Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 317/TTg

Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:317/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:26/05/1995Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 317/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỉ THị

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 317/TTG

NGàY 26 THáNG 5 NăM 1995 Về TăNG CườNG CôNG TáC
QUảN Lý TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đườNG Bộ

Và TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG đô THị

 

Mặc dù trong những năm qua Chính phủ đã ra chỉ thị và những văn bản chỉ đạo về công tác trật tự và an toàn giao thông, nhưng đến nay công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, vẫn đang bị buông lỏng. Hiện tượng coi thường kỷ cương trật tự giao thông, vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng cùng với tình hình lạc hậu và xuống cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình giao thông trong cả nước đặc biệt là ở đô thị lớn đang là trở ngại lớn và trực tiếp cho việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta và đang là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tình trạng lộn xộn, ách tắc giao thông đô thị gây ra nhiều tai nạn giao thông, trong đó có nhưng tai nạn lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân.

Để nhanh chóng lập lại kỷ cương pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị, nhất là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân cả nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải khẩn trương tập trung chỉ đạo công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 1995 và các năm tiếp theo, trước mắt phải tập trung đưa việc quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tư an toàn giao thông đô thị vào nề nếp, tạo được chuyển biến rõ rệt trên các mặt sau đây:

- Đối với đường bộ: nghiêm cấm việc sử dụng mặt đường, lề đường làm sân phơi, để vật liệu xây dựng và những vật cản khác, họp chợ, xây dựng các công trình trái phép thuộc hành lang giao thông đường bộ.

- Đối với đô thị: Phải tập trung giải quyết các nút giao thông thường bị ùn tắc, chấm dứt việc lần chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe, rửa xe, sản xuất kinh doanh; xây dựng cơi nới nhà cửa thuộc hàng lang bảo vệ cây xanh, công trình kỹ thuật, bảo đảm giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Nghiêm cấm sử dụng các loại xe không đảm bảo an toàn về kỹ thuật chở hàng quá khổ, quá tải, gây ô nhiễm môi trường, người lái không có bằng, người lái điều khiển phương tiện trong tình trạng miệng còn hơi men của rượu bia hoặc các chất kích thích khác; đưa các loại xe bất hợp pháp, đi xe đánh võng, lạng lách trên các trục đường giao thông đường bộ, nhất là đường giao thông đô thị.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần gấp rút tiến hành một số việc sau đây:

Các Bộ: Giao thông vận tải, Nội vụ, Tư pháp sớm hoàn chỉnh dự thảo Nghị định và Điều lệ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm Điều lệ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và giao thông đô thị trình Chính phủ ban hành trong tháng 6 năm 1995.

Các Bộ, ngành ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, thuộc địa phương, ngành mình.

Kiểm tra và xử lý nghiêm chính quyền những địa phương cho thuê hoặc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi sản xuất kinh doanh, đỗ xe các loại (kể cả xe chuyên dùng) để vật cản làm ách tắc giao thông. Thực hiện mọi biện pháp giải toả ngay lòng đường, lề đường, vỉa hè hành lang giao thông đã bị lấn chiếm để bảo đảm việc đi lại trật tự, an toàn và văn minh.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng quy hoạch phân luồng, phân tuyến đi lại ở các đô thị cho hợp lý; lắp đặt hệ thống các biển báo, tín hiệu trên đường, có kế hoạch giải toả các nút giao thông trọng yếu trong thành phố; quy định thời gian cho các loại phương tiện hoạt động trên từng tuyến đường, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Nội vụ chủ trì cùng với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng thống nhất phân định rõ trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong và ngoài quân đội.

Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, theo chức năng của mình, có kế hoạch tiến hành tổng kiểm tra, phân loại kỹ thuật các loại phương tiện vận tải, kiểm tra bằng lái xe và giấy phép sử dụng phương tiện, kiên quyết đình chỉ lưu hành những phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, thu hồi bằng lái xe và giấy phép sử dụng phương tiện trái phép.

Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân ở các xã ven trục đường giao thông, xây dựng sân phơi hoặc chỉ định những nơi có thể dùng làm sân phơi nông sản, hải sản. Kiên quyết không để tình trạng sử dụng mặt đường giao thông làm sân phơi.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo chặt chẽ việc đăng ký phương tiện, kiểm tra kỹ thuật phương tiện, giấy phép lái xe; biển đăng ký xe; bảo đảm mọi phương tiện vận tải của quân đội hoạt động trên đường giao thông công cộng phải an toàn. Các phương tiện vận tải của các đơn vị làm kinh tế của quân đội phải áp dụng các quy định như đối với các phương tiện vận tải dân sự.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ biên soạn giáo trình về luật lệ an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đô thị để đưa vào giảng dạy chính khoá trong các trường từ mẫu giáo đến đại học.

Bộ Văn hoá - Thông tin, chủ trì cùng với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương biên soạn tài liệu về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị để các đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các lực lượng vũ trang, các cấp chính quyền các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương thực hiện và có nhiệm vụ phối hợp tổ chức mọi hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục mục đích, yêu cầu, nội dung của Nghị định, Điều lệ và Chỉ thị này đến mọi tầng lớp nhân dân, đến từng hộ gia đình để nhân dân quán triệt, đồng tình hưởng ứng và tự giác nghiêm chỉnh chấp hành.

2- Xử phạt vi phạm:

Bộ Nội vụ chấn chỉnh lực lượng cảnh sát giao thông trật tự và tổ chức tập huấn cho lực lượng này để làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, xử phạt các vi phạm trật tư an toàn giao thông đường bộ và trật tư an toàn giao thông đô thi.

Việc xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông phải bảo đảm chính xác bình đẳng theo pháp luật, lỗi thuộc ai, người đó chịu; trường hợp người vi phạm ở tuổi vị thành niên thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp tiền phạt. Những người thi hành công vụ về trật tự an toàn giao thông vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành cũng bị xử lý nghiêm minh.

Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ, thống nhất quy định và hướng dẫn cách thu tiền phạt, bảo đảm thuận lợi và chống được tiêu cực trong lĩnh vực này.

3- Tổ chức thực hiện:

Từ nay đến ngày 31 tháng 7 năm 1995, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ chức năng, quyền hạn của mình khẩn trương hoàn thành các công việc chuẩn bị như: Kiện toàn tổ chức, tập huấn, tuyên truyền giáo dục để thống nhất về nhận thức, nhất quán khi xử lý, từ ngày 01 tháng 8 năm 1995 sẽ đồng loạt thực hiện thường xuyên kiểm tra và xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị trong cả nước theo Chỉ thị này.

Trong thời gian chuẩn bị thực hiện các quy định mới thì vẫn áp dụng các quy định hiện hành về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

Kế hoạch triển khai của Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi báo cáo Thủ tướng trước ngày 30 tháng 6 năm 1995.

Hàng tháng, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức kiểm điểm đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, biện pháp thích hợp để chỉ đạo các đợt tiếp theo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quán triệt và thực hiện Chỉ thị này, trước mắt các ngành, các cấp cần xây dựng chương trình kế hoạch tập trung giải quyết ngay những vấn đề cụ thể, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị.

Cùng với việc thực hiện Chỉ thị này, giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, cùng các Bộ, ngành liên quan tiến hành ngay việc xây dựng các văn bản pháp quy, kế hoạch chỉ đạo thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sông, đường sắt, đường biển và đường không để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 1995.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ kết quả việc thực hiện Chỉ thị này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi