang, người được phép ra nước ngoài mà không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, trước khi nhập ngũ hoặc trước khi ra nước ngoài, phải đem nộp giấy chứng minh cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.

Công nhân, viên chức Nhà nước được cử ra nước ngoài công tác, học tập, trước khi đi phải nộp giấy chứng minh cho cơ quan, xí nghiệp nơi mình công tác.

Người được phép ra quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch, người bị giam giữ, bị án quản chế phải nộp lại giấy chứng minh cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.

Thân nhân của người bị mất trí, người chết, phải đem nộp giấy chứng minh của người đó cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban hành chính nơi mình ở.

Điều 6: Nghiêm cấm:

-Việc khai gian căn cước để xin cấp giấy chứng minh.

-Việc giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa hoặc tự ý ghi chép vào giấy chứng minh.

-Việc mua bán, cho thuê, cho mượn giấy chứng minh.

-Việc dùng giấy chứng minh của người khác hoặc dùng giấy chứng minh mà mình không còn được quyền dùng.

Người nào làm những điều sai trái như trên sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 7: Bộ Công an sẽ quy định cụ thể việc tổ chức cấp phát giấy chứng minh.

Những người chưa được cấp giấy chứng minh vẫn dùng giấy thông hành và những giấy chứng nhận khác trong việc đi lại, giao dịch.

Điều 8: Nghị định này thay thế Nghị định số 577/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy chứng minh.

Điều 9: Ông Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành nghị định này.

 

 

Phạm Hùng

(Đã ký)

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi