Quyết định 439/QĐ-CSXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn xây dựng tập II và tập III
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
BỘ XÂY DỰNG Số: 439/BXD-CSXD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHUẨN XÂY DỰNG TẬP II VÀ TẬP III
--------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG


Căn cứ Nghị định số 15/ CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/ CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 92/ CP ngày 23/8/ 1997 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/ CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ;
Xét nhu cầu về quản lý Quy hoạch và Xây dựng, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Xây dựng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Vụ trưởng vụ quản lý Kiến trúc và Quy hoạch, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kiến trúc;
QUYẾT ĐỊNH
|
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
Chương 8:
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu
Các quy định trong chương này nhằm đảm bảo cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp đạt các yêu cầu nêu tại điều 1.4, chương 1 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Điều 8.1. Phạm vi áp dụng
Phần III của QCXD quy định những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu, buộc phải tuân thủ khi thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, trong mọi trường hợp xây dựng mới cũng như cải tảo, mở rộng.
Điều 8.2. Giải thích từ ngữ
Trong phần III của QCXD này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1) Bậc chịu lửa của công trình là mức độ chịu lửa của công trình, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
2) Chiếu sáng sự cố là chiếu sáng bằng nguồn điện dự phòng, khi xảy ra sự cố công trình bị ngừng cung cấp điện.
3) Công trình dân dụng, công nghiệp bao gồm các thể loại công trình nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp, theo quy định chi tiết ở phụ lục 8.1.
4) Công trình dân dụng đặc biệt quan trọng là những công trình có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội, quốc phòng, ngoại giao,...theo quyết định của Chính phủ.
5) Diện tích sàn của một tầng là diện tích mặt bằng xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về công trình) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, hộp kỹ thuật, ống khói.
6) Diện tích sử dụng là tổng diện tích ở (đối với nhà ở) hoặc diện tích làm việc (đối với công trình công cộng) và diện tích phục vụ.
(xem quy định về các diện tích ở, làm việc và phục vụ tại phụ lục 8.2)
7) Đường dây dẫn điện đặt kín là đường dây dẫn điện đặt ngầm trong các phần tử của kết cấu công trình (như đặt trong tường, sàn).
8) Đường dẫn điện đặt hở là đường dẫn điện đặt lộ ra ngoài mặt các phần tử của kết cấu công trình (như đặt lộ ra trên mặt tường, trần nhà, hoặc trên giàn, máng).
9) Hệ thống chữa cháy tự động (còn gọi là sprinkle) là hệ thống chữa cháy với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực, và được mở ra khi nhiệt độ môi trường đạt tới trị số quy định để chữa cháy cục bộ trên một diện tích nhất định.
10) Trang bị điện trong công trình bao gồm toàn bộ:
a) các đường dây điện, và
b) các thiết bị đầu nối vào đường dây: các thiết bị dùng điện, thiết bị bảo vệ, đo lường từ điểm đầu vào tới hộ tiêu thụ điện.
11) Khoang cháy là phần không gian của công trình được ngăn cách với các phần không gian khác bằng kết cấu ngăn cháy, có thời hạn chịu lửa thích hợp và mọi lỗ mở trên đó đều được bảo vệ tương ứng.
12) Nơi an toàn là khu vực kế cận với công trình, từ đó mọi người có thể phân tán an toàn, sau khi đã thoát khỏi ảnh hưởng của lửa hoặc nguy hiểm khác.
13) Phòng trực chống cháy của công trình là nơi mà từ đó có thể theo dõi, điều khiển các hoạt động chống cháy, cứu hộ đối với công trình.
14) Sảnh thông tầng là không gian bên trong một ngôi nhà thông trực tiếp với 2 hoặc nhiều tầng nhà, phía trên đỉnh được bao kín phần lớn hoặc hoàn toàn bằng sàn, mái, gồm cả mọi bộ phận khác của ngôi nhà, liền kề với sảnh và không bị ngăn cách bằng kết cấu bao che (nhưng không bao gồm giếng thang bậc, giếng thang dốc, không gian bên trong giếng).
15) Thoát nạn là việc sơ tán người theo các lối thoát từ vùng nguy hiểm tới nơi an toàn.
16) Tải cháy là nhiệt lượng đơn vị tính bằng Kj/m2 (kilojun trên 1 m2 sàn), sinh ra khi các bộ phận kết cấu, đồ đạc, sản phẩm chứa trong nhà bị cháy.
17) Tải trọng đặc biệt là tải trọng xảy ra trong các trường hợp đặc biệt như: động đất, nổ.
18) Tải trọng tạm thời (còn gọi là hoạt tải) là các tải trọng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nào đó trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
19) Tải trọng thường xuyên (còn gọi là tĩnh tải) là các tải trọng không biến đổi trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
20) Thời hạn chịu lửa của vật liệu, kết cấu là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thử nghiệm tính chịu lửa của vật liệu, kết cấu (theo một chế độ nhiệt và tải trọng tiêu chuẩn) cho tới khi xuất hiện một trong các hiện tượng dưới đây:
a) Có vết nứt rạn hoặc lỗ hổng, qua đó sản phẩm cháy (lửa, khói, khí độc) có thể lọt qua.
b) Nhiệt độ trên bề mặt mẫu thử, phía không bị ngọn lửa trực tiếp nung nóng tăng quá giới hạn cho cho phép như sau:
i) Nhiệt độ trung bình trên bề mặt tăng quá 1400C so với trước khi thử hoặc,
ii) Nhiệt độ tại một điểm bất kỳ trên bề mặt tăng quá 180 độ C so với trước khi thử, hoặc đạt trên 220 độ C
c) Kết cấu mất khả năng chịu lực, đổ vỡ.
21) Tiện nghi là các yếu tố của công trình kể cả trang thiết bị nhằm đảm bảo cho sức khoẻ, vệ sinh môi trường và hoạt động của con người.
22) Tuổi thọ là thời gian tồn tại của một đối tượng kết cấu (công trình hoặc bộ phận công trình), từ khi đưa vào sử dụng cho tới khi đạt trạng thái giới hạn.
23) Trạng thái giới hạn là trạng thái mà từ đó trở đi kết cấu công trình không còn khả năng thoả mãn yêu cầu đặt ra cho nó.
Điều 8.3. Yêu cầu đối với công trình dân dụng, công nghiệp
Các công trình dân dụng, công nghiệp phải được đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
8.3.1. Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc
bao gồm các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường nêu ở các chương 3, 4, 7 và 9 và các quy định có liên quan về phòng chống cháy, vệ sinh, an toàn, tiết kiệm năng lượng tại các chương 11, 12 và các mục 8.3.5 và 8.3.6 của chương 8.
8.3.2. Yêu cầu đối với kết cấu xây dựng
bao gồm các yêu cầu quy định ở chương 3 và chương 10.
8.3.3. Yêu cầu về phòng chống cháy
bao gồm các yêu cầu về:
1) khoảng cách ly phòng chống cháy, quy định tại điều 4.12, chương 4;
2) cấp nước và giao thông chữa cháy, quy định tại điều 5.16, chương 5;
3) phòng chống cháy bên trong công trình, quy định ở chương 11 và điều 14.13 của chương 14.
8.3.4. Yêu cầu về tiện nghi, an toàn
bao gồm các yêu cầu về: thông gió, chiếu sáng, lối đi, biển báo, chống ồn, che nắng, chống thấm, chống sét, chống rơi ngã, chống nhiễm độc do vật liệu xây dựng, chống sinh vật gây bệnh, trang thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước và an toàn về điện, quy định ở chương 3, chương 12, chương 13 và chương 14.
8.3.5. Yêu cầu về đường đi và tiện nghi cho người tàn tật
1) Những công trình dưới đây phải được đảm bảo đường đi và tiện nghi sinh hoạt cho người tàn tật:
a) Khách sạn quốc tế, ga hàng không quốc tế;
b) Trường học, nhà an dưỡng, cơ sở khám chữa bệnh dành cho người già và người tàn tật.
2) Những công trình dưới đây phải được đảm bảo đường đi cho người đi trên xe lăn: trụ sở hành chính quan trọng, thư viện, bảo tàng, cung văn hoá, nhà hát, công viên.
3) Đường đi cho người tàn tật phải liên tục và phù hợp với tiêu chuẩn về đường đi cho từng loại người khuyết tật.
8.3.6. Yêu cầu về sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
Thiết kế các công trình phải đảm bảo yêu cầu sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao, theo các giải pháp dưới đây:
1) khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt bất lợi của thiên nhiên, tận dụng thông gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên, che nắng như đã quy định ở điều 3.2 và 3.10 của QCXD này;
2) sử dụng kết cấu bao che có tính cách nhiệt cao hạn chế trao đổi nhiệt giữa không khí bên ngoài và bên trong công trình;
4) sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao về năng lượng trong chiếu sáng, thông gió, điều hoà không khí, đun nước, sưởi cũng như trong công nghệ sản xuất và các trang thiết bị công trình khác (như thang máy).
Điều 8.4. Phân cấp các công trình dân dụng, công nghiệp
8.4.1. Phân cấp các công trình dân dụng
1) Các công trình dân dụng được phân thành 4 cấp theo chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng công trình như quy định trong bảng 8.4.1.
Bảng 8.4.1 - Phân cấp các công trình dân dụng
Cấp nhà và công trình |
Chất lượng sử dụng |
Chất lượng xây dựng công trình |
||
Niên hạn sử dụng |
Bậc chịu lửa |
|||
Cấp I |
Cao (bậc I) |
Trên 100 năm (bậc I) |
I hoặc II |
|
Cấp II |
Khá (bậc II) |
50 - 100 năm (bậc II) |
III |
|
Cấp III |
Trung bình (bậc III) |
20 - 50 năm (bậc III) |
IV |
|
Cấp IV |
Thấp (bậc IV) |
Dưới 20 năm (bậc IV) |
V |
|
Ghi chú:
(1) Chất lượng sử dụng của nhà ở được quy định ở mục 8.4.1.2.
(2) Bậc chịu lửa được quy định tại bảng 11.4.1, chương 11.
2) Chất lượng sử dụng của nhà ở được xác định theo dây chuyền sử dụng, diện tích, khối tích các phòng, chất lượng các trang thiết bị về vệ sinh, cấp thoát nước, trang bị điện và mức độ hoàn thiện, trang trí nội ngoại thất, theo quy định ở bảng 8.4.2.
Bảng 8.4.2 - Chất lượng sử dụng của ngôi nhà ở
Chất lượng sử dụng |
Mức độ tiện nghi sử dụng |
Mức độ hoàn thiện bề mặt bên trong, bên ngoài nhà |
Mức độ trang thiết bị điện, nước |
Bậc I |
Cao: Có đủ các phòng: ngủ, ăn, tiếp khách, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ. |
Cao: sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện (trát ốp lát) và trang trí cấp cao. |
Cao: - Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh - chất lượng thiết bị: cao cấp |
Bậc II |
Tương đối cao: có các phòng ngủ, sinh hoạt, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ |
Tương đối cao: có sử dụng một số vật liệu ốp trang trí |
Tương đối cao: - Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh - chất lượng thiết bị: tốt |
Bậc III |
Trung bình: - phòng ngủ, phòng sinh hoạt, bếp sử dụng riêng, và cùng tầng với căn hộ - phòng vệ sinh chung cho nhiều hộ và có thể khác tầng |
Trung bình |
Trung bình: - Cấp điện, cấp nước tới từng căn hộ, từng phòng. - Chất lượng thiết bị vệ sinh: trung bình |
Bậc IV |
Ở mức tối thiểu - chỉ có 1 - 2 phòng, sử dụng chung. - Bếp, vệ sinh sử dụng chung cho nhiều căn hộ |
Thấp: chỉ trát vữa, quét vôi không có ốp lát. |
Ở mức tối thiểu: - Cấp điện chiếu sáng cho các phòng; - Cấp nước chỉ tới bếp, vệ sinh tập trung - Chất lượng thiết bị vệ sinh: thấp. |
8.3.2. Phân cấp các công trình công nghiệp
Các công trình công nghiệp được phân cấp như sau:
1) Phân cấp theo chất lượng sử dụng (khai thác) và chất lượng xây dựng của công trình như quy định tại tiêu chuẩn TCVN 2748 - 91 “Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung”.
2) Phân cấp theo mức độ độc hại đối với môi trường như quy định tại phụ lục 4.8 của QCXD này.
3) Phân hạng theo đặc điểm sản xuất về mức độ nguy hiểm cháy, nổ như quy định tại điều 11.3.
Phụ lục 8.1. Phân loại các công trình dân dụng, công nghiệp
Công trình dân dụng, công nghiệp bao gồm:
1. Công trình dân dụng, bao gồm:
1.1. Nhà ở, gồm:
a) Nhà ở (gia đình) riêng biệt, gồm:
- biệt thự.
- nhà liên kế (nhà phố).
- các loại nhà ở riêng biệt khác.
b) Nhà ở tập thể (như ký túc xá).
c) Nhà nhiều căn hộ (nhà chung cư).
d) Khách sạn, nhà khách.
e) Nhà trọ.
f)Các loại nhà ở cho các đối tượng đặc biệt.
1.2. Công trình công cộng, bao gồm:
a) Công trình văn hoá:
- Thư viện;
- Bảo tàng, nhà triển lãm;
- Nhà văn hoá, câu lạc bộ;
- Nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc;
- Đài phát thanh, đài truyền hình;
- Vườn thú, vườn thực vật, công viên văn hoá - nghỉ ngơi.
b) Công trình giáo dục:
- Nhà trẻ;
- Trường mẫu giáo;
- Trường phổ thông các cấp;
- Trường đại học và cao đẳng;
- Trường trung học chuyên nghiệp;
- Trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật
- Trường nghiệp vụ
- Các loại trường khác.
c) Công trình y tế:
- Trạm y tế;
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương;
- Các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực;
- Nhà hộ sinh
- Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão;
- Các cơ quan y tế: phòng chống dịch, bệnh.
d) Công trình thể dục, thể thao:
- Các loại sân vận động, sân thể thao, sân bóng đá;
- Các loại nhà luyện tập thể dục, thể thao, nhà thi đấu;
- Các loại bể bơi có và không có mái che, khán đài.
e) Công trình thương nghiệp, dịch vụ:
- Chợ;
- Cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị;
- Hàng ăn, giải khát;
-Trạm dịch vụ công cộng: giặt là, cắt tóc, tắm, may vá, sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia dụng...
f)Nhà làm việc, văn phòng, trụ sở
g) Công trình phục vụ an ninh công cộng:
- Trạm chữa cháy,...
h) Nhà phục vụ thông tin liên lạc: nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin.
i) Nhà phục vụ giao thông: nhà ga các loại,...
j) Các công trình công cộng khác (như công trình tôn giáo).
2. Công trình công nghiệp, bao gồm:
a) Nhà, xưởng sản xuất;
b) Công trình phụ trợ;
c) Nhà kho;
d) Công trình kỹ thuật phụ thuộc.
Phụ lục 8.2. Phân định diện tích trong nhà ở, công trình công cộng
1. Nhà ở
1.1. Diện tích sử dụng
a) Diện tích sử dụng là tổng diện tích ở và diện tích phục vụ.
b) Diện tích các phòng, bộ phận được tính theo kích thước thông thuỷ tính từ bề ngoài lớp trát nhưng không trừ bề dày của lớp vật liệu ốp chân tường và không tính diện tích các ống rác, khói, thông hơi, điện, nước,...đặt trong phòng hay bộ phận nào đó.
1.2. Diện tích nhà ở
là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm diện tích các phòng ở (phòng ăn, ngủ, sinh hoạt chung, phòng khách...) gồm cả tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở, kể cả diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ và có chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang không nhỏ hơn 1,60m.
1.3. Diện tích phục vụ
là tổng diện tích các phòng hoặc bộ phận dưới đây:
a) Kho, bếp, phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu, kể cả lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung;
b) Hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở;
c) Tiền sảnh, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung;
d) Một nửa diện tích lôgia, một nửa diện tích ban công;
e) Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.
2. Công trình công cộng
2.1. Diện tích sử dụng
a) Diện tích sử dụng là tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.
b) Diện tích các gian phòng, các bộ phận đều tính theo quy định ở mục 1.1.b của phụ lục này.
2.2. Diện tích làm việc
là tổng diện tích các phòng làm việc chính và các phòng làm việc phụ trợ (ngoại trừ diện tích buồng thang, hành lang, buồng đệm, và các phòng kỹ thuật).
2.3. Diện tích phục vụ
bao gồm các diện tích phục vụ như buồng thang, hành lang, buồng đệm, các phòng kỹ thuật.
Ghi chú:
(1) Những diện tích dưới đây được tính vào diện tích làm việc:
(a) Diện tích hành lang kết hợp phòng học trong trường học, kết hợp làm chỗ đợi, ngồi chơi trong bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ...
(b) Diện tích các phòng phát thanh, quản lý, phòng bảng điện, tổng đài, phòng phụ của sân khấu, chủ tịch đoàn, phòng kỹ thuật máy chiếu phim,...
(2) Các phòng kỹ thuật là các phòng đặt thiết bị kỹ thuật như phòng nồi hơi, phòng đặt máy bơm, máy biến thế, thiết bị thông gió, điều hoà không khí, phòng để thiết bị thang máy chở người, chở hàng hoá.
Phụ lục 8.3. Các hệ số khối, hệ số mặt bằng của nhà ở
1. Hệ số mặt bằng K
là tỷ số giữa diện tích ở trên diện tích xây dựng hoặc giữa diện tích ở của căn hộ trên diện tích sàn căn hộ
K = |
Diện tích ở |
Diện tích xây dựng (sàn) |
2. Hệ số mặt bằng K1
là tỷ số giữa diện tích ở trên diện tích sử dụng của ngôi nhà hoặc căn hộ
K1 = |
Diện tích ở |
Diện tích sử dụng |
3. Hệ số khối K2
là tỷ số giữa khối tích xây dựng của ngôi nhà (căn hộ) trên diện tích ở.
K2 = |
Khối tích xây dựng của ngôi nhà (căn hộ) |
Diện tích ở |
Chương 9:
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Mục tiêu
Các quy định trong chương này nhằm đảm bảo cho các công trình dân dụng, công nghiệp có được giải pháp kiến trúc hợp lý.
Điều 9.1. Giải pháp kiến trúc
9.1.1. Yêu cầu đối với giải pháp kiến trúc
Giải pháp kiến trúc cho các công trình dân dụng, công nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
1) Yêu cầu về quy hoạch
Vị trí xây dựng và giải pháp kiến trúc của công trình phải phù hợp với quy hoạch chung của đô thị, quy hoạch chi tiết của từng khu vực và tuân thủ những quy định về quy hoạch xây dựng, nêu trong các chương 4, chương 5, chương 6 và chương 7 của QCXD này.
2) Yêu cầu về chức năng sử dụng
Giải pháp kiến trúc công trình phải thoả mãn các yêu cầu về chức năng sử dụng, về tổ chức không gian bên trong, bên ngoài và về công nghệ xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật.
a) Đối với nhà ở, giải pháp kiến trúc phải đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các phòng ở, phòng ăn, phòng tiếp khách, và các phòng phục vụ (bếp, vệ sinh, kho) đồng thời đảm bảo khai thác tốt các điều kiện thiên nhiên thuận lợi (thông gió, chiếu sáng...) cho các phòng chính.
b) Đối với công trình công cộng giải pháp kiến trúc phải phù hợp với từng loại chức năng (văn hoá, giáo dục, y tế,...), phù hợp với quy mô phục vụ (đơn vị ở, khu ở, toàn đô thị) và đảm bảo thuận tiện cho sử dụng, quản lý.
c) Đối với công trình công nghiệp, giải pháp kiến trúc phải đảm bảo thuận tiện cho tổ chức sản xuất và dây chuyền công nghệ, mối quan hệ hợp lý giữa các phân xưởng, các nhà (xưởng) sản xuất chính và các nhà (xưởng) sản xuất phụ cũng như các công trình kỹ thuật và công trình phù trợ, sử dụng hợp lý các hệ thống thiết bị kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của khu công nghiệp.
3) Yêu cầu về môi trường và cảnh quan.
Giải pháp kiến trúc công trình phải:
a) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa công trình với môi trường và cảnh quan, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa nêu trong chương 4 của QCXD này.
b) khai thác tốt đặc điểm của địa hình thiên nhiên, tận dụng các yếu tố cây xanh và mặt nước để nâng cao chất lượng thẩm mỹ.
c) phù hợp với các đặc điểm khí hậu địa phương.
4) Yêu cầu về kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về chức năng sử dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và phong tục tập quán địa phương, giải pháp kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, giữ được bản sắc văn hóa địa phương và bản sắc của nền văn hoá dân tộc nói chung.
9.1.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Các giải pháp kiến trúc phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu:
1) Nhà ở hoặc quần thể nhà ở được thiết kế theo các cấp phù hợp với điều 5.7 “Quy hoạch khu ở” của QCXD này và tiêu chuẩn TCVN 4451 - 87 “Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”.
2) Công trình công cộng được thiết kế phù hợp với điều 5.8 “Quy hoạch các công trình công cộng” của QCXD này và tiêu chuẩn 20 TCN 13 - 91 “Phân cấp nhà và công trình dân dụng - Nguyên tắc chung”.
3) Các công trình dân dụng có thể được kết hợp nhiều chức năng (ở và dịch vụ công cộng, ở và sản xuất, hoặc các chức năng công cộng khác nhau...) vào trong một công trình và mỗi thành phần chức năng được thiết kế phù hợp với các quy định của thể loại công trình đó.
4) Các công trình công nghiệp được thiết kế phù hợp với điều 5.2 “Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng đô thị” của QCXD này và phù hợp với cấp công trình quy định trong TCVN 2748 - 91 “Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung”, tuỳ theo mức độ đầu tư và yêu cầu về chất lượng xây dựng.
Ghi chú:
Danh mục các tiêu chuẩn của VN về thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp được nêu ở phụ lục 9.1.
Điều 9.2. Giải pháp kiến trúc đối với công trình dân dụng đặc biệt quan trọng
1) Đối với các công trình dân dụng đặc biệt quan trọng, giải pháp kiến trúc phải đảm bảo những yêu cầu đặc biệt (về chất lượng thẩm mỹ, tính dân tộc, tính hiện đại, độ bền vững, mức độ trang thiết bị kỹ thuật), theo quy định riêng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
2) Trừ những trường hợp được quy định riêng, phương án kiến trúc cho các công trình dân dụng đặc biệt quan trọng phải được tuyển chọn thông qua thi tuyển các phương án kiến trúc.
Phụ lục 9.1. Danh mục tiêu chuẩn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp
1) Nhà ở (gồm cả khách sạn)
TCVN 4451 - 87 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
TCVN 4450 - 87 Căn hộ ở - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4391 - 86 Khách sạn du lịch - Xếp hạng
TCVN 5065 - 90 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế
2) Nhà và công trình công cộng
TCVN 4319 - 86 Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
a) Công trình văn hoá
TCVN 5577 - 91 Rạp chiếu bóng - Tiêu chuẩn thiết kế
b) Công trình giáo dục
TCVN 3907 - 84 Nhà trẻ - Trường mẫu giáo - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 3978 - 84 Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 3981 - 85 Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4602 - 88 Trường trung học chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế
TCXD 60 -74 Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế
c) Công trình y tế
TCVN 4470 - 95 Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế
d) Công trình thể dục, thể thao
TCVN 4205 - 86 Công trình thể thao - Các sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4260 - 86 Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4529 - 86 Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế
e) Công trình thương nghiệp
TCVN 4515 - 88 Nhà ăn công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế
f) Trụ sở làm việc
TCVN 4601 - 88 Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế
3) Công trình công nghiệp
TCVN 4514 - 88 Xí nghiệp công nghiệp - Tổng mặt bằng - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4604 - 88 Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4317 - 86 Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
Chương 10:
KẾT CẤU
Mục tiêu
Các quy định trong chương này nhằm bảo đảm cho hệ kết cấu và bộ phận kết cấu của công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng:
1) Không bị hư hại, võng, nứt, ăn mòn, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới việc sử dụng và gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản;
2) có đủ độ bền lâu (tuổi thọ) đảm bảo việc sử dụng bình thường của ngôi nhà mà không cần sửa chữa lớn trong thời hạn quy định;
3) không gây ảnh hưởng bất lợi (lún, nứt,...) đến ngôi nhà bên cạnh trong suốt thời gian xây dựng và sử dụng công trình.
Điều 10.1. Yêu cầu đối với kết cấu của công trình
Kết cấu của công trình phải đảm bảo an toàn, sử dụng bình thường trong suốt thời gian thi công và khai thác theo các quy định dưới đây:
10.1.1. Khả năng chịu lực
Kết cấu phải được tính toán phù hợp với loại công trình theo mọi yếu tố tác động lên chúng bao gồm:
1) Tổ hợp bất lợi nhất của các tải trọng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian;
2) Các tác động khác, kể cả tác động theo thời gian.
10.1.2. Khả năng sử dụng bình thường
Công trình, bộ phận công trình, vật liệu phải duy trì được việc sử dụng bình thường, không bị biến dạng, rung động và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép.
10.1.3. Tuổi thọ
Vật liệu sử dụng cho công trình phải có độ bền lâu, đảm bảo cho kết cấu công trình đáp ứng các yêu cầu sử dụng đã quy định và không phải sửa chữa trước thời hạn quy định.
Điều 10.2. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế kết cấu công trình.
10.2.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Kết cấu công trình được thiết kế theo các quy định dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu quy định tại điều 10.1:
1) Tính tính toán, thiết kế.
Kết cấu công trình, nền móng được tính toán theo phương pháp trạng thái giới hạn.
2) Khả năng chịu lửa của kết cấu.
Kết cấu sau khi tính toán, được kiểm tra khả năng chịu lửa và đạt các yêu cầu quy định tại điều 11.4 của QCXD này.
3) Bảo vệ kết cấu khỏi bị ăn mòn, mục, mọt.
Đối với kết cấu làm việc trong môi trường xâm thực hoặc ẩm ướt phải có biện pháp bảo vệ thích hợp.
10.2.2.Chỉ dẫn
10.2.2.1. Các trạng thái giới hạn
Các trạng thái giới hạn gồm 2 nhóm:
1) Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất:
Bao gồm những trạng thái giới hạn dẫn đến việc kết cấu mất khả năng chịu tải hoặc mất khả năng sử dụng do:
a) kết cấu bị phá hoại do tải trọng, tác động;
b) kết cấu bị mất ổn định về hình dáng, vị trí
c) kết cấu bị hỏng do mỏi
2) Nhóm trạng thái giới hạn thứ hai:
Bao gồm những trạng thái giới hạn làm cho kết cấu không thể duy trì việc sử dụng bình thường, do đã vượt quá các mức cho phép về:
a) biến dạng: độ võng, góc xoay, góc trượt; hoặc
b) dao động; hoặc
c) tạo thành hoặc phát triển khe nứt (chủ yếu đối với kết cấu bê tông).
10.2.2.2. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất
1) Tính toán kết cấu theo khả năng chịu lực, được tiến hành theo điều kiện:
T Ttd (1)
Trong đó:
T - Giá trị nguy hiểm có thể xẩy ra do từng nội lực hoặc do tác dụng đồng thời của một số nội lực;
Ttd - Giới hạn nhỏ nhất về khả năng chịu lực (tính theo một xác suất đảm bảo quy định) của tiết diện.
Giá trị T xác định theo tải trọng tính toán và được chọn trong các tổ hợp nội lực ứng với các trường hợp nguy hiểm đối với sự làm việc của kết cấu, xét cả về trị số và cả về phương chiều của nội lực.
Giá trị Ttd được xác định theo đặc trưng hình học của tiết diện và đặc trưng tính toán của vật liệu.
2) Điều kiện (1) cần được thoả mãn đối với mọi bộ phận, mọi tiết diện của kết cấu, ứng với mọi giai đoạn làm việc.
10.2.2.3. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai
Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai gồm:
1) Kiểm tra biến dạng theo điều kiện
(2)
Trong đó:
f- biến dạng (độ võng, góc xoay, độ dãn,..) của kết cấu do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.
- trị số giới hạn của biến dạng, phụ thuộc tính chất, điều kiện sử dụng của kết cấu, điều kiện làm việc của con người, của thiết bị, tâm lý con người và mỹ quan.
2) Kiểm tra khe nứt
a) Đối với kết cấu cho phép nứt
Kiểm tra độ mở rộng của khe nứt theo điều kiện:
(3)
Trong đó:
- Bề rộng khe nứt của kết cấu do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.
- Bề rộng giới hạn của khe nứt.
b) Đối với kết cấu không cho phép nứt
Kiểm tra việc không xuất hiện khe nứt theo điều kiện:
(4)
Trong đó:
- Nội lực dùng để kiểm tra, do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.
- Khả năng chống nứt của tiết diện.
3) Không cần tính toán kiểm tra theo trạng thái giới hạn thứ hai nếu như qua thử nghiệm hoặc thực tế sử dụng của các kết cấu tương tự đã khẳng định được: bề rộng khe nứt ở mọi giai đoạn không vượt quá trị số giới hạn và độ cứng của kết cấu ở giai đoạn sử dụng là đủ đảm bảo.
10.2.2.4. Sơ đồ, giả thiết, số liệu tính toán
1) Sơ đồ (hoặc mô hình) và các giả thiết cơ bản trong tính toán phải phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của công trình và trạng thái giới hạn đang xét.
2) Số liệu tính toán
Khi tính toán phải tính tới:
a) Các đặc trưng bất lợi nhất, tương ứng với độ đảm bảo nhất định, có thể xảy ra của vật liệu và đất.
b) Các tổ hợp tải trọng, tác động
i) Tính toán kết cấu cần tiến hành đối với mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, xây dựng, sử dụng và sửa chữa.
ii) Đối với kết cấu không được bảo vệ, phải chịu trực tiếp bức xạ mặt trời cần kể đến tác dụng nhiệt khí hậu.
iii) Đối với kết cấu tiếp xúc với nước hoặc nằm trong nước cần phải kể đến áp lực đẩy nổi của nước.
iv) Khi tính toán kết cấu theo khả năng chịu lực, ngoài các tác động bình thường của tải trọng còn cần xét đến những trường hợp ngẫu nhiên có thể làm thay đổi lực tác dụng hoặc thay đổi sơ đồ kết cấu.
Trong một số trường hợp còn cần tính đến: độ sai lệch bất lợi về kích thước, điều kiện thi công, điều kiện sử dụng và những điều kiện làm việc đặc biệt của kết cấu.
Điều 10.3. Tải trọng, tác động
10.3.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu.
Kết cấu công trình được coi là đạt yêu cầu về tải trọng và tác động nếu các số liệu dùng để thiết kế kết cấu, nền móng phù hợp với tiêu chuẩn:
· TCVN 2737 - 95 “Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế”.
Ghi chú:
(1) Những yêu cầu nêu trong TCVN 2737 - 95 được trích dẫn trong mục chỉ dẫn 10.3.2 dưới đây.
(2) Những tải trọng dưới đây không được quy định trong TCVN 2737 - 95 nêu trên mà theo quy định riêng:
a) Các tải trọng được gây ra do:
i) giao thông đường sắt, đường bộ;
ii) sóng biển, dòng chảy;
iii) động đất;
iv) dông lốc;
v) nhiệt độ;
vi) bốc xếp hàng hoá;
vii) thành phần động lực của thiết bị sản xuất và phương tiện giao thông.
b) Tải trọng đối với các công trình đặc biệt quan trọng.
c) Tải trọng đối với các công trình đặc thù như: giao thông, thuỷ lợi, bưu điện.
10.3.2. Chỉ dẫn
10.3.2.1. Các loại tải trọng và tổ hợp tải trọng
1) Khi thiết kế nhà và công trình phải tính đến các tải trọng sinh ra trong các quá trình sau:
a) xây dựng công trình;
b) sử dụng công trình;
c) chế tạo, bảo quản và vận chuyển các kết cấu.
2) Các loại tải trọng
Các loại tải trọng và thành phần của chúng được nêu trong phụ lục 10.1.
3) Tổ hợp tải trọng
a) Khi chịu tác dụng đồng thời của 2 hay nhiều tải trọng tạm thời, kết cấu phải được tính toán theo các tổ hợp bất lợi nhất.
b) Thành phần các loại tải trọng trong tổ hợp tải trọng được quy định trong phụ lục 10.2 với hệ số tổ hợp tải trọng được quy định trong phụ lục 10.3.
10.3.2.2. Tải trọng tính toán
Tải trọng tính toán là tích của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải (còn gọi là hệ số độ tin cậy về tải trọng).
10.3.2.3. Tải trọng tiêu chuẩn
1) Xác định giá trị tải trọng tiêu chuẩn
Giá trị tải trọng tiêu chuẩn được xác định theo quy định trong bảng 10.3.1.
Bảng 10.3.1. Cách xác định giá trị tải trọng tiêu chuẩn
Loại tải trọng |
Cách xác định giá trị tiêu chuẩn của tải trọng |
1. Trọng lượng kết cấu, đất (tĩnh tải) |
- theo TCVN hoặc catalo hoặc theo kích thước thiết kế - có thể kể đến độ ẩm thực tế trong quá trình xây dựng, sử dụng công trình - xác định tải trọng đất cần tính đến ảnh hưởng của độ ẩm thực tế, tải trọng vật liệu chất kho, thiết bị và phương tiện giao thông tác động lên đất. |
2. Tải trọng do thiết bị, người, vật liệu, sản phẩm chất kho.
|
2.1. Tải trọng do thiết bị và vật liệu chất kho a) phải xét đến trường hợp bất lợi nhất b) khi thay thế tải trọng thực tế trên sàn bằng tải trọng phân bố đều tương đương: i) xác định riêng rẽ cho từng cấu kiện của sàn ii) tải trọng phân bố đều tương đương tối thiểu cho nhà công nghiệp, nhà kho: 300 daN/ m2 cho bản sàn và dầm phụ 200 daN/ m2 cho dầm chính, cột, móng c) tải trọng do thiết bị căn cứ vào bố trí máy khi sử dụng nhưng tránh gia cố kết cấu chịu lực khi di chuyển, lắp đặt thiết bị d) đối với máy có tải trọng động: theo tiêu chuẩn riêng e) tác dụng động của tải trọng thẳng đứng do thiết bị bốc xếp hay xe cộ được phép xác định bằng 1,2 tải trọng tiêu chuẩn tĩnh. |
2.2. Tải trọng phân bố đều a) Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang: theo bảng 10.3.2. (các trường hợp được phép giảm tải trọng: xem ghi chú 1) b) Trọng lượng vách ngăn tạm thời: - xác định theo thực tế hoặc - tải trọng phân bố đều, xác định theo dự kiến bố trí vách ngăn, nhưng không nhỏ hơn 75daN/ m2 c) mái hắt, máng nước công xôn: i) tính với tải trọng tập trung thẳng đứng ở mép ngoài công trình có giá trị tiêu chuẩn bằng 75 daN/ m dài dọc tường (nhưng không nhỏ hơn 75 daN), ii) kiểm tra lại theo tải trọng phân bố đều có giá trị tiêu chuẩn là 75 daN/ m2 (mục 19b của bảng 10.3.2) 2.3. Tải trọng tập trung và tải trọng lên lan can a) Tải trọng tập trung: Tải trọng tập trung quy ước thẳng đứng đặt lên cấu kiện tại vị trí bất lợi, trên diện tích hình vuông không quá 100 cm2, cần để kiểm tra các cấu kiện: xem ghi chú 3. b) Tải trọng nằm ngang tác dụng lên tay vịn lan can cầu thang, ban công, lôgia, tường chắn mái: xem ghi chú 4. |
|
3. Tải trọng gió |
theo mục 10.3.7 |
4. Tải trọng do cầu trục, cầu treo |
theo phần 5 của TCVN 2737 - 95 |
Ghi chú:
(1) Những trường hợp được phép giảm tải trọng được quy định ở phụ lục 10.4
(2) Trọng lượng kết cấu là trọng lượng toàn bộ các vật liệu cấu thành công trình, gồm cả vật liệu trang trí, hoàn thiện.
(3) Giá trị tối thiểu của tải trọng tập trung thẳng đứng trên lan can được quy định theo bảng sau:
Loại cấu kiện |
sàn, cầu thang |
sàn tầng hầm mái, mái, sân thượng, ban công |
các mái leo lên bằng thang dựng sát tường |
giá trị tối thiểu của tải trọng tập trung (daN) |
150 |
100 |
50 |
(4) Tải trọng nằm ngang tác dụng lên tay vịn lan can cầu thang, ban công, lôgia được quy định theo bảng sau:
Trường hợp |
Giá trị tải trọng (daN/m) |
a) nhà ở, nhà mẫu giáo, nhà nghỉ, an dưỡng, bệnh viện b) khán đài, phòng thể thao c) nhà và phòng có yêu cầu đặc biệt d) sàn thao tác, lối đi trên cao, mái đua chỉ một vài người đi lại |
30 150 80 30 |
2) Tải trọng phân bố đều lên sàn và cầu thang
Tải trọng phân bố đều lên sàn và cầu thang dùng trong tính toán không được nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 10.3.2.
Bảng 10.3.2. Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều lên sàn và cầu thang
Loại phòng |
Đặc điểm |
Tải trọng tiêu chuẩn |
||
đơn vị |
Toàn phần |
Phần dài hạn |
||
1. Phòng ngủ |
a) Thuộc khách sạn, bệnh viện, trại giam. |
daN/ m2 |
200 |
70 |
b) Thuộc nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nội trú, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng... |
daN/ m2 |
150 |
30 |
|
2. Phòng ăn, phòng khách, buồng tắm, vệ sinh |
a) Thuộc nhà ở |
daN/ m2 |
150 |
30 |
b) Thuộc nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, trụ sở cơ quan, nhà máy |
daN/ m2 |
200 |
70 |
|
3. Bếp, phòng giặt |
a) Thuộc nhà ở |
daN/ m2 |
150 |
130 |
b) Thuộc nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, trụ sở cơ quan, nhà máy |
daN/ m2 |
300 |
100 |
|
4. Văn phòng, phòng thí nghiệm |
Thuộc trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân hàng, cơ sở nghiên cứu khoa học |
daN/ m2 |
200 |
100 |
5. Phòng nồi hơi, phòng động cơ và quạt...kể cả khối lượng máy |
Thuộc nhà ở cao tầng, cơ quan, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, cơ sở nghiên cứu khoa học. |
daN/ m2 |
750 |
750 |
6. Phòng đọc sách |
a) Có đặt giá sách b) Không đặt giá sách |
daN/ m2 daN/ m2 |
400 200 |
140 70 |
7a. Nhà hàng ăn uống |
|
daN/ m2 |
300 |
100 |
7b. Triển lãm trưng bày cửa hàng |
|
daN/ m2 |
400 |
140 |
8. Phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, hoà nhạc, hoà nhạc, phòng thể thao, khán đài |
a) Có ghế gắn cố định b) Không có ghế gắn cố định |
daN/ m2 daN/ m2 |
400 500 |
140 180 |
9. Sân khấu |
|
daN/ m2 |
750 |
270 |
10. Kho |
a) Kho sách lưu trữ (xếp dày đặc sách, tài liệu) b) Kho sách ở các thư viện c) Kho giấy d) Kho lạnh |
daN/ 1m chiều cao vật liệu chất kho
|
480
240 400 500 |
480
240 400 500 |
11. Phòng học |
Thuộc trường học |
daN/ m2 |
200 |
70 |
12. Xưởng |
a) Xưởng đúc b) Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe có trọng lượng c) Phòng lớn có lắp máy và có đường đi lại |
daN/ m2 daN/ m2
daN/ m2 |
2.000 500
400 |
theo thiết kế công nghệ |
13. Phòng áp mái |
Trên diện tích không đặt thiết bị, vật liệu |
daN/ m2 |
70 |
theo thiết kế công nghệ |
14. Ban công, lôgia |
a) Tải trọng phân bố đều từng dải trên diện tích rộng 0,8 m dọc theo lan can, ban công, lôgia. b) Tải trọng phân bố đều trên toàn bộ diện tích ban công, lôgia (được xét đến nếu tác dụng của nó bất lợi hơn khi lấy theo mục a) |
daN/ dải rộng 0,8m
daN/ m2 |
400
200 |
140
70 |
15. Sảnh, phòng giải lao, cầu thang, hành lang, hành lang thông với các phòng |
a) Văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng ngủ, phòng bếp, phòng giặt, phòng vệ sinh, phòng kỹ thuật. b) Phòng đọc, nhà hàng, phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hoà nhạc, phòng thể thao, kho, ban công, lôgia. c) Sân khấu |
daN/ m2
daN/ m2
daN/ m2 |
300
400
500 |
100
140
180 |
16. Gác lửng |
|
daN/ m2 |
75 |
Theo thiết kế công nghệ |
17. Trại chăn nuôi |
a) Gia súc nhỏ b) Gia súc lớn |
daN/ m2 daN/ m2 |
200 500 |
70 180 |
18. Mái bằng có sử dụng |
a) Phần mái có thể tập trung đông người (đi ra từ các phòng sản xuất, giảng đường, các phòng lớn). b) Phần mái dùng để nghỉ ngơi c) Các phần khác |
daN/ m2
daN/ m2 daN/ m2 |
400
150 50 |
140
50 theo thiết kế công nghệ |
19. Mái không sử dụng |
a) Mái ngói, mái fibrô xi măng, mái tôn và các mái tương tự, trần vôi rơm, trần bê tông đổ tại chỗ không có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có. b) Mái bằng, mái dốc bằng bê tông cốt thép, máng nước mái hắt, trần bê tông lắp ghép không có người đi lại, chỉ có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có |
daN/ m2
daN/ m2
|
30
75 |
theo thiết kế công nghệ
theo thiết kế công nghệ |
20. Sàn nhà ga, bến tàu điện ngầm |
|
daN/ m2 |
400 |
140 |
21. Ga ra ô tô |
Đường cho xe chạy, dốc lên xuống dùng cho xe con, xe khách và xe tải nhẹ có tổng trọng lượng |
daN/ m2 |
500 |
180 |
Ghi chú:
Tải trọng nêu ở mục 14 bảng 10.3.2 dùng để tính các kết cấu chịu lực của ban công lôgia. Khi tính kết cấu tường, cột, móng đỡ ban công, lôgia thì tải trọng trên ban công, lôgia lấy bằng tải trọng các phòng chính kề ngay đó và được giảm theo các quy định ở phụ lục 10.4.
10.3.2.4. Hệ số vượt tải
Hệ số vượt tải của các loại tải trọng được quy định ở bảng 10.3.3.
Bảng 10.3.3 - Hệ số vượt tải
Trường hợp tính toán |
Loại tải trọng |
Hệ số vượt tải |
1) Tính toán cường độ và ổn định |
1.1. Trọng lượng của kết cấu: a) kết cấu thép (1) b) kết cấu gạch đá, gạch đá có cốt thép c) kết cấu bêtông trên 1.600 kg/ m3 d) kết cấu bêtông từ 1.600 kg/ m3 trở xuống, vật liệu ngăn cách, lớp trát, hoàn thiện i) sản xuất tại nhà máy ii) sản xuất tại công trường |
1,05 1,1 1,1
1,2 1,3 |
1.2. Trọng lượng, áp lực đất (2): a) đất nguyên thổ b) đất đắp |
1,1 1,15 |
|
1.3. Tải trọng do thiết bị, người, hàng chất kho: Trọng lượng của: a) thiết bị cố định b) lớp ngăn cách của thiết bị cố định c) vật liệu chứa trong thiết bị, bể, ống dẫn: i) chất lỏng ii) chất rời, cặn, huyền phù d) thiết bị bốc dỡ, xe cộ e) tải trọng do vật liệu có khả năng hút ẩm, ngấm nước |
1,05 1,2
1,0 1,1 1,2 1,3 |
|
1.4. Tải trọng phân bố đều lên sàn, cầu thang: a) khi tải trọng tiêu chuẩn: i) nhỏ hơn 200 daN/ m2 ii) không nhỏ hơn 200 daN/ m2 b) do trọng lượng của vách ngăn tạm thời |
1,3 1,2 theo mục 1.1 |
|
1.5. Tải trọng tập trung và tải trọng lên lan can |
1,2 |
|
1.6. Tải trọng của cẩu trục, cẩu treo |
1,1 |
|
1.7. Tải trọng gió thời gian sử dụng giả định của công trình: 50 năm 40 năm 30 năm 20 năm 10 năm 5 năm |
1,2 1,15 1,1 1,0 0,9 0,75 |
|
2) Tính toán độ bền mỏi |
|
1,0 riêng đối với dầm cầu trục |
3) Tính toán theo biến dạng và chuyển vị |
|
1,0 (nếu không có quy định khác) |
Ghi chú:
(1) Trường hợp độ an toàn của kết cấu bị giảm khi giảm tải trọng thường xuyên (như độ ổn định chống lật khi giảm trọng lượng của kết cấu và đất) phải lấy hệ số độ tin cậy bằng 0,9.
(2) Đối với kết cấu thép nếu ứng lực do khối lượng riêng vượt quá 0,5 ứng lực chung thì lấy hệ số độ tin cậy bằng 1,1.
(3) Khi tính kết cấu nền móng theo các tải trọng sinh ra trong giai đoạn xây lắp, tải trọng tính toán ngắn hạn phải giảm đi 20%;
(4) Khi tính khả năng chống cháy của các kết cấu chịu tác động nổ, hệ số vượt tải lấy bằng 1 đối với tất cả các loại tải trọng.
(5) Khi tính toán cường độ và ổn định trong điều kiện tác động va chạm của cẩu trục và cẩu treo vào gối chắn đường ray, hệ số độ tin cậy lấy bằng 1 đối với tất cả các loại tải trọng.
10.3.2.5. Tải trọng gió
Tải trọng gió gồm 2 thành phần tĩnh và động, được tính toán như sau:
1) Thành phần tĩnh
a) Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao Z so với mốc chuẩn được xác định theo công thức:
W = W0 x k x c
Trong đó:
W0 - giá trị áp lực gió, theo mục 10.3.2.5.1.b dưới đây.
k - hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình (theo bảng 5, TCVN 2737 - 95)
c - hệ số khí động (theo bảng 6, TCVN 2737 - 95) cách xác định mốc chuẩn: theo phụ lục G, TCVN 2737 - 95.
2) Thành phần động
a) Không cần tính đến thành phần động khi xác định áp lực mặt trong của công trình được xây dựng ở địa hình dạng A và B (địa hình trống trải và tương đối trống trải, theo điều 6.5 của TCVN 2737 - 95) và có đặc điểm như sau:
i) nhà nhiều tầng, cao dưới 40m
ii) nhà công nghiệp 1 tầng, cao dưới 36m, tỷ số độ cao trên nhịp nhỏ hơn 1,5.
b) Cách xác định thành phần động của tải trọng gió được quy định trong các điều từ 6.11 tới 6.16 của tiêu chuẩn TCVN 2737 - 95 “Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế”.
10.3.2.6. Tải trọng động đất
Theo quy định tại điều 3.6 của Quy chuẩn xây dựng này.
Điều 10.4. Kết cấu bê tông cốt thép
10.4.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Kết cấu bê tông cốt thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:
1) Thiết kế:
· TCVN 5574 - 91 “kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
Ghi chú:
(1) TCVN 5574 – 91 không áp dụng cho những loại kết cấu dưới đây:
(a) kết cấu làm việc trong những môi trường đặc biệt như:
i) môi trường nhiệt độ cao: thường xuyên trên 700C, hoặc
ii) môi trường nhiệt độ thấp: dưới âm 400C, hoặc
iii) môi trường xâm thực mạnh đối với bê tông.
(b) kết cấu chuyên ngành, được thiết kế theo chỉ dẫn riêng
(c) kết cấu làm bằng các loại bê tông đặc biệt:
i) bê tông đặc biệt nặng: có khối lượng riêng trên 2.500 kg/ m3
ii) bê tông đặc biệt nhẹ: có khối lượng riêng dưới 800 kg/ m3
iii) bê tông cốt liệu bé: có đường kính dưới 5mm
iv) bê tông dùng cốt liệu và chất kết dính đặc biệt như chất dẻo
(2) Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5574 - 91 được trích dẫn ở mục 10.4.2 dưới đây.
2) Chống ăn mòn, chống thấm:
· TCVN 3993 - 85 Chống ăn mòn trong xây dựng -
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
· TCVN 5718 - 93 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước
3) Thi công, nghiệm thu
· TCVN 4452 - 87 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép -
Quy phạm thi công, nghiệm thu.
· TCVN 4453 - 95 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -
Quy phạm thi công, nghiệm thu.
· TCVN 5592 - 91 Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
Ghi chú:
Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.
10.4.2. Chỉ dẫn
10.4.2.1. Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (chọn sơ đồ kết cấu, chọn kích thước tiết diện và bố trí cốt thép) phải đảm bảo được độ bền, độ ổn định và độ cứng không gian xét trong tổng thể, cũng như riêng từng bộ phận của kết cấu trong mọi giai đoạn xây dựng và sử dụng.
10.4.2.2. Yêu cầu chống nứt
1) Yêu cầu chống nứt của kết cấu được phân thành ba cấp phụ thuộc vào điều kiện làm việc của chúng và loại cốt thép được dùng:
a) Cấp I - Không được phép xuất hiện vết nứt;
b) Cấp II - Cho phép có vết nứt ngắn hạn với bề rộng hạn chế khi kết cấu chịu tải trọng tạm thời bất lợi nhưng đảm bảo vết nứt sẽ được khép kín lại khi kết cấu không chịu tải trọng tạm thời bất lợi đó;
c) Cấp III - Cho phép có vết nứt với bề rộng hạn chế.
2)Cấp chống nứt và giá trị giới hạn của bề rộng khe nứt được quy định trong bảng 10.4.1.
Bảng 10.4.1. Cấp chống nứt và giới hạn của bề rộng khe nứt
Loại kết cấu |
Cấp chống nứt và giá trị của bề rộng khe nứt giới hạn (mm) ứng với loại cốt thép được dùng |
||
Thép thanh, dây thép thường |
Dây thép cường độ cao d |
Dây thép cường độ cao d |
|
1. Kết cấu chịu áp lực của chất lỏng hoặc hơi 2. Kết cấu nằm dưới mực nước ngầm |
Cấp 1 |
Cấp 1 |
Cấp 1 |
3. Kết cấu chịu trực tiếp áp lực của vật liệu rời |
Cấp 3 0,25 |
Cấp 2 0,10 |
Cấp 2 0,05 |
4. Kết cấu ở ngoài trời hoặc trong đất, trên mực nước ngầm |
Cấp 3 0,30 |
Cấp 2 0,15 |
Cấp 2 0,05 |
5. Kết cấu ở nơi được che phủ |
Cấp 3 0,35 |
Cấp 3 0,15 |
Cấp 2 0,15 |
Ghi chú:
(1) Bề rộng khe nứt giới hạn cho trong bảng ứng với tác dụng của toàn bộ tải trọng, kể cả dài hạn và ngắn hạn. Đối với kết cấu cấp 3 khi chỉ kiểm tra riêng với tải trọng dài hạn, giới hạn bề rộng khe nứt được giảm đi 0,05mm.
(2) ở những vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, giảm bề rộng khe nứt giới hạn 0,1 mm đối với cấp 3, giảm 0,05 mm đối với cấp 2. Nếu sau khi giảm mà bề rộng khe nứt giới hạn bằng không thì nâng kết cấu lên thành cấp 1.
(3) Đối với những công trình có niên hạn sử dụng dưới 20 năm cho phép tăng bề rộng khe nứt giới hạn lên 0,05 mm.
10.4.2.3. Yêu cầu về biến dạng
Các trị số giới hạn của biến dạng được quy định ở bảng 10.4.2.
Bảng 10. 4.2. Trị số giới hạn của biến dạng
Loại cấu kiện |
Giới hạn độ võng |
1.Dầm cầu trục với: a/ Cầu trục quay tay b/ Cầu trục chạy điện |
(1/ 500) L (1/ 600) L |
2. Sàn có trần phẳng, cấu kiện của mái và tấm tường treo (khi tính tấm tường ngoài mặt phẳng), nhịp L: a/ L < 6m b/ 6 c/ L > 7,5m |
(1/ 200) L 3 cm (1/ 250) L |
3. Sàn với trần có sườn và cầu thang, nhịp L: a/ L < 5m b/ 5 c/ L > 10m |
(1/ 200) L 2,5 cm (1/ 400) L |
Ghi chú:
(1) L là nhịp tính toán của dầm hoặc bản kê lên 2 gối. Đối với các công xon, dùng L = 2L1 với L1 là độ vươn của công xon.
(2) Khi thiết kế kết cấu có độ vồng trước thì lúc kiểm tra về võng cho phép trừ đi độ vồng đó nếu không có những hạn chế gì đặc biệt.
(3) Đối với các cấu kiện khác không nêu ở trong bảng thì giới hạn độ võng được quy định tuỳ theo tính chất và nhiệm vụ của chúng nhưng giới hạn đó không được lớn quá 1/ 150 nhịp hoặc 1/ 75 độ vươn của công xon.
(4) Khi quy định độ võng giới hạn không phải do yêu cầu về công nghệ sản xuất và cấu tạo mà chỉ do yêu cầu về thẩm mỹ thì để tính toán f chỉ lấy các tải trọng tác dụng dài hạn.
10.4.2.4. Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép
1) Khi tính toán kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép chịu tác dụng của nội lực sinh ra trong lúc chuyên chở và cẩu lắp, tải trọng do trọng lượng bản thân cấu kiện cần nhân với hệ số động lực lấy như sau: bằng 1,8 khi chuyên chở, bằng 1,5 khi cẩu lắp. Trong trường hợp này không cần kể đến hệ số vượt tải cho trọng lượng bản thân.
2) Các kết cấu nửa lắp ghép cũng như kết cấu toàn khối liên hợp cần tính toán theo hai giai đoạn làm việc sau đây:
a) Trước khi bê tông mới đổ đạt được cường độ quy định: tính toán các bộ phận lắp ghép hoặc các cốt cứng chịu tác dụng của tải trọng do trọng lượng của phần bê tông mới đổ và của mọi tải trọng khác tác dụng trong quá trình đổ bê tông.
b) Sau khi bê tông mới đổ đạt được cường độ quy định: tính toán kết cấu bao gồm cả phần lắp ghép hoặc cốt cứng cùng với bê tông mới đổ, chịu tải trọng tác dụng trong quá trình sau này của việc xây dựng và theo tải trọng khi sử dụng kết cấu.
10.4.2.5. Khoảng cách giữa các khe co giãn - nhiệt độ.
1) Kết cấu không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa, nắng
Đối với hệ kết cấu không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa, nắng, khoảng cách giữa các khe co giãn - nhiệt độ không được vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 10.4.3.
Trường hợp cần khoảng cách lớn hơn, phải xác định khoảng cách khe co giãn - nhiệt độ bằng tính toán.
Bảng 10.4.3. Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn nhiệt độ cho phép không cần tính toán
(đối với hệ kết cấu, không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng)
Kết cấu |
Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn |
1. Khung lắp ghép (kể cả trường hợp có mái bằng kim loại hoặc gỗ) 2. Kết cấu lắp ghép bằng các tấm đặc 3. Khung toàn khối hoặc nửa lắp ghép 4. Kết cấu tấm đặc toàn khối hoặc nửa lắp ghép |
70
60 60 50 |
2) Kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng
Đối với kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng như: lớp mặt mái nhà, ban công, mặt đường, khoảng cách khe co giãn nhiệt ẩm phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5718 - 93: “Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.” (bảng 10.4.4).
Bảng 10.4.4. Khoảng cách tối đa của khe co giãn nhiệt ẩm, theo 2 chiều vuông góc
(đối với kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng)
Loại kết cấu |
Khoảng cách tối đa (m) |
- Lớp bê tông chống thấm của mái không có lớp chống nóng. - Tường chắn mái bằng bê tông cốt thép. |
9 |
- Lớp bê tông chống thấm của mái có lớp chống nóng đạt yêu cầu kỹ thuật, quy định tại điều 4 của TCVN 5718 - 93. - Kết cấu bê tông cốt thép khác chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời. |
18 |
Điều 10.5. Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép
10.5.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Các kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:
1) Thiết kế
· TCVN 5573 - 91 “Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
Ghi chú:
Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5573 - 91 được trích dẫn ở mục 10.5.2.
2) Thi công, nghiệm thu:
· TCVN 4085 - 85 “Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công, nghiệm thu”.
Ghi chú: Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.
10.5.2. Chỉ dẫn
10.5.2.1. Phải kiểm tra cường độ của tường, cột, mái đua và những cấu kiện khác trong giai đoạn thi công và sử dụng.
10.5.2.2. Các cấu kiện có kích thước lớn (như panen tường, khối xây lớn,...) phải được kiểm tra bằng tính toán trong giai đoạn chế tạo và dựng lắp như quy định tại mục 10.4.2.4.
10.5.2.3. Yêu cầu tối thiểu về liên kết trong khối xây đặc bằng gạch hoặc đá có hình dạng vuông vắn (ngoại trừ panen bằng gạch rung) như sau:
a) Đối với xây bằng gạch có chiều dày đến 65 mm - một hàng gạch ngang cho sáu hàng gạch dọc; đối với khối xây bằng gạch rỗng có chiều dày đến 65mm - một hàng gạch ngang cho bốn hàng gạch dọc.
b) Đối với khối xây bằng đá có chiều cao một lớp từ 200 mm trở xuống - một hàng ngang cho ba hàng dọc.
10.5.2.4. Khe nhiệt độ
Đối với tường ngoài không có cốt thép, khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ được quy định ở bảng 10.5.1.
Bảng 10.5.1. Khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ trên tường ngoài (m)
Loại khối xây |
Khoảng cách (m) với mác vữa xây |
|
mác 50 trở lên |
mác 25 trở xuống |
|
1. Khối xây bằng gạch sét thường, gạch gốm, đá thiên nhiên, blốc bê tông lớn. |
100 |
120 |
2. Khối xây bằng gạch silicát, gạch bê tông, blốc bê tông silicát. |
70 |
80 |
3. Tường bằng bê tông đá hộc |
35 |
Ghi chú:
Đối với công trình bằng gạch đá lộ thiên, khoảng cách này lấy bằng 0,5 trị số trong bảng.
Điều 10.6. Kết cấu thép
10.6.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Kết cấu thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:
1) Thiết kế:
· TCVN 5575 - 91 “Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
Ghi chú: Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5575 - 91 được trích dẫn ở mục 10.6.2.
2) Thi công, nghiệm thu
· 20 TCVN 170 - 89 “Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật”
10.6.2. Chỉ dẫn
10.6.2.1. Khi thiết kế thép cần:
1) Dự kiến hệ thống giằng để đảm bảo sự ổn định và bất biến hình không gian của toàn bộ kết cấu và các cấu kiện của chúng trong quá trình lắp ráp và sử dụng.
2) Loại trừ các ảnh hưởng có hại của biến dạng và ứng suất dư.
3)Trong liên kết cần loại trừ khả năng phá hoại dòn kết cấu trong quá trình lắp ráp và sử dụng.
4) Chống ăn mòn cho kết cấu thép.
10.6.2.2. Độ võng và độ nghiêng lệch của kết cấu.
1) Độ võng được xác định theo tải trọng tiêu chuẩn không kể đến sự giảm yếu của tiết diện do lỗ bulông và không xét đến hệ số động.
Đối với các kết cấu có độ vồng cấu tạo độ võng thẳng đứng lấy bằng hiệu số giữa giá trị của độ võng toàn bộ và độ vồng cấu tạo.
2) Độ võng tương đối thẳng đứng của các cấu kiện không được vượt quá các giá trị cho ở bảng 10.6.1.
Độ võng tương đối của các kết cấu không được nêu trong bảng 10.6.1 cần được thiết lập theo các yêu cầu riêng, nhưng không được vượt quá 1/ 150 chiều dài của nhịp dầm hoặc của hai lần phần vươn ra của công xon.
3) Độ võng ngang tương đối của thanh đứng, xà ngang và của panen tường treo không được vượt quá 1/ 300; của dầm đỡ cửa kính không được vượt quá 1/ 200 chiều dài của nhịp.
4) Độ lệch ngang tương đối của cột ở mức cánh trên của dầm cầu trục có số chu kỳ tác dụng của tải trọng từ 2x106 trở lên không được vượt quá 1/ 2000 nhịp.
Bảng 10.6.1. Độ võng tương đối của cấu kiện
Các cấu kiện của kết cấu |
Độ võng tương đối (đối với nhịp L) |
1. Dầm và dàn cầu trục: - Chế độ làm việc nhẹ (bao gồm cầu trục tay pa - lăng điện và pa - lăng) - Chế độ làm việc trung bình - Chế độ làm việc nặng và rất nặng |
1/400
1/500 1/600 |
2. Dầm sàn công tác của nhà sản xuất với đường ray: - Khổ rộng - Khổ hẹp |
1/600 1/400 |
3. Dầm sàn công tác của nhà sản xuất khi không có đường ray và dầm sàn giữa các tầng: - Dầm chính - Các dầm khác và dầm cầu thang - Sàn thép |
1/400 1/250 1/150 |
4. Dầm và dàn của mái và của sàn hầm mái: - Có treo thiết bị nâng chuyển hoặc thiết bị công nghệ - Không thiết bị treo - Xà gồ - Sàn định hình |
1/400 1/250 1/200 1/150 |
4. Các cấu kiện của sườn tường: - Xà ngang - Dầm đỡ cửa kính |
1/300 1/200 |
Ghi chú:
(1) Đối với công xon nhịp L lấy bằng hai lần phần vươn ra của công xon.
(2) Khi có lớp vữa trát, độ võng của dầm sàn chỉ do tải trọng tạm thời gây ra không được lớn hơn 1/350 chiều dài nhịp.
10.6.2.3. Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt độ
Khoảng cách tối đa giữa các khe co giãn nhiệt độ của khung thép nhà một tầng và các công trình được quy định ở bảng 10.6.2.
Bảng 10.6.2. Khoảng cách tối đa giữa các khe co giãn nhiệt độ (m)
Đặc điểm công trình |
Khoảng cách tối đa (m) |
||
Giữa các khe nhiệt độ |
Từ khe nhiệt độ hoặc từ đầu mút nhà đến trục của hệ giằng đứng gần nhất |
||
Theo dọc nhà |
Theo ngang nhà |
||
Nhà có cách nhiệt |
230 |
150 |
90 |
Các xưởng nóng |
200 |
120 |
75 |
Cầu cạn lộ thiên |
130 |
- |
50 |
Ghi chú: Khi trong phạm vi đoạn nhiệt độ của nhà và công trình có hai hệ giằng đứng thì khoảng cách giữa các giằng đó (tính từ trục) không được vượt quá các giá trị: đối với nhà lấy từ 40 đến 50m; đối với cầu cạn lộ thiên lấy từ 25 đến 30m.
2) Khi khoảng cách vượt quá 50% so với giá trị của bảng 10.6.2, hoặc tăng độ cứng của khung bằng tường, kết cấu khác thì cần tính đến tác dụng của nhiệt độ gây biến dạng không đàn hồi của kết cấu và tính dẻo của các nút.
Điều 10.7. Kết cấu gỗ
10.7.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Kết cấu gỗ của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với các tiêu chuẩn của VN dưới đây:
1) Thiết kế
· TCXD 44 - 70 “Quy phạm thiết kế kết cấu gỗ”.
Ghi chú: Những chỉ dẫn quan trọng của TCXD 44 - 70 được trích dẫn ở mục 10.7.2.
2) Vật liệu
· TCVN 1072 - 71 “Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý”.
Ghi chú: Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.
10.7.2. Chỉ dẫn
10.7.2.1. Điều kiện sử dụng kết cấu gỗ và chống mục, mọt.
1) Điều kiện sử dụng
a) Chỉ nên dùng kết cấu gỗ làm việc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.
b) Không nên sử dụng kết cấu gỗ trong môi trường có độ ẩm thường xuyên cao, khó thông gió hoặc môi trường dễ bị cháy.
2) Xử lý, bảo quản kết cấu gỗ:
a) Kết cấu làm bằng gỗ từ nhóm 2 tới nhóm 5 có thể không cần xử lý ngâm tẩm. Riêng những chi tiết quan trọng như đệm gỗ, chốt gỗ, nếu không được làm bằng gỗ nhóm 2 thì phải được ngâm tẩm chống mục;
b) Kết cấu làm bằng gỗ nhóm 6 trở xuống (tới nhóm 7, 8) thì nhất thiết phải ngâm tẩm hoá chất trước khi sử dụng;
Ghi chú:
(1) Nhóm gỗ trong mục 10.7.2.1/2 này được xác định theo cách phân loại gỗ thành 8 nhóm, dựa trên tính chất chung và công dụng như dưới đây:
Nhóm gỗ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đặc điểm |
gỗ quý |
thiết mộc |
|
|
hồng sắc tốt |
hồng sắc xấu |
bạch tạp |
bạch tạp |
(2) Phân loại gỗ nêu trên khác với phân nhóm gỗ theo tính chất cơ lý, quy định ở mục 10.70.2.5.
10.7.2.2. Trong bản vẽ thi công, cần ghi rõ những chỉ dẫn về: loại gỗ sử dụng, độ ẩm của gỗ, các loại cấu kiện và phương pháp gia công, số liệu thép và phương pháp gia công các chi tiết và cấu kiện bằng thép dùng trong kết cấu gỗ.
10.7.2.3. Khi tính nội lực trong các cấu kiện và liên kết của kết cấu gỗ, cho phép giả thiết vật liệu làm việc đàn hồi, không xét đến các biến dạng và ứng suất do nhiệt độ thay đổi và do vật liệu gỗ bị co, giãn gây nên.
10.7.2.4. Độ võng tương đối cho phép của cấu kiện chịu uốn được quy định tại bảng 10.7.1.
Bảng 10.7.1. Độ võng tương đối (f/L) của cấu kiện chịu uốn
Cấu kiện |
Độ võng tương đối |
Sàn gác Dầm trần, xà gồ, kéo Cầu phong, li tô |
1/250 1/200 1/150 |
Ghi chú:
Để tính độ võng, mô đun đàn hồi dọc của gỗ được xác định như sau:
(a) Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường, mô đun đàn hồi dọc của mọi loại gỗ chịu tác động của tải trọng thường xuyên và tạm thời lấy bằng:
E = 100.000 daN/ cm2
(b) Trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc chỉ chịu tác động của tải trọng dài hạn thì trị số E phải nhân với các hệ số quy định trong bảng 10.7.2.
Bảng 10.7.2. Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu nằm trong điều kiện độ ẩm cao hoặc nhiệt độ cao hoặc chỉ kiểm tra riêng với tải trọng dài hạn
Điều kiện sử dụng |
Hệ số |
- Gỗ bị ẩm ngắn hạn sau đó lại khô (công trình không được bảo vệ khỏi tác dụng của khí quyển, kết cấu bị ảnh hưởng ẩm ngắn hạn trong các gian sản xuất) - Gỗ bị ẩm lâu dài (trong nước, đất, kết cấu bị ẩm lâu trong các gian sản xuất) - Chịu nhiệt độ không khí 350C - 500C (trong nhà sản xuất) - Kết cấu chỉ tính với tải trọng thường xuyên. |
0,85
0,75
0,80 0,80 |
10.7.2.5. Tính chất cơ lý của gỗ
1) Tiêu chuẩn TCVN 1072 - 71 “Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý” quy định:
a) Các loại gỗ dùng để chịu lực trong xây dựng được phân thành 6 nhóm theo tính chất cơ lý như quy định tại phụ lục 10.6.
b) Các trị số ứng suất tính toán của các nhóm gỗ được quy định ở bảng 10.7.3.
Bảng 10.7.3. Các trị số ứng suất tính toán của các nhóm gỗ
(dùng để chịu lực trong xây dựng)
Nhóm gỗ |
Ứng suất, 105N/m2 (hoặc daN/cm2) |
|||
nén dọc |
uốn tĩnh |
kéo dọc |
cắt dọc |
|
I |
630 |
1.300 |
1.395 |
125 |
II |
525 |
1.080 |
1.165 |
105 |
III |
440 |
900 |
970 |
85 |
IV |
365 |
750 |
810 |
70 |
V |
305 |
625 |
675 |
60 |
VI |
205 |
425 |
460 |
45 |
Ghi chú: Nhóm gỗ trong bảng được phân theo tính chất cơ lý như quy định tại phụ lục 10.6.
2) Trong tính toán kết cấu gỗ, được phép sử dụng các trị số dưới đây:
a) Cường độ tính toán của gỗ chịu tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời trong điều kiện nhiệt độ bình thường (dưới 350C), độ ẩm bình thường (W = 15 đến 18%) nêu trong bảng 10.7.4.
Bảng 10.7.4. Cường độ tính toán của gỗ (daN/cm2)
Trạng thái ứng suất |
Ký hiệu |
Nhóm gỗ |
Khi độ ẩm W = |
|
15% |
18% |
|||
Nén dọc thớ |
Rn |
4 |
150 |
135 |
5 |
155 |
135 |
||
6 |
130 |
115 |
||
7 |
115 |
100 |
||
Kéo dọc thớ |
Rk |
4 |
115 |
110 |
5 |
125 |
120 |
||
6 |
100 |
95 |
||
7 |
85 |
80 |
||
Uốn |
Ru |
4 |
170 |
150 |
5 |
185 |
165 |
||
6 |
135 |
120 |
||
7 |
120 |
100 |
||
Nén ngang thớ và ép mặt ngang thớ (cục bộ/ toàn bộ) |
Rn90/ Rem90 |
4 |
25 |
24 |
5 |
28/25 |
25/22 |
||
6 |
20/20 |
18/18 |
||
7 |
15/15 |
13/13 |
||
Trượt dọc thớ |
Rtr |
4 |
29 |
25 |
5 |
30 |
25 |
||
6 |
24 |
21 |
||
7 |
22 |
19 |
Ghi chú: Nhóm gỗ trong bảng này được phân theo quy định ở mục 10.7.2.1.1.b.
b) Các hệ số điều kiện làm việc:
Trong những điều kiện làm việc không bình thường, cường độ tính toán cho trong bảng 10.7.4 phải nhân với các hệ số điều kiện làm việc tương ứng theo bảng 10.7.5, 10.7.6, 10.7.7.
Bảng 10.7.5. Hệ số điều kiện làm việc của các cấu kiện và liên kết khi uốn kéo, nén trượt.
Dạng ứng suất của gỗ |
Trị số |
1. Uốn ngang: a) Ván, thanh có kích thước một cạnh của tiết diện < 15cm b) Thanh có kích thước bề rộng của tiết diện ngang c) Gỗ tròn không có rãnh cắt trong tiết diện tính toán 2. Kéo dọc thớ: Cấu kiện có giảm yếu trong tiết diện tính toán 3. Ép ngang thớ (cục bộ) a) Mặt phẳng gối tựa của kết cấu b) Mộng và chêm c) ép dưới tấm đệm (khi góc tựa từ 900 đến 600) d) ép trên một phần chiều dài Lcb (cm), khi chiều dài phần không chất tải không nhỏ hơn chiều dài ép dọc thớ Lcb và chiều dày cấu kiện (trừ những trường hợp thuộc mục 3a, 3b, 3c của bảng) |
1,00 1,15
1,20
0,80
1,30 1,70 2,20 1+ 8/ (Lcb + 1,2) |
Ghi chú: Hệ số điều kiện làm việc của gỗ tròn bị uốn có vết cắt trong tiết diện tính toán được lấy như tiết diện chữ nhật của gỗ xẻ tương ứng với kích thước bị giảm yếu.
Bảng 10.7.6. Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu chịu tải trọng ngắn hạn
Loại tải trọng |
Hệ số |
|
Với mọi loại cường độ, trừ ép mặt ngang thớ |
Với ép mặt ngang thớ |
|
Gió hoặc dựng lắp Động đất |
1,2 1,4 |
1,4 1,6 |
Bảng 10.7.7. Hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện cong
Trạng thái ứng suất của cấu kiện |
Hệ số đối với tỉ số r/a bằng |
||||
125 |
150 |
200 |
250 |
|
|
Nén và uốn Kéo |
0,7 0,5 |
0,8 0,6 |
0,9 0,7 |
1,0 0,8 |
1,0 1,0 |
Ghi chú:
Giải thích ký hiệu:
r - Bán kính cong của cấu kiện;
a - Kích thước tiết diện của một tấm ván hay một thanh gỗ bị uốn cong, lấy theo phương của bán kính cong.
Điều 10.8. Nền móng công trình
10.8.1. Yêu cầu đối với nền móng công trình
10.8.1.1. Nền móng công trình phải đảm bảo:
1) Biến dạng của nền và công trình không được vượt quá trị số giới hạn cho phép để sử dụng công trình bình thường.
Trị số giới hạn cho phép của biến dạng đồng thời giữa nền và công trình được quy định ở mục 10.8.1.2.
2) Nền đủ sức chịu tải để không xảy ra mất ổn định hoặc phá hoại nền.
10.8.1.2. Biến dạng cho phép của nền và công trình được quy định theo các yêu cầu sử dụng của công trình và yêu cầu về độ bền, ổn định và chống nứt của kết cấu.
Trường hợp các kết cấu móng không tính theo biến dạng không đều của nền và không có yêu cầu đặc biệt đối với công trình, biến dạng cho phép của nền và công trình được quy định theo bảng 10.8.1.
Tên và đặc điểm kết cấu của công trình |
Trị biến dạng giới hạn của nền và công trình |
|||||||
Biến dạng tương đối |
Độ lún tuyệt đối trung bình và lớn nhất |
|||||||
Dạng |
Độ lớn |
Dạng |
Độ lớn |
|||||
1. Nhà dân dụng, sản xuất nhiều tầng, bằng khung hoàn toàn |
||||||||
1.1. Khung bê tông cốt thép: - không có tường chèn - có tường chèn |
Độ lún lệch tương đối |
0,002 |
Độ lún tuyệt đối lớn nhất |
8 |
||||
0,001 |
8 |
|||||||
1.2. Khung thép: - không có tường chèn - có tường chèn |
0,004 |
12 |
||||||
0,002 |
12 |
|||||||
2. Công trình không xuất hiện nội lực thêm do lún không đều
|
||||||||
|
như trên |
0,006 |
như trên |
15 |
||||
3. Nhà nhiều tầng không khung, tường chịu lực bằng |
||||||||
3.1. Tấm lớn |
Võng hoặc võng tương đối |
0,0007 |
Độ lún trung bình |
10 |
||||
3.2. Khối lớn, thể xây bằng gạch: - không có cốt - có cốt hoặc giằng bê tông cốt thép |
0,001 0,0012 |
10 15
|
||||||
3.3. Không phụ thuộc vật liệu tường |
Độ nghiêng theo hướng ngang |
0,005 |
- |
|||||
4. Công trình cao, cứng |
||||||||
4.1. Công trình máy nâng bằng kết cấu bê tông cốt thép: |
||||||||
a) Nhà làm việc và thân xilô đặt trên cùng một bản móng - kết cấu toàn khối - kết cấu lắp ghép |
Độ nghiêng ngang và dọc igb |
0,003 |
Độ lún trung bình |
40 |
||||
0,003 |
30 |
|||||||
b) Thân xilô đặt riêng rẽ: - kết cấu toàn khối - kết cấu lắp ghép |
0,004 |
40 |
||||||
0,004 |
30 |
|||||||
c) Nhà làm việc đặt riêng rẽ |
Độ nghiêng ngang |
0,003 |
25 |
|||||
Độ nghiêng dọc |
0,004 |
|||||||
4.2. Ống khói có chiều cao H: |
||||||||
H |
Nghiêng |
0,005 |
Độ lún trung bình |
40 |
||||
100 < H |
|
30 |
||||||
200 < H |
|
20 |
||||||
H > 300m |
|
10 |
||||||
4.3. Công trình khác, cao đến 100m và cứng |
||||||||
|
Như trên |
0,004 |
như trên |
20 |
||||
10.8.1.3. Thiết kế nền móng công trình phải căn cứ vào tính chất kết cấu công trình, kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn của địa điểm xây dựng và kinh nghiệm xây dựng công trình trong điều kiện địa chất công trình tương tự.
10.8.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
10.8.2.1. Giải pháp
Các giải pháp khảo sát, thiết kế nền móng công trình phù hợp với tiêu chuẩn của VN dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu:
1) Khảo sát
· TCVN 4419 - 87 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản
· TCXD 194 - 1997 Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật
· TCXD 196 - 1997 Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng
cọc khoan nhồi
· 20 TCN 80 - 80 Đất cho xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường
bằng tải trọng tĩnh
· 20 TCN 174 - 89 Đất cho xây dựng
Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh
· 20 TCN 160 - 87 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công
móng cọc
· 20 TCN 88 - 82 Cọc. Phương pháp thí nghiệm hiện trường
· 20 TCN 112 - 84 Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới
(do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình.
2) Thiết kế nền móng
· TCXD 45 - 78 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
· TCXD 195 - 1997 Nhà cao tầng - Thiết kế khoan nhồi
· 20 TCN 21 - 86 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
Ghi chú:
(1) Danh mục các tiêu chuẩn về phương pháp xác định tính chất cơ lý của đất xây dựng trong phòng thí nghiệm được liệt kê ở phụ lục 10.7.
(2) Một số quy định cần thiết của TCXD 45 -78 được trích dẫn và tổng hợp trong mục chỉ dẫn 10.8.2.2 dưới đây.
10.8.2.2. Chỉ dẫn
1) Thiết kế nền phải chú ý tới:
a) Đặc trưng của công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này. Phải kể đến tải trọng do vật liệu chất kho và thiết bị đặt gần móng, trên dốc chân tường và trên mặt nền xây trực tiếp lên đất.
b) Ảnh hưởng bất lợi của môi trường ngoài như: ảnh hưởng của nước mưa và nước dưới đất. Phải chú ý đến dao động của mực nước ngầm (tầng mặt) trong đất theo mùa và khả năng thay đổi độ ẩm của đất trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Trường hợp nước ngầm, nước trên mặt hoặc nước sản xuất có tính ăn mòn vật liệu móng thì phải dự kiến các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.
2) Nền được tính toán theo phương pháp trạng thái giới hạn
3) Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất (sức chịu tải, ổn định)
a) Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất nhằm đảm bảo nền ổn định và không bị phá hoại.
b) Tính nền theo sức chịu tải phải dựa trên tổ hợp tải trọng cơ bản và tổ hợp đặc biệt.
c) Nền móng công trình cần tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất trong những trường hợp sau:
i) Công trình thường xuyên chịu tải trọng ngang đáng kể truyền lên nền: như tường chắn đất, đập thuỷ điện,...
ii) Công trình xây dựng ở mép mái dốc hoặc gần các lớp đất có độ nghiêng lớn;
iii) Nền là đá cứng;
iv) Nền gồm đất sét nhà ở nước và đất than bùn
4) Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ hai: biến dạng
a) Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai nhằm khống chế biến dạng của công trình không vượt quá giới hạn cho phép, đảm bảo việc sử dụng bình thường và mỹ quan của công trình.
Tính toán theo kiểm tra các điều kiện:
(10.8.1)
(10.8.2)
(10.8.3)
Trong đó:
S - độ lún tuyệt đối lớn nhất hoặc độ lún trung bình
- đối với nhà khung là độ lún lệch tương đối
đối với nhà tường chịu lực là độ võng tương đối hoặc độ vồng lên tương đối.
i - độ nghiêng theo phương dọc hay phương ngang của công trình cao, cứng
- trị số giới hạn cho phép của các loại biến dạng tương ứng nêu trên, quy định trong mục 10.8.1.2.
b) Tính nền theo biến dạng theo tổ hợp cơ bản của tải trọng, không kể đến những nội lực trong các kết cấu do tác động của nhiệt độ gây ra.
c) Cần tính toán nền theo biến dạng trong trường hợp nền không phải là đá cứng.
d) Việc tính nền theo biến dạng xem như đảm bảo nếu áp lực trung bình thực tế lên nền không vượt quá áp lực tính toán đối với các loại nhà quy định trong bảng 10.8.2. dưới đây, được xây dựng trên các loại đất nêu trong bảng đó.
Bảng 10.8.2. Trường hợp không cần tính lún
Loại công trình |
Điều kiện địa chất |
Các nhà có bề rộng các móng băng riêng biệt nằm dưới các kết cấu chịu lực hoặc diện tích của các móng trụ không chênh nhau quá 2 lần và thoả mãn các điều kiện dưới đây: 1. Nhà sản xuất: có tải trọng trên sàn không lớn hơn 2tấn/m2 và là: - nhà một tầng có kết cấu chịu lực ít nhạy với lún không đều (1) - hoặc nhà nhiều tầng (đến 6 tầng) có lưới cột không quá 6 x 9 mét. 2. Nhà ở và nhà công cộng Nhà có mặt bằng chữ nhật, không có bước nhảy theo chiều cao, khung hoàn toàn hoặc không khung có tường chịu lực bằng gạch, bằng khối lớn hoặc tấm lớn và: - Nhà dài, gồm nhiều đơn nguyên, cao đến 9 tầng - Nhà kiểu tháp, khung toàn khối cao đến 14 tầng. 3. Nhà và công trình nông nghiệp (không phụ thuộc hình dạng trên mặt bằng, số tầng nhà, sơ đồ kết cấu) |
Đất gồm nhiều lớp nằm ngang trong nền nhà và công trình (độ nghiêng không quá 0,1) thuộc những loại đất liệt kê dưới đây:
1. Đất hòn lớn có hàm lượng cát ít hơn 40% và sét ít hơn 30%
2. Cát có độ thô bất kỳ, trừ cát bụi, chặt và chặt vừa. 3. Cát có độ thô bất kỳ nhưng chặt 4. Cát có độ thô bất kỳ nhưng chặt vừa.
5. Á cát, á sét và sét có độ sệt
6. Như điểm 5 trên, nhưng hệ số rỗng e = 0,5 - 10 7. Đất cát có e < 0,7 kết hợp với đất sét nguồn gốc nêôzen có e < 0,7 và
|
Ghi chú:
(1) Như: khung thép hoặc bê tông trên móng đơn với gối tựa khớp của sàn và thanh giằng, gồm cả cầu trục có sức nâng 50 tấn.
Phụ lục 10.1. Các loại tải trọng
Loại tải trọng |
Thành phần tải trọng |
1. Tải trọng thường xuyên |
1.1. Trọng lượng kết cấu chịu lực và kết cấu bao che của nhà, công trình |
1.2. Trọng lượng và áp lực của đất (lấp, đắp), áp lực tạo ra do việc khai thác mỏ; |
|
1.3. Ứng lực tự tạo hoặc có trước trong kết cấu hoặc nền móng, kể cả ứng suất trước (khi tính toán được coi như là ứng lực do các tải trọng thường xuyên) |
|
2. Tải trọng tạm thời dài hạn |
2.1. Các tải trọng phân bố đều, tác dụng lên sàn và cầu thang a) trong nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp b) do vật liệu chứa và bệ thiết bị trong các phòng, kho. |
2.2. Trọng lượng của: a) Vách ngăn tạm thời, phần đất và bê tông đệm dưới thiết bị; b) thiết bị cố định c) chất lỏng, chất rắn có trong thiết bị trong quá trình sử dụng; d) lớp nước trên mái cách nhiệt bằng nước; e) lớp bụi sản xuất bám vào kết cấu; |
|
2.3. Áp lực của: a) Áp lực của hơi, chất lỏng, chất rời trong bể chứa, đường ống trong quá trình sử dụng b) Áp lực dư và sự giảm áp của không khí, phát sinh khi thông gió (hầm lò); |
|
2.4. Tải trọng thẳng đứng do cần trục hoặc cẩu treo |
|
2.5. Tác dụng nhiệt công nghệ do các thiết bị đặt cố định |
|
2.6. Tác động do thay đổi độ ẩm, co ngót và từ biến của vật liệu |
|
2.7. Tác động do biến dạng nền không kèm theo sự thay đổi cấu trúc đất |
|
3. Tải trọng tạm thời ngắn hạn |
3.1. Tải trọng sinh ra khi: a) sửa chữa thiết bị: do trọng lượng người, vật liệu, dụng cụ sửa chữa gây ra; b) chế tạo, vận chuyển và xây lắp các kết cấu xây dựng, kể cả tải trọng gây ra do: i) trọng lượng của thành phẩm, vật liệu xây dựng chất kho tạm thời (không kể các tải trọng ở vị trí được chọn trước dành cho làm kho hay để bảo quản vật liệu); ii) tải trọng tạm thời do đất đắp; c) lắp ráp và vận chuyển các thiết bị |
3.2. Tải trọng do thiết bị sinh ra khi: a) khởi động, đóng máy, chuyển tiếp và thử máy; b) di động của thiết bị nâng chuyển (cần trục, cẩu treo palăng điện, máy bốc xếp,...) dùng trong thời gian xây dựng, sử dụng nhà và công trình; c) bốc dỡ hàng, kể cả ở các kho. |
|
3.3. Tải trọng phân bố đều, tác dụng lên sàn nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp. |
|
3.4. Tải trọng gió |
|
4. Tải trọng tạm thời đặc biệt |
Tải trọng do: 4.1. động đất; 4.2. nổ, hoặc va chạm; 4.3. sự cố công nghệ hoặc hư hỏng thiết bị; 4.4. tác động của biến dạng của nền đất do thay đổi cấu trúc đất (đất bị sụt lở, lún ướt, ...), hiện tượng caxtơ, ở vùng có nứt đất, khai thác mỏ. |
Phụ lục 10.2. Thành phần của các tải trọng trong tổ hợp tải trọng
Loại tổ hợp tải trọng |
Thành phần các loại tải trọng trong tổ hợp |
|||
tải trọng thường xuyên |
tải trọng tạm thời dài hạn |
tải trọng tạm thời ngắn hạn |
tải trọng đặc biệt |
|
1. tổ hợp tải trọng cơ bản |
các tải trọng thường xuyên |
các tải trọng tạm thời dài hạn |
các tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể xẩy ra |
|
2. tổ hợp tải trọng đặc biệt |
các tải trọng thường xuyên |
các tải trọng tạm thời dài hạn |
tải trọng tạm thời ngắn hạn |
1 trong các tải trọng đặc biệt |
2a. đặc biệt do nổ hoặc do va chạm với các phương tiện giao thông |
cho phép không tính đến các tải trọng tạm thời ngắn hạn nêu trong phụ lục 10.1 |
|||
2b. đặc biệt do động đất |
không tính đến tải trọng gió |
Phụ lục 10.3. Hệ số tổ hợp tải trọng
Loại tổ hợp tải trọng |
Hệ số tổ hợp tải trọng |
|
1 |
|
|
tổ hợp cơ bản |
với tải trọng tạm thời (lấy toàn bộ giá trị tải trọng tạm thời) |
|
tổ hợp đặc biệt |
với tải trọng tạm thời (lấy toàn bộ giá trị tải trọng tạm thời) |
|
Phụ lục 10.4. Hệ số giảm tải
Loại phòng |
Loại tải trọng |
|
tải trọng toàn phần tác dụng lên dầm chính, dầm phụ, bản sàn, cột, móng |
lực dọc để tính cột, tường, móng chịu tải trọng từ 2 sàn trở lên |
|
các phòng: ngủ, ăn, khách, vệ sinh, bếp, văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng nồi hơi, động cơ, quạt (mục 1, 2, 3, 4, 5 bảng 10.3.2), có diện tích A > A1 = 9m2 |
|
|
các phòng: đọc sách, nhà hàng, triển lãm, hội họp, khán giả, kho, xưởng, ban công, lôgia (mục 6, 7, 8, 10, 12, 14 bảng 10.3.2), có diện tích A > A2 = 362 |
|
diện đang xét) |
Ghi chú: tải trọng lên tường chịu tải trọng của 1 sàn được giảm tùy theo diện tích chịu tải A của kết cấu (bản, sàn, dầm) gối lên tường.
Danh mục các tiêu chuẩn vật liệu, phương pháp thử
1) Xi măng
TCVN 2682 - 92 Xi măng pooc lăng;
TCVN 3736 - 82 Xi măng - Phương pháp nhanh xác định giới hạn bền khi nén
TCVN 4029 - 85 Xi măng - Phương pháp thử cơ lý
TCVN 4032 - 85 Xi măng - Phương pháp nhanh xác định giới hạn bền uốn và nén
TCVN 4787 - 89 Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
2) Cốt liệu: Cát, đá, sỏi
TCVN 1770 - 86 Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 342 - 86 Cát xây dựng - Phương pháp xác định thành phần hạt và môđun
độ lớn;
TCVN 1771 - 87 Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 1772 - 87 Đá sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử;
3) Bê tông
TCVN 5540 - 91 Bê tông - kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định chung
TCVN 3105 - 93 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo
dưỡng mẫu thử;
TCVN 3106 - 93 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt;
TCVN 3107 - 93 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử Vêbe xác định độ cứng;
TCVN 3109 - 93 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ tách vữa và độ tách nước;
TCVN 3113 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước;
TCVN 3114 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ mài mòn;
TCVN 3116 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định chống thấm nước;
TCVN 3117 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ co
TCVN 3118 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén;
TCVN 3119 - 83 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn;
TCVN 3114 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ mài mòn
TCVN 5726 - 93 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và môđun
đàn hồi khi nén tĩnh.
4) Cốt thép
TCVN 1651 - 85 Thép cốt bê tông cán nóng
TCVN 3101 - 79 Dây thép các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép bê tông
TCVN 3100 - 79 Dây thép tròn dùng làm cốt thép bê tông ứng lực trước
TCVN 1765 - 75 Thép các bon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹ thuật
5) Chất kết dính
TCVN 2231 - 89 Vôi canxi cho xây dựng;
TCVN 2682 - 92 Xi măng pooc lăng;
TCVN 3736 - 82 Xi măng - Phương pháp nhanh xác định giới hạn bền khi nén;
TCVN 4029 - 85 Xi măng - Phương pháp thử cơ lý
TCVN 4032 - 85 Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn và nén;
TCVN 4787 - 89 Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị thử.
6) Nước
TCVN 4506 - 87 Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
7) Vữa
TCVN 4314 - 86 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 3121 - 79 Vữa và hỗn hợp vữa xây dựng - Phương pháp thử cơ lý
8) Gạch
TCVN 1450 - 86 Gạch rỗng đất sét nung;
TCVN 1451 - 86 Gạch đặc đất sét nung;
TCVN 246 - 86 Gạch xây - Phương pháp xác định độ bền nén;
TCVN 247 - 86 Gạch xây - Phương pháp xây dựng độ bền uốn;
9) Gỗ
TCVN 1072 - 71 Gỗ, phân nhóm theo tính chất cơ lý
TCVN 0356 - 70 Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi thử cơ lý
TCVN 0358 - 70 Phương pháp xác định độ ẩm khi thử cơ lý;
TCVN 0363 - 70 Gỗ, phương pháp xác định giới hạn bền khi nén;
TCVN 0364 -70 Gỗ, phương pháp xác định giới hạn bền khi kéo;
TCVN 0365 - 70 Gỗ, phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh;
TCVN 0367 - 70 Gỗ, phương pháp xác định giới hạn bền khi trượt và cắt;
TCVN 0368 - 70 Gỗ, phương pháp xác định sức chống tách;
TCVN 0369 - 70 Gỗ, phương pháp xác định độ cứng
TCVN 0370 - 70 Gỗ, phương pháp xác định giới hạn bền khi
TCVN 1553 - 74 Gỗ, phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi
TCVN 5505 - 91 Bảo quản gỗ, yêu cầu chung;
TCVN 3135 - 79 Bảo quản gỗ, phương pháp phòng trừ mối, mọt cho đồ gỗ bằng thuốc BQG1.
Phụ lục 10.6
Phân nhóm gỗ theo chỉ tiêu ứng suất (theo TCVN 1072 –71)
Số thứ tự |
Tên gỗ |
Tên khoa học |
1 2
3 4 5 6 7
8 9 10 11 12
|
Nhóm I A Giẻ cuống Sồi đá B Khuông tầu Lim xanh Sến Vàng anh Táu muối C Bình linh Kiền kiền Ninh Vắp Xoay |
Quercus pseudocornea A. Cher. Lithocarpus sp
(Hà Tĩnh) erythrophloeum fordii Oliver Madhuca pasquieri H.J. Lam Saraca dives Pierre Vatica fleuryana Tardieu
Vitex pubescens Vahl Hopea pierrel Hance Crudia chrysantha Pierre Mesua Ferrea Linn Dialium cochinchinensis Pierre
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 |
Nhóm II A Cà ổi Còng chim Giẻ đen Giẻ thơm Giẻ sồi Hân Ké May coóng Vẩy ốc Vắt xanh Xoan nhừ B Đinh vàng Gội gác Giẻ quả cau Giẻ mỡ gà Kè đá Lọ nghẹ C Giổi Huỳnh Săng ớt Vải thiều |
Castanopsis tribuloides (Lindl) A. DC (Hà Tĩnh) Castanopsis sp Quercus sp Quercus sp (Yên Bái) Nephelium sp (Tuyên Quang) Calophyllum sp (Tuyên Quang) Spondias sp
Markhamia sp Aphnamixis grandifolia BI Quercus platycalyx Hickel et A. Camus Pasania echidnocarpa Hickel et A. Camus Markhamia sp (Hà Tĩnh)
Talauma giổi A. chev Tarrietia javanica BI. Xanthophy sp Nepbelium lappaceum Linn
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 |
Nhóm III A Chạ sắn Chồng bồng Chò chỉ Hồng mang Kháo vàng rè Lọng bàng Mạ nồi Mỡ do Quế rừng Sâng Vàng kiêng Vải guốc B Bồ hòn Gôm Gôm ác Giẻ gai Hoàng linh đá Lôm côm Nàng Nhội Vối thuốc C Bời lời vàng Cồng tía Chò vẩy Gội tía Rè mít Vải thiều |
(Tuyên Quang) (Hà Tĩnh) Parashorea stelllata Kurz Pterospermum diversifolium BI (Tuyên Quang) Dillenia sp (Hoà Bình) (Tuyên Quang) Cinnamomum sp Pometia tomentosa Teysm. et Binn. Nauclea purpurea Roxb. Nephelium sp
Sapindus mukorossi Gaertn. (Hà Tĩnh) (Hà Tĩnh) Castanopsis sp Peltophorum sp Elaeocarpus sp (Hà Tĩnh) Bíchofia trifoliata (Roxb). Hook.f. Schima sp
Litsea vang H. Lec Calophyllum saigonensis Pierre Shorea thorelii Pierre Amoora gigantea Pierre Actinodaphne sp Nephelium lappaceum Linn.
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26
27 28 29
|
Nhóm IV A Bồ quân Hoàng linh xơ Cáng lò Chẹo tía Dung sạn Dung giấy Giẻ trắng Gát hương Gôi tẻ Kè lụa Kháo Khoai đá Mã Máu chó lá nhỏ Mi Náo Nhè Re xanh Sồi phảng Sấu tía Xoan đào Gội nếp Phay B Gội trắng Ngát Re gừng C Cồng Săng đào quéo Viết |
Flacourtia cataphracta Roxb. Peltophorum sp Betuala alnoides Ham. Engeldhartia chrysolepis Hance Symplocos sp Symplocos sp Quercus poilanei Hickel et Camus Dysoxylum caulifilorum Hiern. Dysoxylum sp Markhamia sp Lindera sp (Tuyên Quang) Vitex glabrata R. Br. Knema corticosa Lour. Lysidice rhodostegia Hance (Yên Bái) Cryptocarya sp (Tuyên Quang) Castannopsis sp Dracontomelum duperreanum Piesre Pygeum arboreum Endl et Kurz Aglaia sp Duabanga sp
Aphnamixis sp Gironniera subaequalis Planch. Cinnamomuni sp
Calophyllum balansae Pitard Hopea ferrea Pierre Payena sp
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16 17 18
19 20 21 |
Nhóm V A Bồ kết Đơn Hoa Kháo luầy Xoan mộc Phốp Ràng ràng mít Thôi chanh Thôi ba Trám cạnh Trám đen Trâm Vạng trứng Mạy thù lụ Muồng trắng B Ràng ràng hom Trám trắng Trút C Thông vàng Re đỏ Săng trắng |
Gleditschina australis (Hà Tĩnh) (Tuyên Quang) Machilus Toona Febrifuga Roem (Tuyên Quang) ormosia balansae Drake Marlea begoniaefolia Alangium sinensis Rehd Canarium sp Canarium nigrum Engi Syzygium brachyatum Miq. Endospermum sinensis Benth Schima wallichii chóiy Cassia sp
ormosia sp Canarium album Roeusch (Hà Tĩnh)
Podocarpus imbricatus BI Cinnamomum tetragonum A. Chev
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11
12 13 14 15 16 17 18 19
|
Nhóm VI A Đưa Găng Lai nhà Mắc niếng Máu chó lá to Núc nác Săng vi Sung vè Thanh thất B Đồng đen Re tanh C Sung Cơi Dâu gia xoan Gòn Re hương lá bé Săng máu Búng Hu
|
- Randia sp Aleurites moluccana (Linn) Willd Eberhardtia tonkinensis H. Lee Knema conferta Warbg oroxylum indicum (Linn) Vent. - Ficus sp Ailanthus malabarica DC.
Mallotus sp -
Ficus sp Pterocarya tonkinensis Dode Allcspondias lakonensis (Pierre) Stapf Ceiba pentandra (Linn) Gaertn Cinnamomum albiflorum Nees Knema sp Tetrameles nudiflora R. Br. Mallotus sp
|
Ghi chú:
Mỗi nhóm chia thành ba phần A, B và C để phân biệt mức độ chính xác của số liệu, phần trên chính xác hơn phần dưới.
Phụ lục 10.7
Danh mục các tiêu chuẩn của VN về thí nghiệm cơ đất
TCVN 683-79 Đất cho xây dựng. Lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
TCVN 4195-86 Đất cho xây dựng.
Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
TCVN 4196-86 Đất cho xây dựng
Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm
TVCN 4196-86 Đất cho xây dựng
Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm
TVCN 4198-86 Đất cho xây dựng
Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm
TVCN 4199-86 Đất cho xây dựng
Phương pháp xác định sức sống cắt trên máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm
TVCN 4200-86 Đất cho xây dựng. Phương pháp xác định tính nén lún trong điều kiện
không nở hôngtrong phòng thí nghiệm.
TVCN 4201-86 Đất cho xây dựng.
Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm.
TVCN 4201-86 Đất cho xây dựng.
Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm.
20 TCN 74-87 Đất cho xây dựng
Phương pháp chỉnh lý, thống kê các kết quả, xác định các đặc trưng.
Chương 11:
PHÒNG CHỐNG CHÁY
Mục tiêu
Các quy định trong chương này nhằm:
1) Bảo đảm an toàn cho nghười ở trong công trình khi xẩy ra cháy.
2) Tạo điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho các hoạt động chữa cháy,cứu nạn.
3) Hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
Điều 11.1. Quy định chung về phòng chống cháy cho công trình
11.1.1. Mọi công trình đều phải được đảm bảo an toàn về phòng chống cháy, bao gồm những yêu cầu về:
a) Tính chịu lửa của kết cấu
b) Ngăn cách cháy
c) Thoát nạn
d) Trang thiết bị báo cháy
Ghi chú:
Các yêu cầu cụ thể về tính chịu lửa, ngăn cách cháy, thoát nạn, trang thiết bị báo cháy, chữa cháy được quy định ở các mục 11.4.1, 11.5.1, 11.6.1, 11.7.1,.11.8.1 và 11.9.1.
11.1.2. Đối với các công trình có nguy cơ cháy nổ cao, hoặc có đông người ở bên trong, hoặc có quy mô lớn, khi thẩm định, xét duyệt thiết kế phải có văn bản chấp thuận về an toàn phòng chống cháy của cơ quan phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền.
Điều 11.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
11.2.1. Giải pháp thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn VN dưới đây sẽ được chấp thuận là đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy.
· TCVN 2622-95 “Phòng chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”
Ghi chú:
Những điều quan trọng trong TCVN nêu trên được trích dẫn trong phần giải pháp được chấp thuận của các điều từ 11.3 tới 11.9 dưới đây
11.2.2. Đối với các công trình có yêu cầu đặc biệt về an toàn cháy như nhà cao trên 10 tầng, trụ sở cơ quan quan trọng, khách sạn quốc tế phải áp dụng các giải pháp, tiêu chuẩn thiết kế, trang thiết bị tiên tiến đạt trình độ quốc tế.
Ghi chú:
Một số yêu cầu phòng chống cháy theo tiêu chuẩn quốc tế được nêu ở phụ lục 11.3
Điều 11.3. Phân nhóm công trình theo yêu cầu phòng chống cháy
Theo yêu cầu phòng chống cháy, các công trình được phân nhóm như trong bảng 11.3.1.
Bảng 11.3.1 - Phân nhóm công trình theo yêu cầu phòng chống cháy
Chức năng của công trình |
Đặc điểm công trình |
Nhóm |
Nhà ở: - nhà ở riêng biệt |
|
1a |
- nhà ở tập thể, chung cư |
|
1b |
- khách sạn, nhà trọ |
|
1c |
Công trình thương nghiệp: chợ, cửa hàng, nhà ăn |
|
2 |
Công trình văn hoá: |
Dưới 300 chỗ |
3a |
nhà hát, nhà văn hoá |
300 - 800 |
3b |
hội trường, rạp chiếu bóng |
Trên 800 |
3c |
Công trình Y tế: bệnh viện, nhà hộ sinh phòng khám, nhà an dưỡng |
tới 50 giường trên 50 giường |
4a 4b |
Trường học |
Trường mẫu giáo, nhà trẻ |
5a |
|
Trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học, dậy nghề |
5b |
Văn phòng, trụ sở |
|
6 |
Nhà sản xuất, nhà kho |
Sử dụng hoặc chứa các chất có mức độ nguy hiểm cháy nổ như sau (1) : |
|
Nguy hiểm cháy nổ |
7A |
|
Nguy hiểm cháy nổ |
7B |
|
Nguy hiểm cháy |
7C |
|
Không nguy hiểm cháy trong trạng thái nóng |
7D |
|
Không nguy hiểm cháy trong trạng thái nguội |
7E |
|
Nguy hiểm nổ |
7F |
Ghi chú:
(1) Phân hạng mức độ nguy hiểm cháy, nổ được quy định trong bảng 11.3.2
Bảng 11.3.2 - Phân hạng nhà sản xuất, nhà kho theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ
Nhóm nhà sản xuất nhà kho |
Hạng sản xuất |
Đặc tính của các chất và vật liệu có trong quá trình sản xuất |
7A |
A: Nguy hiểm cháy nổ |
1) Khi các chất lỏng và chất khí dưới đây, có thể hợp thành hỗn hợp nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng. a) các chất khí cháy có giới hạn dưới của nồng độ cháy nổ nhỏ hơn hoặc bằng 10% thể tích không khí. b) các chất lỏng với nhiệt độ bùng cháy nhỏ hơn 280C. 2) các chất có thể nổ và cháy khi tác dụng với nhau, hoặc với nước hoặc với ôxy trong không khí. |
7B
|
B: Nguy hiểm cháy nổ |
Khi các chất lỏng, chất khí, bụi, xơ dưới đây, có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng: a) các chất khí cháy có giới hạn dưới của nồng độ nổ lớn hơn 10% thể tích không khí. b) các chất lỏng với nhiệt độ bốc cháy từ 28 đến 610C; c) các chất lỏng trong điều kiện sản xuất được làm nóng đến nhiệt độ bằng và cao hơn nhiệt độ bùng cháy. d) các bụi hoặc xơ cháy có giới hạn dưới của nồng độ nổ bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3. |
7C |
C: Nguy hiểm cháy |
1) Các loại chất lỏng với nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C; 2) bụi hay xơ cháy với giới hạn dưới của nồng độ nổ lớn hơn 65g/ cm3; 3) các chất và vật liệu rắn có thể cháy; 4) các chất chỉ có thể xẩy ra cháy khi tác dụng với nước, không khí hay tác dụng với nhau. |
7D |
D: Không nguy hiểm cháy trong trạng thái nóng |
1) Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo việc sinh bức xạ nhiệt, phát tia lửa và ngọn lửa; 2) các chất rắn lỏng và khí được đốt cháy hay sử dụng làm nhiên liệu. |
7E
|
E: Không nguy hiểm cháy trong trạng thái nguội |
Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội. |
7F |
F: Nguy hiểm cháy nổ |
1) Các khí dễ cháy không qua pha lỏng, 2) bụi có nguy hiểm nổ với số lượng có thể tạo nên hỗn hợp dễ nổ có thể tích vượt quá 5% thể tích không khí trong phòng mà ở đó theo điều kiện quá trình công nghệ chỉ có thể xảy ra nổ (không kèm theo cháy) 3) các chất có thể nổ (không kèm theo cháy) khi tác dụng với nhau hoặc với nước, ôxy của không khí. |
Điều 11.4. Tính chịu lửa của công trình
11.4.1. Yêu cầu về tính chịu lửa của công trình
11.4.1.1. Khi xảy ra cháy, kết cấu của công trình phải duy trì sự ổn định lâu hơn thời gian quy định, đủ để thoát nạn, cứu hộ và chữa cháy.
11.4.1.2. Yêu cầu chịu lửa nêu tại mục 11.4.1.1. trên được thể hiện qua các yêu cầu dưới đây:
a) Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với chức năng, quy mô và mức độ nguy hiểm về cháy nổ của nó.
b) Các bộ phận kết cấu của công trình phải:
i) có thời hạn chịu lửa phù hợp với bậc chịu lửa của công trình và chức năng của bộ phận kết cấu đó và
ii) thời hạn chịu lửa của các bộ phận kết cấu chịu lực phải không thấp hơn thời hạn chịu lửa của các kết cấu của chúng giữ, đỡ.
iii) sự sụp đổ của các kết cấu có thời hạn chịu lửa thấp hơn không được kéo theo sự sụp đổ của các kết cấu có thời hạn chịu lửa cao hơn.
11.4.2. Giải pháp được chấp nhận
11.4.2.1. Các bậc chịu lửa của công trình
Bậc chịu lửa của công trình được phân thành 5 bậc theo thời hạn chịu lửa của các bộ phận kết cấu như sau (bảng 11.4.1)
Bảng 11.4.1. Bậc chịu lửa của công trình
Bộ phận kết cấu |
Thời hạn chịu lửa của bộ phận kết cấu (phút) |
||||
I |
II |
II |
IV |
V |
|
Cột, tường chịu lực, tường buồng thang |
150 |
120 |
120 |
30 |
- |
Cấu kiện chịu lực của sàn |
60 |
45 |
45 |
15 |
- |
Cấu kiện chịu lực của mái |
30 |
15 |
- |
- |
- |
Tường bao che, tường ngăn |
30 |
15 |
15 |
15 |
- |
Cầu thang |
60 |
60 |
60 |
15 |
|
Ghi chú:
(1) Bậc chịu lửa của một số ngôi nhà thường gặp được nêu ở phụ lục 11.1.
(2) Thời hạn chịu lửa được xác định theo:
a) thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế; hoặc
b) chấp nhận kết quả thử nghiệm của các phòng thí nghiệm đạt chuẩn mực quốc tế.
(3) Thời hạn chịu lửa của một số kết cấu thường gặp được nêu tại phụ lục 11.2.
11.4.2.2. Số tầng tối đa ứng với bậc chịu lửa của công trình
Số tầng tối đa được phép của công trình ứng với bậc chịu lửa và chức năng, quy mô của nó được quy định ở bảng 11.4.2.
Bảng 11.4.2. Số tầng tối đa của công trình ứng với bậc chịu lửa
Công trình |
Nhóm |
Số tầng tối đa ứng với bậc chịu lửa: |
||||
I |
II |
III |
IV |
V |
||
Công trình thương nghiệp |
2 |
|
|
3 |
2 |
1 |
Công trình văn hóa - dưới 300 chỗ - 300 - 800 - trên 800 chỗ |
3a 3b 3c |
|
KQĐ |
2 |
1 |
1 |
Công trình y tế - dưới 50 giường - trên 50 giường |
4a 4b |
|
KQĐ KQĐ |
2 |
1 |
1 |
Nhà trẻ, mẫu giáo - tới 50 trẻ - trên 50 trẻ |
5a |
|
2 |
2 |
1 |
1 |
Nhà học - dưới 360 chỗ - 360 – 720 chỗ - trên 720 chỗ |
5b |
|
4 |
2 |
1 |
1 |
Nhà sản xuất, nhà kho |
7A 7B 7C 7D 7E |
6 6 KQĐ KQĐ KQĐ |
6 6 KQĐ KQĐ KQĐ |
3 3 3 |
1 1 1 |
1 1 1 |
7F |
các cấu kiện chịu lực phải là vật liệu không cháy |
Ghi chú: Giải thích ký hiệu: KQĐ là không quy định.
Điều 11.5. Ngăn cách cháy
11.5.1. Yêu cầu ngăn cách cháy
11.5.1.1. Công trình phải được thiết kế, xây dựng sao cho khi có cháy, phải cách ly được lửa, khói không để lan rộng theo chiều ngang và chiều đứng sang các không gian khác bên trong nhà hoặc sang các ngôi nhà xung quanh, trong thời hạn quy định nhằm đảm bảo:
a) Mọi người trong nhà có đủ thời gian thoát tới nơi an toàn không bị khó khăn, nguy hiểm do lửa, khói.
b) Lực lượng chữa cháy tiến hành các hoạt động cứu chữa được thuận lợi, an toàn.
c) Các ngôi nhà, công trình xung quanh không bị hư hại.
d) Đối với nhà có chứa hoặc sử dụng chất độc hại, không thoát các chất độc này ra xung quanh khi bị cháy.
11.5.1.2. Phân khoang cháy
Để ngăn cách cháy, công trình được phân thành các khoang cháy, ngăn cách nhau bằng kết cấu ngăn cháy với diện tích khoang cháy phù hợp với chức năng sử dụng, nguy hiểm cháy, bậc chịu lửa, số tầng cao của ngôi nhà và việc lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động sprinkler.
11.5.2. Giải pháp được chấp thuận
11.5.2.1. Diện tích sàn tối đa của một khoang cháy
Diện tích sàn tối đa Fmax của một khoang cháy của ngôi nhà được quy định ở bảng 11.5.1.
Bảng 11.5.1. Diện tích sàn tối đa Fmax (m2) của một khoang cháy
Loại nhà |
Số tầng |
Nhóm nhà |
Bậc chịu lửa |
Ghi chú |
||||
I |
II |
III |
IV |
V |
||||
Nhà dân dụng |
Diện tích Fmax được: - tăng 100% nếu có chữa cháy tự động (Sprinkle) - tăng 25% nếu có thiết bị báo cháy tự động |
|||||||
Nhà ở, nhà công cộng |
bất kỳ 1 2 |
1, 2, 3, 4, 5, 6 |
2200 |
1800 |
14001000 |
1000 800 |
|
|
Nhà sản xuất |
||||||||
Hạng A, B không phải ngành hoá chất, dầu khí |
|
7A 7B |
KQĐ |
KQĐ |
|
|
|
|
Hạng A, thuộc hoá chất, dầu khí |
1 2
|
7A |
KQĐ KQĐ KQĐ |
KQĐ 5.200 3.500 |
|
|
|
|
Hạng B, thuộc hoá chất, dầu khí |
1 2
|
7B |
KQĐ KQĐ KQĐ |
KQĐ 10.400 7.800 |
|
|
|
|
Hạng C |
1 2
|
7C |
KQĐ KQĐ
|
KQĐ KQĐ KQĐ |
5.200 3.500 2.600 |
2.600
|
1.200 |
|
Hạng D |
1 2
|
7D |
KQĐ KQĐ KQĐ |
KQĐ KQĐ KQĐ |
6.500 3.500 2.500 |
3.500 |
1.500 |
|
Hạng E |
1 2
|
7E |
KQĐ KQĐ KQĐ |
KQĐ KQĐ KQĐ |
7.800 6.500 3.500 |
3.500 |
2.600 |
|
Hạng F |
|
7F |
|
KQĐ |
Ghi chú: Giải thích ký hiệu: KQĐ là không quy định diện tích khoang cháy.
11.5.2.2. Thời hạn chịu lửa của các kết cấu ngăn cháy
Các bộ phận của kết cấu ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy với thời hạn chịu lửa tối thiểu như quy định trong bảng 11.5.2.
Bảng 11.5.2. Thời hạn chịu lửa tối thiểu của các bộ phận ngăn cháy
Bộ phận ngăn cháy |
Thời hạn chịu lửa tối thiểu (phút) |
- Tường ngăn cháy - Cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy |
150 70 |
- Vách ngăn cháy - Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy. |
45 40 |
- Cửa ngăn cháy ở phòng đệm trong các nhà sản xuất hạng A, B, C. - Cửa vào tầng hầm trần, cửa mái chống cháy. |
40 |
Sàn chống cháy trong nhà có bậc chịu lửa là: - bậc I - bậc II, III, IV |
60 45 |
11.5.3. Cấu tạo tường ngăn cháy
Tường ngăn cháy phải:
a) được xây từ móng hay dầm móng đến hết chiều cao của ngôi nhà, cắt qua tất cả các cấu trúc và vượt cao hơn mặt mái ít nhất một đoạn như sau:
Vật liệu của các bộ phận mái và tầng hầm mái |
Độ vượt cao hơn mái của tường ngăn cháy |
có một bộ phận là dễ cháy có một bộ phận là khó cháy toàn bộ mái là không cháy |
60 cm 30 cm 0 |
Ghi chú: Cho phép đặt tường ngăn cháy trực tiếp lên kết cấu khung nhà với điều kiện thời hạn chịu lửa của phần khung tiếp giáp với tường ngăn cháy không được thấp hơn thời hạn chịu lửa của tường ngăn cháy.
b) cắt qua các tường ngoài và nhô ra khỏi mặt tường ít nhất 30cm nếu tường ngoài được làm bằng vật liệu dễ cháy hoặc khó cháy và được phép không nhô ra mặt tường ngoài nếu tường ngoài được làm bằng vật liệu không cháy.
c) đảm bảo độ bền vững khi có sự phá huỷ từ một phía do cháy của sàn, mái hay các kết cấu khác.
11.5.2.4. Các bộ phận trên tường ngăn cháy
a) Lỗ cửa bố trí trên mặt tường tiếp giáp với tường ngăn cháy phải cách chỗ giao nhau giữa 2 tường này theo chiều ngang ít nhất 4m và cánh cửa phải có thời hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.
b) Trong tường ngăn cháy, cho phép bố trí các đường ống dẫn khói, thông gió.
Chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống phải được bịt kín bằng vữa và thời hạn chịu lửa của tường ở chỗ đặt ống không dưới 150 phút.
11.5.2.5. Cấu tạo sàn ngăn cháy
Sàn ngăn cháy phải:
a) được gắn kín với tường ngoài làm bằng vật liệu không cháy.
b) hoặc cắt qua tường và phần lắp kính khi tường ngoài của ngôi nhà có khả năng lan truyền cháy.
11.5.2.6. Lỗ mở
a) Trong các bộ phận ngăn cháy, được phép đặt các loại cửa ngăn cháy (cửa đi, cửa sổ, cổng, lỗ cửa) và van ngăn cháy.
b) Diện tích chung của các loại cửa và lỗ trong bộ phận ngăn cháy không vượt quá 25% diện tích của bộ phận đó.
c) Cửa đi và cổng ngăn cháy phải là loại tự động đóng kín, cửa sổ ngăn cháy phải là loại không tự mở.
11.5.2.7. Ngăn cháy trong kênh, giếng
a) Không được phép đặt các đường ống, các kênh giếng để vận chuyển các chất cháy (ở mọi thể khí, lỏng, rắn cũng như bụi) và các vật liệu dễ cháy đi qua tường, sàn và vùng ngăn cháy.
b) Các đường ống, kênh, giếng vận chuyển các chất và vật liệu (ngoại trừ ống dẫn nước, hơi nước), khi cắt qua tường, sàn và vùng ngăn cháy, phải đặt các thiết bị tự động ngăn chặn sự lan truyền cháy trong các kênh giếng và đường ống khi có cháy.
c) Các cấu trúc bao quanh giếng thang và phòng đặt máy của thang máy, các kênh, giếng, hốc tường để đặt các đường ống dẫn phải đảm bảo yêu cầu của tường, vách và sàn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa không ít hơn 100 phút.
Khi không có khả năng lắp đặt tường bao của giếng thang máy các cửa ngăn cháy, phải đặt sảnh đệm với các vách ngăn có thời hạn chịu lửa 45 phút.
11.5.2.8. Ngăn cháy trong phòng điện máy, phòng trực cháy
Phải ngăn cách các phòng điện, máy, phòng trực cháy bên trong nhà với các khu vực khác bằng tường ngăn cháy, sàn ngăn cháy có thời hạn chịu lửa 120 phút và bố trí lối đi trực tiếp từ các phòng này ra ngoài nhà.
Điều 11.6. Thoát nạn
11.6.1. Yêu cầu về thoát nạn
11.6.1.1. Mọi ngôi nhà đều phải có lối thoát nạn đủ đảm bảo:
a) Mọi người trong nhà khi có cháy có thể dễ dàng thoát ra nơi an toàn .
b) Lực lượng chữa cháy tiến hành công tác cứu chữa được thuận lợi.
11.6.1.2. Số lượng lối thoát và khoảng cách từ nơi tập trung người tới lối thoát phải phù hợp với:
a) mức độ nguy hiểm cháy của công trình
(nhóm nhà theo phân loại về phòng chống cháy)
b) chiều cao và bậc chịu lửa của công trình
c) hệ thống báo và chữa cháy được lắp đặt trong nhà.
11.6.1.3. Các lối thoát nạn phải:
a) Được bố trí hợp lý, phân tán và có chiều dài, chiều rộng phù hợp để đảm bảo thoát người nhanh chóng và an toàn.
b) Sử dụng an toàn và thuận tiện, không có vật cản quá trình thoát nạn.
c) Dễ tìm thấy, được chỉ dẫn bằng các biển báo, chỉ dẫn và trong trường hợp cần thiết bằng cả hệ thống âm thanh.
d) Đảm bảo yêu cầu thông gió, chiếu sáng.
11.6.1.4. Biển báo, chỉ dẫn lối thoát nạn phải:
a) Dễ tìm thấy ở nơi cần thiết để mọi người đều biết cách đối phó với nguy hiểm.
b) Đọc dễ hiểu chỉ rõ lối thoát và hướng dẫn mọi người tới nơi an toàn.
c) Vẫn được nhìn thấy và đọc rõ ngay cả khi bị mất điện ở hệ thống chiếu sáng chính.
11.6.1.5. Chiếu sáng khẩn cấp
Trên suốt đường thoát nạn phải duy trì cường độ chiếu sáng ít nhất là 1 lux tại cao độ sàn nhà trong thời gian bằng 1,5 thời gian cần thiết cho mọi người trong nhà sơ tán tới nơi an toàn.
11.6.1.6. Khống chế khói
a) Phải đảm bảo khói do cháy sinh ra không làm ảnh hưởng tới toàn bộ lối thoát, cho đến nơi an toàn.
b) Trường hợp sử dụng hệ thống điều hoà không khí và thông gió cơ khí thì phải chú ý lắp đặt sao cho khi có cháy không gây ra sự lưu thông khói và lửa trong khoang cháy.
11.6.2. Giải pháp được chấp thuận
11.6.2.1. Số lượng lối thoát và khoảng cách tới lối thoát
a) Số lượng lối thoát phải không nhỏ hơn 2 trừ các ngôi nhà thuộc nhóm 1a. Trong một số trường hợp có thể cho phép chỉ có một lối thoát nếu có hệ thống chữa cháy tự động sprinkle.
b) Khoảng cách tối đa tới lối thoát được quy định ở bảng 11.6.1 và bảng 11.6.2
Bảng 11.6.1. Khoảng cách tối đa từ nơi tập trung người tới lối thoát nạn gần nhất trong các nhà dân dụng, nhà phụ trợ xí nghiệp (m)
Loại nhà |
nhóm nhà |
Từ căn phòng giữa 2 lối thoát với bậc chịu lửa |
Từ căn phòng có lối vào hành lang giữa hay hành lang cụt |
||||||
I & II |
III |
IV |
V |
I & II |
III |
IV |
V |
||
1. Nhà ở tập thể |
1b, 1c |
40 |
30 |
25 |
20 |
25 |
20 |
15 |
10 |
2. Công trình công cộng : - Bệnh viện - Nhà trẻ, mẫu giáo - Loại khác |
4
5a |
30
20 40
|
25
15 30 |
20
12 25
|
15
10 20 |
25 |
15 |
12 |
10 |
3. Nhà phụ trợ xí nghiệp |
|
50 |
30 |
25 |
20 |
Bảng 11.6.2. Khoảng cách tối đa từ chỗ làm việc tới lối thoát nạn gần nhất trong nhà sản xuất (m)
Đặc điểm nhà sản xuất |
Nhóm |
Khoảng cách tối đa ứng với bậc chịu lửa |
||||
Hạng |
số tầng |
I hoặc II |
III |
IV |
V |
|
Hạng A |
1
|
7A |
50 40 |
|
|
|
Hạng B |
1
|
7B |
100 75 |
|
|
|
Hạng C |
1 2
|
7C |
không quy định |
80 60 60 |
50 30 - |
50 - - |
Hạng D |
1 2
|
7D |
100 60 60 |
50 40 - |
50 - - |
|
Hạng E |
1 2
|
7E |
100 75 75 |
60 50 - |
50 40 - |
|
Hạng F |
1 2
|
7F |
100m 80m 75m |
Ghi chú: Đối với phòng có lối vào hành lang cụt thì khoảng cách từ cửa đi của phòng tới lối thoát trực tiếp ra ngoài, vào tiền sảnh hay buồng thang không quá 25m.
11.6.2.2. Chiều rộng lối thoát nạn
a) Chiều rộng tối thiểu của lối thoát nạn
Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu của lối thoát nạn được quy định trong bảng 11.6.3.
Bảng 11.6.3. Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu của lối thoát nạn
Lối thoát nạn |
Chiều rộng thông thủy tối thiều (m) |
Ghi chú |
Lối đi |
1 |
Chiều rộng lối đi đến chỗ làm việc biệt lập được phép giảm đến 0,7m. |
Hành lang |
1,4 |
- Trong nhà ở: được phép giảm đến 1,20 m khi chiều dài đoạn hành lang thẳng không lớn quá 40 m. - Trong khách sạn, trường học: chiều rộng hành lang giữa phải không nhỏ hơn 1,60m. |
Cửa đi |
0,8 |
|
Vế thang |
1,05 |
- Giữa các vế thang song song phải có khe hở hẹp nhất là 100 mm. - Chiều rộng vế thang, chiếu nghỉ vào tầng hầm, tầng giáp mái và cầu thang thoát nạn dùng cho không quá 60 người được phép giảm 0,90m. |
Chiếu nghỉ cầu thamg |
Bằng chiều rộng vế thang |
- Chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang trong các bệnh viện, nhà hộ sinh không được nhỏ hơn 1,90m. - Chiều rộng chiếu nghỉ trước lối vào thang máy có cửa mở đẩy ngang không được nhỏ hơn 1,60m. |
Thang chữa cháy bên ngoài, dùng làm lối thoát thứ hai |
0,7 |
Phải có tay vịn và độ dốc không quá 60 độ, và đảm bảo tiếp đất dễ dàng, an toàn. |
b) Chiều rộng tổng cộng của cửa thoát nạn, của vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn trong nhà công cộng, nhà sản xuất phải tính với số người ở tầng đông nhất (không kể tầng 1) theo chỉ tiêu quy định ở bảng 10.6.4.
Bảng 10.6.4. Chỉ tiêu chiều rộng tổng cộng của cửa thoát nạn, của vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn trong nhà công cộng, nhà sản xuất.
Loại nhà |
Chiều rộng tối thiểu m rộng/ 100 người |
Nhà công cộng, nhà sản xuất - nhà tới 2 tầng - nhà trên 2 tầng |
0,8 1,0 |
Phòng khán giả: - bậc chịu lửa I, II - bậc chịu lửa III, IV, V |
0,55 0,8 |
c) Chiều rộng tính toán của lối thoát nạn là hành lang giữa được lấy bằng chiều rộng hành lang trừ đi 0,5 chiều rộng cánh cửa nếu có cửa mở ra ở một bên hành lang hoặc trừ đi 1,0 chiều rộng cánh cửa nếu có cửa mở ra ở cả hai phía hành lang.
11.6.2.3. Chiều cao lối thoát nạn
Chiều cao thông thuỷ của cửa đi trên lối thoát nạn không được nhỏ hơn 2m. Riêng chiều cao cửa và lối đi dẫn đến tầng hầm, tầng kỹ thuật, phòng thường xuyên không có người được phép là 1,9m.
11.6.2.4. Bố trí lối thoát nạn
a) Ở những phòng hoặc không gian đòi hỏi phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên thì các lối thoát phải được bố trí phân tán. Mỗi đường thoát nạn phải có khả năng thoát nạn bằng nhau.
b) Đối với nhà sản xuất, không cho phép:
i) bố trí đường thoát nạn đi qua các nhà, phòng thuộc hạng sản xuất A, B và các phòng đệm của chúng.
ii) đặt các ngăn bằng kính trên đường thoát nạn, trừ nhà sản xuất hạng D, E có bậc II chịu lửa.
11.6.2.5. Trên lối thoát nạn không cho phép đặt:
a) cầu thang xoáy ốc, bậc thang rẻ quạt;
b) cửa xếp, cửa đẩy, cửa quay;
c) các tủ tường dọc hành lang thoát nạn, trừ các tủ kỹ thuật và các tủ họng nước chữa cháy.
11.6.2.6. Buồng thang thoát nạn
a) Trong buồng thang thoát nạn không được bố trí:
i) các phòng với bất kỳ chức năng nào,
ii) các hệ thống đường ống dẫn khí đốt, dẫn hơi, dẫn chất lỏng cháy và hệ thống điện, trừ hệ thống điện chiếu sáng buồng thang và hành lang.
b) Trên mặt tường của buồng thang không được bố trí:
i) bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao từ mặt bậc thang, mặt chiếu nghỉ lên tới 2,2 m, trừ lan can, tay vịn.
ii) các lỗ mở trên tường, trừ cửa đi và cửa số lấy ánh sáng, thông gió.
c) ở các phần của mặt tường ngoài cửa buồng thang có thể lắp tấm khối thuỷ tinh cố định nhưng phải đặt ở cửa sổ mở được với diện tích không nhỏ hơn 1,2m2 ở mỗi tầng.
11.6.2.7. Cửa đi trên đường thoát nạn
a) Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở xuôi chiều thoát nạn,
b) Các cửa dưới đây phải dược phép mở vào trong:
i) Cửa đi ra ban công, ra sân, ra chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát nạn.
ii) cửa đi của các phòng thường xuyên không quá 15 người,
iii) cửa đi của các kho có diện tích không lớn hơn 200 m2,
iv) cửa đi của nhà vệ sinh.
c) Các cửa thoát nạn ra ngoài nhà, không được làm khoá, chốt từ phía bên ngoài mà phải dùng loại khoá mở được từ bên trong và không cần chìa khoá.
d) Các cửa dẫn vào hành lang chung, vào buồng thang thoát nạn phải có thiết bị tự động đóng kín.
11.6.2.8. Khống chế khói
a) Hệ thống khống chế khói trong ngôi nhà khi có cháy phải hoạt động kết hợp với các phương tiện để khói có thể thoát ra theo đường dẫn nhất định, giảm tối đa sự lan toả khói ra các khu vực không có cháy và lối thoát nạn, bảo đảm cho việc sơ tán ra khỏi nhà và hoạt động chữa cháy không bị ảnh hưởng do khói.
b) Việc khống chế khói có thể được thực hiên theo:
i) Thông gió tự nhiên để thoát khói, khí nóng qua các lỗ cửa, thông khói.
ii) Xử lý và cấp không khí bằng hệ thống van có điều khiển, quạt xả khói, đường ống dẫn khói.
iii) Hệ thống điều áp, chống khói.
c) Lỗ thông khói tự nhiên phải được phân phối đều, mở ra được dễ dàng. Riêng các lỗ ở tầng trệt thì phải được thiết kế sao cho dễ dàng bị đập vỡ.
d) Các nhà cao từ 10 tầng trở lên hành lang phải được ngăn thành từng đoạn không dài hơn 60 m bằng vách ngăn chống cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 15 phút. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải có hệ thống thông gió và van thoát khói tự động mở khi có cháy.
e) Miệng xả của quạt hút khói phải được bố trí ở nơi không gây ra hiện tượng xoáy rối.
Điêu 11.7. Vật liệu trang trí hoàn thiện, cách nhiệt
Vật liệu trang trí hoàn thiện bên trong của tường, trần, sàn và các bộ phận treo của nhà phải không làm lửa cháy lan và hạn chế việc sinh ra khí độc, khói, nhiệt nóng, phù hợp với:
a) Chiều dài thoát nạn.
b) Số người thường xuyên có trong nhà.
c) Nguy cơ cháy.
d) Trang thiết bị chống cháy.
Điều 11.8. Hệ thống báo cháy
11.8.1. Yêu cầu về hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy phải:
1) Phù hợp với công năng, chiều cao và diện tích sàn của ngôi nhà;
2) Nhanh chóng phát hiện cháy và phát tín hiệu báo động rõ ràng để mọi người xung quanh có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp;
3) Hoạt động tin cậy, chính xác trong mọi trường hợp, cụ thể:
a) Không bị nhiễu hay bị ảnh hưởng bởi sự cố hay hệ thống các trang thiết bị khác;
b) Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi báo cháy.
11.8.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
11.8.2.1. Các giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây được chấp thuận là đạt yêu cầu về báo cháy
· TCVN 5738-93 “Hệ thống báo cháy-Yêu cầu kỹ thuật”
Ghi chú: Những yêu cầu quy định trong TVCN 5738-93 được trích dẫn trong các mục từ 11.8.2.2 tới 11.8.2.4 dưới đây
11.8.2.2. Tủ báo cháy trung tâm phải:
a) có dự trữ dung lượng số kênh hay vùng của tủ không nhỏ hơn 10%.
b) đặt ở những nơi luôn có người trực cháy suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực cháy suốt ngày đêm, tủ báo cháy trung tâm phải truyền các tín hiệu về cháy và sự cố đến nơi có người thường trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với tủ báo cháy trung tâm.
c) có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy.
d) âm sắc của thiết bị báo cháy và tín hiệu báo sự cố của thiết bị phải khác nhau.
e) các đầu báo cháy tự động lắp với tủ báo cháy trung tâm phải phù hợp với toàn hệ thống về điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra dường dây…
f) các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ
11.8.2.3. Lắp đạt hộp ấn nút báo cháy phải đảm bảo những quy định dưới đây:
a) Lắp đặt hộp tại độ cao 1,5 m từ mặt sàn hay mặt đất.
b) Bên trong nhà: bố trí hộp dọc lôi thoát nạn (hành lang, cầu thang, lối đi lại) và nếu cần thiết có thể lắp trong từng phòng với khoảng cách giữa các hộp không lớn quá 50 m.
c) Bên ngoài nhà: hộp nút ấn báo cháy phải có ký hiệu rõ ràng, đặt cách nhau không quá 150 m và được chiếu sáng nhân tạo.
11.8.2.4. Hệ thống báo cháy phải có nguồn ắc quy dự phòng với dung lượng đảm bảo cho thiết bị hoạt động ít nhất là 24 giờ ở chế độ thường trực và 3 giờ khi có cháy.
Điều 11.9. Hệ thống chữa cháy
11.9.1. Yêu cầu chung về hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo không chế, dập tắt lửa một cách dễ dàng và hiệu quả, theo những yêu cầu dưới đây:
1) Phù hợp với:
a) Tính chất nguy hiểm cháy.
b) Đặc điểm chất bị cháy (loại đám cháy)
c) Khối lượng chất cháy có trong công trình.
d) Đặc điểm ngôi nhà
2) Đảm bảo được:
a) Có đủ lưu lượng chữa cháy theo quy định phù hợp với chât cháy, chất chữa cháy, diện tích và thể tích cần chữa cháy.
b) Có đủ áp lực đưa chất chữa cháy vào nơi cháy.
c) Thường xuyên có đủ lượng chất chữa cháy dự trữ theo yêu cầu.
d) Phủ kín chất chữa cháy lên bề mặt chất cháy, diện tích chữa cháy và tỷ lệ (%) cần thiết khi chữa cháy thể tích.
e) Hoạt động liên tục nhờ được cấp điện liên tục: phải có nguồn cấp điện dự phòng.
3) Được định kỳ kiểm tra, chạy thử để luôn duy trì được khả năng chữa cháy theo quy định.
11.9.2. Yêu cầu về thiết bị dập cháy cầm tay
1) Bên trong công trình phải đặt thiết bị dập cháy cầm tay theo yêu cầu phòng chống cháy.
2) Thiết bị chữa cháy cầm tay phải được đặt gần lối ra vào, tại nơi dễ thấy, dễ lấy và có tín hiệu chỉ dẫn rõ ràng ngay cả khi không có chiếu sáng chung.
11.9.3. Yêu cầu đối với hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà
1) Phải lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà trong các trường hợp quy định ở bảng 11. 9.1.
2) Họng chữa cháy trong nhà.
Lắp đặt các họng chữa cháy trong nhà phải đẩm bảo các yêu cầu sau:
a) Trong mỗi ngôi nhà phải được sử dụng cùng một loại đường kính ống, đường kính lăng, chiều dài cuộn mềm.
b) Họng phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ sử dụng (như: cạnh lối vào, chiếu nghỉ buồng thang, sảnh, hành lang) với độ cao của tâm họng là 1,25 m so với mặt sàn.
Bảng 11.9.1 -Yêu cầu về hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà
Loại nhà |
Trường hợp phải có hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà |
Trường hợp không đặt hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà |
Nhà ở: gia đình tập thể Khách sạn, cửa hàng ăn uống Cơ quan Trường học
Nhà hát, rạp chiếu bóng, hội trường, câu lạc bộ Nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện |
Có Có Có Có Có
Có
|
|
Nhà sản xuất |
Mọi trường hợp trừ những trường hợp quy định ở cột bên phải |
- Sinh cháy nổ khi tiếp xúc với nước - Bậc chịu lửa I, II có thiết bị, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm là vật liệu không cháy. - Bậc chịu lửa III, IV, V hạng sản xuất D, E khối tích nhà - Không có đường ống cấp nước sản xuất, sinh hoạt và lấy nước chữa cháy từ sông, hồ. |
Nhà kho, Nhà phụ trợ công nghiệp |
Khối tích |
- Nhà kho bằng vật liệu không cháy, chứa hàng hoá không cháy. - Không có đường ống cấp nước sản xuất, sinh hoạt và gần sông, hồ - Trạm bơm xử lý nước - Nhà tắm, giặt công cộng |
11.9.4. Yêu cầu đối với hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà
theo quy định tại điều 5.16 chương 5
11.9.5 Giải pháp được chấp thuận
11.9.5.1. Chất chữa cháy
loại chất chữa cháy có hiệu quả đối với loại đám cháy được quy định trong bảng 11.9.2
Bảng 11.9.2 - Hiệu quả của chất chữa cháy đối với các loại đám cháy
Loại đám cháy |
Chất bị cháy |
Chất chữa cháy |
||||||
|
Nước |
Bọt nhẹ |
Bọt nặng, trung bình |
Khí CO2 |
Bột BC |
Bột ABCD |
||
A |
A1 |
Chất rắn cháy âm ỉ (gỗ, giấy, than, vải) |
+ |
+ |
+ |
- |
- |
+ |
|
A2 |
Chất rắn cháy không âm ỉ (chất dẻo) |
+ |
+ |
- |
- |
- |
+ |
B |
B1 |
Chất lỏng không tan trong nước (xăng, ete, dầu, parafin) |
- |
+ |
+ + |
+ + |
+ |
+ + |
|
B2 |
Chất lỏng tan trong nước (rượu, metanol, glyxêrin) |
- |
- |
+ |
+ + |
+ |
|
C |
|
Chất khí (mêtan, hyđrô, prôpan) |
- |
- |
- |
+ |
- |
+ + |
D |
D1 |
Kim loại nhẹ (nhôm, magiê) |
- |
- |
- |
- |
- |
+ + |
|
D2 |
Kim loại kiềm (natri, kali,..) |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
D3 |
Hợp chất hữu cơ chứa kim loại |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Ghi chú:
Bọt nhẹ: Bọt có bội số nở cao
++: Rất hiệu quả Bọt trung bình: Bọt có bội số nở trung bình
+ : Thích hợp Bọt nặng: Bọt có bội số nở thấp
- : Không thích hợp Bột BC: Bột dùng chữa đám cháy có ký hiệu B, C
Bột ABCD: Bột dùng chữa đám cháy có ký hiệu A, B, C, D
11.9.5.2. Hệ thống chữa cháy bên trong nhà
a) Lưu lượng nước chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo yêu cầu dưới đây:
i) Mỗi điểm bên trong nhà phải được 1 hoặc 2 họng chữa cháy phun tới, theo quy định tại bảng 11.9.3
ii) Lưu lượng nước cho mỗi họng là 2,5 l/s.
iii) Áp lực nước phải đảm bảo cột nước đặc dài 6 m cho họng chữa cháy, tại điểm xa nhất và cao nhất trong phòng
Bảng 11.9.3 - Số họng chữa cháy phun tới mỗi điểm bên trong nhà
Nhóm nhà |
Trường hợp một họng phun tới mỗi điểm |
Trường hợp hai họng phun tới mỗi điểm |
1 |
Khối tích tới 25.000 m3 |
Khối tích trên 25.000 m3 |
2 |
||
4 |
||
5 |
||
6 (*) |
||
3 |
dưới 800 chỗ (phân nhóm 3a, 3b) |
trên 800 chỗ (phân nhóm 3c) |
7 |
- hạng 7C với khối tích nhà không quá 1.000 m3 - hạng 7D, 7E |
các trường hợp còn lại |
Ghi chú:
(*) Riêng cơ sở nghiên cứu thí nghiệm khoa học phải có hai họng cho mỗi điểm
11.9.2.3 Hệ thống chữa cháy bên ngoài nhà
a) Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà cho một đám cháy được quy định trong bảng 11.9.4.
Bảng 11.9.4 - Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà
Nhóm nhà |
Bậc chịu lửa |
Lưu lượng nước (i/s) với khối tích nhà, 1.000 m3 |
||||
|
|
đến 3 |
3 - 5 |
5 - 20 |
20 - 50 |
trên 50 |
1,2,3,4,5,6 7A, 7B, 7C |
I và II |
10 |
10 |
15 |
20 |
30 |
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7C |
III |
10 |
15 |
20 |
30 |
40 |
IV và V |
15 |
20 |
25 |
|
|
|
7D, 7E |
III |
5 |
10 |
15 |
25 |
35 |
7D, 7E, 7F |
I và II |
5 |
5 |
10 |
10 |
15 |
7E, 7F |
IV và V |
10 |
15 |
20 |
30 |
|
b) Áp lực nước chữa cháy
i) Áp lực nước chữa cháy bên ngoài nhà phải đảm bảo áp lực tự do ở đầu miệng lăng vòi chữa cháy tại vị trí cao và xa nhất của ngôi nhà không nhỏ hơn 10m cột nước.
ii) Trong hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp (trường hợp sử dụng máy bơm di động, xe bơm để lấy nước từ họng chữa cháy ngoài nhà và tạo ra áp lực cần thiết để chữa cháy), áp lực nước tự do tại họng chữa cháy ngoài nhà không được nhỏ hơn 10m cột nước.
c) Mạng ống và họng chữa cháy
Bố trí mạng ống cấp nước chữa cháy và họng chữa cháy phải tuân theo các quy định tại điều 5.16, chương 5 của QCXD này.
11.9.2.4. Dự trữ và phục hồi nước chữa cháy
a) Dự trữ nước chữa cháy:
i) Trường hợp không lấy được nước trực tiếp từ nguồn cấp nước hoặc lưu lượng, áp lực nước nguồn thường xuyên không đảm bảo yêu cầu chữa cháy trực tiếp thì phải dự trữ đủ lượng nước chữa cháy và đảm bảo lối ra vào để phương tiện chữa cháy có thể lấy được nước dự trữ.
ii) Lượng nước dự trữ trong bể được tính theo lượng nước chữa cháy lớn nhất trong vòng 3 giờ có tính tới lượng nước bổ sung liên tục vào bể trong thời gian này. Khi lượng nước dự trữ từ 1.000 m3 trở lên phải phân ra 2 bể dự trữ.
iii) Lượng nước dự trữ chữa cháy cho két nước áp lực phải đảm bảo cho 10 phút chữa cháy bên trong và bên ngoài của một đám cháy tại khu dân dụng hoặc cho 10 phút hoạt động thiết bị chữa cháy trong nhà đối với khu công nghiệp.
b) Thời hạn phục hồi nước dự trữ chữa cháy:
Thời hạn tối đa để phục hồi nước dự trữ chữa cháy được quy định tại bảng 11.9.5.
Bảng 11.9.5. Thời hạn tối đa để phục hồi nước dự trữ chữa cháy
Loại nhà |
Thời hạn tối đa (giờ) với lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài |
|
dưới 25 l/s |
từ 25 l/s trở lên |
|
Nhà dân dụng |
24 |
|
Nhà công nghiệp |
||
- Hạng A, B |
24 |
|
- Hạng C |
36 |
24 |
- Hạng D, F |
36 |
|
- Hạng E |
48 |
36 |
Điều 11.10. Phòng trực chống cháy
1) Nhà cao trên 10 tầng và các cửa hàng, bệnh viện, gara, nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18.000 m2 phải đặt phòng trực chống cháy.
2) Phòng trực chống cháy phải:
a) có diện tích không dưới 102 và chiều dài mỗi phía không được nhỏ hơn 2,5 m2
b) có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn.
c) sàn nhà không có chỗ chênh lệch sàn lớn quá 300 mm.
3) Phòng trực chống cháy phải được lắp đặt:
a) các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của ngôi nhà;
b) bảng điều khiển các thiết bị chữa cháy tại chỗ, bơm khống chế khói;
c) sơ đồ và mặt bằng bố trí các thiết bị chữa cháy.
Phụ lục 11.1 - vật liệu của các bộ phận kết cấu ngôi nhà theo bậc chịu lửa
Bộ phận kết cấu |
Vật liệu của bộ phận kết cấu với bậc chịu lửa |
||||
I |
II |
III |
IV |
V |
|
Cột, tường chịu lực |
Gạch, đá, bê tông, bê tông cốt thép |
Gỗ có lớp bảo vệ |
Gỗ không có lớp bảo vệ |
||
Sàn gác và sàn giáp mái |
Vòm gạch, bê tông cốt thép |
Sàn gỗ có vữa trên dầm thép |
|||
Mái (không có tầng áp mái) |
Bê tông cốt thép |
Thép có lớp bảo vệ |
Gỗ có lớp bảo vệ |
||
Tường bao che |
Gạch, bê tông |
||||
Tường ngăn |
vật liệu không cháy |
Gỗ có lớp bảo vệ |
|||
Trần |
|||||
Tường ngăn cháy |
Gạch, đá, bê tông, bê tông cốt th ép |
Ghi chú: Nhà bậc II, một tầng có thể có tường bao che bằng tấm phibrôximăng.
Phụ lục 11.2 - Thời hạn chịu lửa của các bộ phận ngôi nhà với vật liệu thường gặp
Bộ phận ngôi nhà |
Vật liệu |
Chiều dày hay kích thước tối thiểu của mặt cắt kết cấu (cm) |
Giới hạn chịu lửa (phút) |
Tường |
Gạch: gạch, silicát, gạch thường, gạch sét rỗng. |
6 11 22 33 |
45 150 330 660 |
Đá tự nhiên, bê tông nhẹ |
6 11 22 33 |
30 90 240 420 |
|
Bê tông, bê tông cốt thép |
5 6 11 15 |
36 45 150 222 |
|
Bê tông nhẹ Bê tông rỗng |
12 20 |
270 360 |
|
Tấm xi măng amiăng hay tấm thép (phẳng hay lượn sóng) khung thép |
|
15 |
|
Thạch cao, xỉ thạch cao, Thạch cao sợi (hàm lượng hữu cơ đến 8% khối lượng) |
5 8 10 |
78 132 162 |
|
Khối kính xây rỗng |
6 - 10 |
15 |
|
|
Gạch, mặt cắt (cm) 22x22 22x33 33x33 33x45 45x45 |
|
150 180 270 315 390 |
Bê tông, Bê tông cốt thép, Tiết diện (cm): 20x20 20x30 20x40 20x30 và 20xx50 30x50 40x40 |
|
75 105 150 180 210 240 |
|
Thép không có lớp bảo vệ với bề dày cấu kiện nhỏ nhất là: đến 12 (mm) 13 – 20 (mm) 21 – 30 (mm) 31 – 50 (mm) |
|
15 18 20 24 |
|
Gỗ đặc, mặt cắt không nhỏ hơn 20x30 (cm), được bảo vệ bằng lớp trát 2 cm. |
|
60 |
|
Sàn mái |
Tấm đan bê tông cốt thép với chiều dày lớp bê tông từ cạnh thấp nhất đến tâm cốt thép chịu kéo (mm) 20 30 40 50 |
10 - - - |
64 – 78 78 – 114 108 – 174 144 – 222 (tuỳ loại cốt thép) |
Tấm không cháy đặt trên dầm, vì kèo bằng thép không có lớp bảo vệ. |
|
15 |
|
Sàn gỗ có trát lớp bảo vệ dày 2 cm |
|
45 |
|
Mái phibrô xi măng, mái tôn trên dầm, kèo thép không được bảo vệ. |
|
15 |
|
Xi măng lưới thép không được bảo vệ phía dưới |
2 |
36 |
|
Cầu thang |
Cầu thang thép có dầm được trát lớp bảo vệ dầy 1 cm |
|
90 |
Phụ lục 11.3 Yêu cầu về phòng chống cháy đối với nhà có yêu cầu đặc biệt
Khoản mục |
Yêu cầu |
Ghi chú |
Bậc chịu lửa |
Bậc I |
|
Ngăn cách cháy |
đảm bảo ngăn cách cháy theo chiều đứng ở: - Giữa các tầng và - Xung quanh các giếng thông tầng. |
|
Thoát nạn |
- Số lối thoát nạn - Chiều dài đoạn tới cầu thang không vượt giới hạn cho phép. - chiếu sáng sự cố bằng ắc quy. |
|
Phát hiện cháy |
- Bố trí thiết bị phát hiện khói (khoảng cách 15x15 m) Có trung tâm báo cháy và phòng trực cháy |
|
Kiểm soát khói |
Có thiết bị điều áp cho sảnh thông tầng, buồng thang. |
|
Thiết bị chữa cháy |
- Bình dập cháy cầm tay. - Họng chờ và vòi rồng. - Tưới tự động (sprinkler): có bơm tăng áp, bể chứa nước ngầm. - Bố trí họng chờ, sprinkler trong buồng thang tại mỗi tầng. |
Nhà từ 17 tầng trở lên phải có 2 hệ thống cấp nước chữa cháy có áp lực khác nhau: a) 1 hệ thống phục vụ nửa nhà dưới với bể nước riêng đặt ở tầng giữa độ cao nhà. b) 1 hệ thống cho nửa nhà phía trên. c) Nhà 60 tầng trở lên, mỗi hệ thống cấp nước chữa cháy phục vụ không quá 30 tầng. |
Thang máy |
- Có ít nhất một thang máy, phục vụ cho hoạt động cứu chữa của lực lượng chữa cháy.
|
Nhà có trên 40 tầng phải có 2 hệ thống thang máy, 2 hệ thống cung cấp điện sự cố riêng rẽ: a) 1 hệ thống phục vụ nửa số tầng dưới. b) 1 hệ thống phục vụ nửa số tầng ở trên. |
Cung cấp điện sự cố |
Đảm bảo cung cấp điện cho các thiết bị chữa cháy, thoát người kể cả thang máy. |
Chương 12:
TIỆN NGHI VÀ AN TOÀN
Mục tiêu
Các quy định trong chương này nhằm:
1) Bảo đảm điều kiện, môi trường sống hợp vệ sinh, tiện nghi và an toàn cho người sử dụng bên trong công trình.
2) Bảo vệ công trình và tài sản trong khỏi bị hư hại do cháy nổ, ngập lụt, ngấm, thấm, ẩm, mốc,...
Điều 12.1. Không gian tối thiểu của các căn phòng
12.1.1. Yêu cầu
Các căn phòng thuộc nhà ở, nhà công cộng phải đảm bảo yêu cầu về không gian tối thiểu phù hợp với chức năng của chúng, nhằm tận dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
12.1.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu
Các căn phòng phải đảm bảo các kích thước thông thuỷ tối thiểu, được quy định ở bảng 12.1.1.
Bảng 12.1.1 – Kích thước thông thuỷ tối thiểu của các căn phòng
Loại phòng |
Kích thước thông thủy tối thiểu |
||
Chiều cao (m) |
Chiều rộng (m) |
diện tích (m2) |
|
1) Nhà ở, khách sạn: a) Phòng ở (phòng ngủ, phòng khách): + thông gió tự nhiên + thông gió nhân tạo b) Bếp c) Xí, tắm, tầng hầm d) Buồng kho 2) Nhà công cộng a) Phòng làm việc, tiếp khách b) Phòng họp, hội họp + quy mô nhỏ (dưới 25 chỗ ngồi) + quy mô vừa (25 – 75 chỗ ngồi) + quy mô lớn (trên 75 chỗ ngồi) c) Phòn |