Chỉ thị về công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 18-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/01/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 18-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỉ THị
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 18-TTg NGàY 15-1-1993
Về CôNG TáC Tổ CHứC TIếP DâN, GIảI QUYếT KHIếU NạI, Tố CáO CủA CôNG DâN.
Sau khi pháp lệnh
khiếu nại, tố cáo của công dân được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 2 tháng 5
năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 38-HĐBT ngày 28 tháng 1 năm
1992 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Trong tình hình hiện nay, việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những yêu cầu cấp bách và
quan trọng nhằm nâng cao lòng tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ, vào các
cơ quan chức năng của Nhà nước; qua đó nhằm góp phần vào việc ngăn chặn và bài
trừ tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, tiêu pha lãng phí của công và các tệ nạn xã
hội khác. Sau một năm thực hiện hai văn bản trên, Thủ tướng Chính phủ nhận thấy:
Việc tổ chức tiếp dân của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp nói chung còn nặng về hình thức; chưa coi trọng việc bố trí cán bộ tiếp dân, cán bộ làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; năng lực, trình độ nghiệp vụ và trình độ chính trị của số cán bộ làm công việc này còn hạn chế; việc giải quyết còn trì trệ, không kịp thời; chất lượng xem xét và kết luận nhiều vụ việc thiếu căn cứ tin cậy. Những kết luận, yêu cầu giải quyết của cấp trên hoặc của cơ quan chức năng không được thực hiện kịp thời , đầy đủ, do đó hiệu quả giải quyết thấp, đơn tồn đọng nhiều; việc thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không được thực hiện đầy đủ.
Để kiện toàn một bước việc tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng pháp luật, có hiệu quả thiết thực, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Phải kiện toàn tổ chức tiếp dân để đảm bảo việc xem xét, giải quyết và kết luận một cách nghiêm túc, theo đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời và kết quả. Khi quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân và mọi công dân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong quý I năm 1993, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phải kiện toàn ngay việc tổ chức tiếp dân. Phòng tiếp dân phải lịch sự, nghiêm trang; tại phòng tiếp dân, phải ghi rõ thời gian và nội quy tiếp dân, cán bộ tiếp dân phải ghi rõ họ, tên, chức vụ để mọi người biết. Phải bố trí cán bộ chuyên trách, có năng lực và trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị và phong cách tốt để làm nhiệm vụ tiếp dân, bảo đảm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của dân theo đúng pháp luật. Trang phục của cán bộ chuyên trách tiếp dân thực hiện theo thông báo số 11-TB ngày 18 tháng 2 năm 1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là văn phòng Chính phủ).
3. Các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phải dành thời gian ít nhất nửa ngày trong một tuần để trực tiếp tiếp cán bộ, nhân dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý và thẩm quyền giải quyết của ngành hoặc địa phương mình.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải soát xét ngay các khiếu nại, tố cáo của công dân còn tồn đọng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình để giải quyết và kết luận kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật.
5. Định kỳ ba tháng một lần, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Tổng Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức tiếp công dân, về kết quả giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân thuộc thẩm quyền ngành địa phương mình, kết quả giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân do cơ quan tiếp dân của Trung ương đảng và Nhà nước chuyển đến. Thanh tra Nhà nước phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương lập trụ sở cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở phía Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào hoạt động ngay trong quý I năm 1993.
6. Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chỉ thị này và định kỳ ba tháng một lần, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cáo và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi trách nhiệm của mình, cùng phối hợp thực hiện chỉ thị này.