Thông tư 260/1999/TT-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 43/1998/CT-TTg
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 260/1999/TT-BKHCNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 260/1999/TT-BKHCNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Chu Tuấn Nhạ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/03/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 260/1999/TT-BKHCNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KHOA HỌC Số: 260/1999/TT-BKHCNMT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 1999 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 43/1998/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng "Sự cố năm 2000" trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin
Căn cứ Chỉ thị số 43/1998/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng " Sự cố năm 2000" trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin;
Căn cứ Quyết định số 257/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 1998 vủa Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục " Sự cố năm 2000" trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin;
Ban chỉ đạo khắc phục " Sự cố năm 2000" hướng dẫn việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng " Sự cố năm 2000 " trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng thi hành Thông tư này là các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , các Tổng Công ty và các doanh nghiệp lớn của Nhà nước và các đơn vị có sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điều khiển điện tử có xử lý dữ liệu ngày, tháng, năm ( Sau đây gọi tắt là các Đơn vị )
2. Thủ trưởng các Đơn vị chịu trách nhiệm về các hậu quả của “Sự cố năm 2000” nếu để xảy ra trong phạm vi, lĩnh vực và thẩm quyền quản lý của mình.
3. Kinh phí cho việc khắc phục "Sự cố năm 2000 " do các Đơn vị tự chịu trách nhiệm từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, các nguồn vốn của Đơn vị và các nguồn vốn huy động khác. Trừ những trường hợp đặc biệt vượt quá thẩm quyền của Đơn vị sẽ đề nghị Bộ Tài chính và Ban chỉ đạo khắc phục " Sự cố năm 2000 " xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Đến nay một số Đơn vị đã thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000 hoặc Tổ công tác khắc phục sự cố năm 2000 của Đơn vị mình. Đối với các Đơn vị chưa có một tổ chức tương tự như trên cần thành lập một tổ chức chuyên trách về khắc phục "Sự cố năm 2000" . Tổ chức chuyên trách về Sự cố năm 2000 của các Đơn vị có trách nhiệm:
a) Giúp các Đơn vị trong công tác đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của "Sự cố năm 2000" theo hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ thành lập ( Sau đây gọi tắt là BCĐ SC2000 ) .
b) Định kỳ theo qui định của BCĐ SC2000 báo cáo tổng hợp tình hình và tiến độ khắc phục SC2000 để lãnh đạo các Đơn vị báo cáo lên Ban CĐ SC2000 tổng hợp trình Chính Phủ.
Tuỳ theo điều kiện của từng nơi, việc thành lập mới hay giao cho một tổ chức đã có cũng như tên gọi , chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức chuyên trách về khắc phục sự cố năm 2000 của các Đơn vị do các Đơn vị tự quyết định.
Các tổ chức chuyên trách về khắc phục sự cố năm 2000 của các Đơn vị cần được thành lập trước ngày 10 -03-1999 và Quyết định thành lập các tổ chức chuyên trách đó của các đơn vị phải được gửi về cho Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin cùng địa chỉ liên lạc gồm: địa chỉ gửi thư, điện thoại, fax, e-mail ( nếu có).
III. KẾ HOẠCH , NỘI DỤNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
Kế hoạch và yêu cầu tiến độ thực hiện kế hoạch chung như sau:
1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của SC2000 ở Việt nam .
Các Đơn vị tiến hành từ nay đến tháng 9 năm 1999.
2. Tổ chức điều tra, xác định mức độ ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể bị SC 2000 của các đơn vị.
Các Đơn vị hoàn thành trước ngày 15 tháng 3 năm 1999.
3. Xây dựng phương án và giải pháp đề phòng , xử lý và khắc phục ảnh hưởng của SC 2000 của các đơn vị.
Các Đơn vị hoàn thành trước ngày 25 tháng 3 năm 1999.
4. Triển khai các giải pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của SC2000.
Các Đơn vị hoàn thành trước cuối tháng 10 năm 1999 .
5. Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra do SCN2000 mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Các Đơn vị hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm 1999.
Nội dung chi tiết cần được triển khai như sau:
1) Nâng cao nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của SC2000 ở Việt nam nói chung và trong đơn vị nói riêng. Cung cấp cho mọi người trong đơn vị những thông tin chính xác và đúng mức tác động của SC2000 để không xem nhẹ hoặc coi thường tác động này nhưng cũng không đánh giá nó quá mức có thể gây ra lo lắng, hoang mang không cần thiết. Trong việc nâng cao nhận thức này, có thể sử dụng các thông tin tư liệu do Văn phòng chuyên trách của BCĐ SC2000 cung cấp (trang WEB trên mạng ITnet: http://www.itnet.gov.vn/y2k, các bản tin và tư liệu khác của Văn phòng chuyên trách BCĐ SC2000 và các thông tin của chính đơn vị ) .
Công việc này cần được tiến hành liên tục từ nay đến hết tháng 9/1999.
2. Tổ chức điều tra, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể bị bởi SC2000 của hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử có xử lý các dữ liệu ngày tháng năm của đơn vị mình. Việc điều tra này cần được tiến hành nhanh, gọn, đầy đủ và chính xác.
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể bị bởi SC 2000 được thực hiện dựa theo bảng phân loại dưới đây:
- Loại rất nghiêm trọng có thể làm ngừng toàn bộ hoặc phần lớn các thiết bị tin học và/hoặc các thiết bị điều khiển điện tử có xử lý ngày tháng năm (dưới đây sẽ gọi là các hệ thống nhúng [_]) của cơ quan hoặc doanh nghiệp, dẫn đến việc làm tê liệt hoạt động bình thường của các tổ chức này và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực khác. Những ngành có khả năng xảy ra nhiều sự cố loại này được coi là những ngành trọng điểm cần được đặc biệt ưu tiên hỗ trợ để có thể hoàn thành việc khắc phục SC 2000 đúng thời hạn theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
- Loại nghiêm trọng tuy vẫn cho phép các thiết bị hoạt động nhưng sẽ cho những kết quả sai lệch đến mức không chấp nhận được và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bình thường của cơ quan, doanh nghiệp. Những ngành có khả năng gặp các sự cố loại này được coi là những ngành quan trọng cần được ưu tiên hỗ trợ để có thể hoàn thành việc khắc phục SC 2000 đúng thời hạn.
-Loại trung bình vẫn cho phép thiết bị hoạt động và cho ra những kết quả không chính xác nhưng chỉ có ảnh hưởng cục bộ hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động chung của cơ quan, xí nghiệp và có khả năng sửa chữa thủ công để loại bỏ các ảnh hưởng nói trên. Loại sự cố này về lâu dài vẫn cần được khắc phục càng sớm càng tốt nhưng không bị giới hạn chặt chẽ về thời gian.
- Loại ít hoặc không có ảnh hưởng. Trước mắt có thể chưa cần phải khắc phục ngay.
Cần chú ý là một cơ quan, doanh nghiệp sẽ gặp cả 4 loại sự cố nói trên. Việc kiểm tra, đánh giá, phân loại các sự cố phải thực hiện trước hết cho các ứng dụng và các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ các ứng dụng này và cho các hệ thống nhúng. Công việc này cần được tiến hành nghiêm túc trong mọi cơ quan, doanh nghiệp theo một qui trình được xác định rõ ràng để không bỏ sót bất kỳ sự cố nào liên quan đến năm 2000.
Cần đặc biệt lưu ý đến các sự cố ở mức độ rất nghiêm trọng cho một số hệ thống và thiết bị có thể xảy ra trong các ngành, các đơn vị sau :
- Tài chính: quản lý ngân sách, kho bạc, thuế, bảo hiểm và các lĩnh vực tài chính khác;
- Ngân hàng: các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng khác;
- Công nghiệp: điện lực, các hệ thống và thiết bị điều khiển điện tử có xử lý ngày tháng năm trong các ngành công nghiệp nhà nước;
- Y tế: các thiết bị CNTT và các thiết bị điện tử chuyên dụng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh nhân của các bệnh viện và trung tâm y tế, các thiết bị điện tử phục vụ nghiên cứu y học;
- An ninh : các thiết bị CNTT và các thiết bị chuyên dụng trong ngành, các thiết bị điều khiển giao thông công cộng ở các thành phố, thị xã và thị trấn do Bộ Công an phụ trách;
- Quốc phòng: các hệ thống CNTT, các hệ thống và thiết bị chuyên dụng trong quốc phòng;
- Quản lý Nhà nước: Hệ thống thông tin liên lạc của Chính phủ;
- Bưu chính viễn thông: các hệ thống Công nghệ thông tin và các hệ điều khiển điện tử trong bưu chính và viễn thông;
- Hàng không dân dụng: các hệ thống Công nghệ thông tin và các thiết bị điều khiển điện tử trong Công ty Hàng không Việt Nam, các cụm cảng sân bay và Trung tâm điều hành bay;
- Giao thông Vận tải: các hệ thống điều độ và điều khiển giao thông các loại;
- Dầu khí : các hệ thống Công nghệ thông tin và các thiết bị điều khiển điện tử trong thăm dò, khai thác và chuyển vận dầu khí;
- Uỷ ban Nhân dân Hà nội : Hệ thống máy tính và các thiết bị nhúng thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân thành phố;
- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống máy tính và các thiết bị nhúng thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân thành phố;
Các Đơn vị khác, khi phát hiện ra mức độ rất nghiêm trọng của Sự cố năm 2000 phải báo cáo khẩn cấp đến BCĐ SC2000 biết để kịp thời có kế hoạch phối hợp hành động.
Mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp, kết quả cần đạt và mẫu phiếu điều tra được tiến hành theo Phụ lục kèm theo hướng dẫn này.
Tiến độ thực hiện công tác nêu trên của các Đơn vị như sau:
- Hoàn thành điều tra, xác định và đánh giá ảnh hưởng có thể có của SC 2000 trước ngày 15-03-1999;
- Tổng hợp xong kết quả điều tra, xác định và đánh giá ảnh hưởng có thể có của SC2000 và gửi cho BCĐ SC2000 báo cáo tổng hợp trình Chính phủ trước ngày 18-03-1999.
3. Xây dựng phương án và các giải pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của SC2000 của các đơn vị : lập kế hoạch khắc phục, đề xuất biện pháp khắc phục, phương án khắc phục (tự tiến hành bằng nhân lực của cơ quan, doanh nghiệp; thuê chuyên gia trong nước; thuê chuyên gia nước ngoài), dự trù tài chính và nhân lực, xác định nguồn tài chính, nhân lực ( vốn tự có, vay trong nước, vay nước ngoài , trong trường hợp đặc biệt xin hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước); xây dựng tiến độ thực hiện việc khắc phục theo thứ tự ưu tiên.
- Xây dựng kế hoạch khắc phục SC 2000 của Bộ, Ngành, cơ quan và doanh nghiệp (lập tiến độ cho mọi nhiệm vụ và giai đoạn của kế hoạch; tiến độ chuyển đổi và thay thế thiết bị gồm thiết bị CNTT và thiết bị điều khiển tự động, chuyển đổi/thay thế các chương trình; đánh giá và lựa chọn các giải pháp nội bộ và từ bên ngoài; giao nhiệm vụ chuyển đổi và thay thế cho các nhóm; đánh giá rủi ro; chuẩn bị khung kế hoạch dự phòng cho mọi hệ thống).
- Xác định, xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết và huy động các nguồn tài nguyên cần thiết ( nguồn tài chính: vốn tự có, vay trong nước, vay nước ngoài, trong trường hợp đặc biệt xin hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước; nhân lực; thời gian). Ưu tiên kinh phí, nhân lực và phương tiện cho việc khắc phục SC2000 đối với các ứng dụng trọng điểm và quan trọng và các thiết bị phục vụ các ứng dụng này.
- Xây dựng kế hoạch và phương án nghiệm thu, các kế hoạch và kịch bản (cần qui định rõ tiến độ công việc) thử nghiệm các hệ thống đã sửa đổi để tương thích năm 2000 gồm thử nghiệm riêng lẻ, thử nghiệm tích hợp, thử nghiệm hệ thống và thử nghiệm nghiệm thu.
Tiến độ các công việc nói trên được xác định như sau:
-Ngày 25-03-1999 : các Đơn vị gửi kế hoạch khắc phục SC 2000 cho BCĐ SC2000 (có cả dự trù và cân đối kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch ), đồng gửi cho Bộ Tài chính để báo cáo;
-Ngày 28-03-1999 : BCĐ SC2000 tổng hợp xong kế hoạch quốc gia và trình Chính Phủ;
-Ngày 30-03-1999 : Bộ Tài chính lập xong kế hoạch điều chỉnh ngân sách cho những trường hợp đặc biệt trình Chính Phủ phê duyệt;
4. Triển khai các giải pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của SC 2000. Công việc này phải được hoàn thành trước cuối tháng 10-1999.
Mục đích của bước này là giải quyết những trục trặc do SC 2000 gây ra mà nội dung là:
- Chuyển đổi, thay thế hoặc loại bỏ những môi trường đã xác định bị ảnh hưởng của SC 2000 như: máy tính các loại và thiết bị nhúng , những chương trình máy tính ứng dụng, những cơ sở dữ liệu và những công cụ tiện ích cho máy tính đã được phát hiện là không tương thích năm 2000.
- Sửa đổi các giao diện của các chương trình máy tính.
Tùy nguồn gốc của các hệ nói trên, tùy yêu cầu và điều kiện của từng nơi việc chuyển đổi, thay thế và sửa đổi sẽ được thực hiện bởi:
-Các nhà cung cấp trong nước
-Các nhà cung cấp nước ngoài
-Các nhà cung cấp cùng với các chuyên gia của mỗi cơ quan
-Các chuyên gia của mỗi cơ quan.
Hàng tháng các Đơn vị phải báo cáo cho BCĐ SC2000 kết quả đã đạt được, tiến độ khắc phục so với kế hoạch, những khó khăn không khắc phục được, các yêu cầu hỗ trợ để BCĐ SC2000 trình Chính phủ có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
5. Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra do SCN2000 mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Kế hoạch này mô tả các bước cần tiến hành - kể cả việc tạm thời thực hiện thủ công những nhiệm vụ công tác hoặc ứng dụng đã được tin học hóa - để đảm bảo thực hiện được liên tục các công tác quan trọng nhất của cơ quan/doanh nghiệp trong trường hợp hệ thống bị hư hỏng do SC 2000. Kế hoạch này sẽ giúp quản lý việc trao đổi dữ liệu, xử lý các trường hợp mất hoặc hỏng dữ liệu, xác định và bảo đảm các tài nguyên thông tin cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ quan/xí nghiệp.
Kế hoạch dự phòng phải được hoàn thành 15-11-1999.
IV. MUA SẮM MỚI :
Kể từ nay, các Đơn vị chỉ được mua sắm mới các loại máy móc, thiết bị CNTT và các sản phẩm phần mềm phù hợp với năm 2000. Trong mọi hợp đồng mua bán hoặc phát triển xây dựng các sản phẩm thuộc những loại nêu trên phải có điều khoản yêu cầu các nhà cung cấp cam kết đảm bảo tính phù hợp năm 2000 của sản phẩm.
Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 43/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này đề nghị các Đơn vị liên hệ với BCĐ SC2000 và các cơ quan chuyên trách của BCĐ SC2000 ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây