Quyết định 286/QĐ-BNV 2016 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 286/QĐ-BNV

Quyết định 286/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:286/QĐ-BNVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Triệu Văn Cường
Ngày ban hành:08/03/2016Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nguyên tắc quản lý hoạt động KHCN của Bộ Nội vụ

Ngày 08/03/2016, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 286/QĐ-BNV ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, gồm: Bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ; Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phải bám sát, phục vụ kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ; Tôn trọng và bảo đảm quyền chủ động, phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ…
Về việc tuyển chọn cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Nội vụ quy định, việc tuyển chọn được công bố công khai để các cá nhân có đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia; tuyển chọn thông qua Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn do Viện Khoa học tổ chức Nhà nước thành lập; bảo đảm đúng quy trình, trung thực, khách quan, chính xác và công bằng…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 286/QĐ-BNV tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

Số: 286/QĐ-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ NỘI VỤ

---------

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

 

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 1666/QĐ-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc Ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.

Điều 3. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Lưu: VT, VKH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Triệu Văn Cường

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 286/QĐ-BNV ngày 08 tháng 03 năm 2016 của Bộ Nội vụ)

 

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Nội vụ có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác.

2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Nội vụ.

3. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công ngh. Viện Khoa học tổ chức nhà nước giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo dõi việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cp Nhà nước do các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là việc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, năng lực, điều kiện, kinh nghiệm và chuyên môn để xem xét, giao tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.

2. Tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp nhất để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn.

3. Giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chtrì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là việc chỉ định đơn vị, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Nội vụ.

Điều 3. Các loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Các chương trình, đề tài nghiên cu khoa học cấp Bộ.

2. Các dự án điều tra cấp Bộ.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phải bám sát, phục vụ kịp thời, có hiệu qucác nhiệm vụ chính trị, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực qun lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

3. Tôn trọng và bảo đảm quyền chủ động, phát huy khnăng sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghiên cu khoa học và công nghệ.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bn, giữa nghiên cứu tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận.

5. Cân đối các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và điều kiện thực hiện nhiệm vụ nhằm phát triển các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc chức năng, nhiệm vụ qun lý nhà nước của Bộ.

Điều 5. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ

1. Nguồn tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:

a) Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho hoạt động khoa học và công nghệ được btrí trong kế hoạch ngân sách hàng năm hoặc trong dự án kinh tế - xã hội của Bộ Nội vụ;

b) Các nguồn tài chính khác: kinh phí tự có của các tổ chức, cá nhân; tài trợ trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ thuộc các dự án kinh tế, xã hội không sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Việc sử dụng kinh phí cho nghiên cu khoa học và công nghệ phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, phù hợp với mục tiêu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ được giao.

Chương II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ XUẤT XÁC ĐỊNH DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

 

Điều 6. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Chính phủ, nhu cu thực tiễn từ hoạt động qun lý nhà nước của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm của Bộ.

Điều 7. Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Vào tháng 1 hàng năm, các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gửi về Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất (thực hiện theo Mu PL1- PĐXNV đối với chương trình, đề tài và Mu B1-PĐXDA đối với dự án điều tra) phải phù hợp với định hướng, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành, phục vụ yêu cầu qun lý nhà nước của Bộ, phù hợp với điều kiện phân bổ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngân sách cho hoạt động điều tra cơ bn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc và trực thuộc Bộ; trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trình Hội đồng khoa học Bộ cho ý kiến.

3. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước tổng hợp danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ. Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ xem xét, phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.

4. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm thông tin thông báo công khai Danh mục này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và Trang thông tin điện tử của Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

5. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể được điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết và phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.

Điều 8. Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Mã số của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ghi như sau:

a) Mã số của cơng trình khoa học cấp Bộ: CT.XX/YY;

b) Mã số của đề tài khoa học cấp Bộ: ĐT.XX/YY;

c) Mã số của dự án khoa học và công nghệ: DA.XX/YY;

Trong đó: XX là nhóm 2 chữ số, ghi sthứ tự của chương trình, đề tài, dự án, chuyên đề thực hiện trong năm; YY là nhóm 2 chữ số ghi 2 chữ số cuối của năm thực hiện.

2. Mã số của chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ, dự án khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp.

Chương III. XÉT CHỌN, TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

 

MỤC I: NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 9. Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật quốc gia, hoặc có nội dung phức tạp, nhạy cảm được thực hiện theo phương thức giao trực tiếp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giao các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện chủ trì và trực tiếp quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ này.

2. Ngoài các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này, việc lựa chọn đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức chủ trì thực hiện đều phải thông qua xét chọn, tuyển chọn theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Điều 10. Tiêu chuẩn đối với cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ

1. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cp Bộ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:

a) Có trình độ trên đại học hoặc giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên;

b) Có chuyên môn phù hợp hoặc có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung nghiên cứu;

c) Là người đề xuất ý tưng chính và chủ trì tổ chức xây dựng thuyết minh đề tài;

d) Có đủ khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đthời gian để chủ trì thực hiện đề tài.

đ) Thời điểm nộp hồ sơ đến thời điểm nghhưu phải đủ 12 tháng.

2. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đđiều kiện tham gia đăng ký xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

a) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chnhiệm đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Nội vụ.

b) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá nghiệm thu mức “không đạt”sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu.

3. Đối với viên chức giảng viên được kéo dài thời gian công tác khi đến tuổi ngh hưu, có thđược đăng ký xét chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp làm chnhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.

Điều 11. Thông báo về việc xét chọn, tuyển chọn chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

1. Đối với các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ được phê duyệt thực hiện theo phương thức xét chọn, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến đơn vị, cá nhân được giao trực tiếp chuẩn bị hồ sơ.

2. Đối với các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ được phê duyệt thực hiện theo phương thức tuyển chọn, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm thông báo danh mục các chương trình, đề tài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Trang thông tin điện tử của Viện Khoa học tổ chức nhà nước và gửi Công văn thông báo về việc đăng ký tham gia tới các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trước thời điểm kết thúc nhận hồ sơ ít nhất 30 ngày làm việc.

Điều 12. Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn, tuyển chọn chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn, tuyển chọn chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ hợp lệ gồm những văn bản, tài liệu dưới đây:

1. Thuyết minh chương trình, đtài (Phụ lục 2-TMĐT).

2. Các văn bản pháp lý chng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).

3. Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn, tuyển chọn (Khoản 1 và 2 Điều này) bao gồm: một (01) bộ Hồ sơ gốc và bảy (7) bn sao bộ Hồ sơ gốc.

Đối với chương trình, đtài khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức tuyển chọn, hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn được đóng gói trong túi Hồ sơ dán kín, niêm phong và bên ngoài ghi rõ như sau:

- Tên đề tài đăng ký tham gia tuyển chọn;

- Tên, địa chcủa tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức phối hợp;

- Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài và danh sách những người tham gia chính thực hiện đề tài (tối thiểu là 5, tối đa không quá 7 người, kể cả chnhiệm đề tài).

4. Hồ sơ không đầy đủ các văn bản, tài liệu quy định và không nộp đúng thời hạn được coi là Hồ sơ không hợp lệ.

MỤC II: XÉT CHỌN CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

Điều 13. Hội đồng xét duyệt đề cương

1. Đối với những cơng trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện theo phương thức xét chọn, cán bộ, công chức, viên chức đăng ký chnhiệm chuẩn bị thuyết minh Quy định tại Điều 12 để bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt đề cương.

2. Viện Khoa học tổ chức nhà nưc thành lập Hi đồng xét duyệt đề cương chương trình, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ. Hội đồng có từ 5 đến 7 thành viên, bao gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đại diện cơ quan dự kiến áp dụng kết qu nghiên cu.

3. Trường hợp cán bộ, công chc, viên chức đăng ký chủ nhiệm không bảo vệ thành công đề cương trước Hội đồng, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổ chức tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

4. Kinh phí tổ chức các phiên họp của Hội đồng do Viện Khoa học tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm chi trả theo quy định hiện hành.

Điều 14. Bổ nhiệm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày xét duyệt đề cương, cá nhân đăng ký chủ nhiệm có trách nhiệm hoàn thiện thuyết minh đề cương theo ý kiến của Hội đồng xét duyệt, gửi Viện Khoa học tổ chức nhà nưc đtổng hp.

2. Căn cứ thuyết minh đã chỉnh sửa, Viện Khoa học tổ chức nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm chương trình, đề tài cấp Bộ.

MỤC III: TUYỂN CHỌN CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

Điều 15. Nguyên tắc tuyển chọn

1. Việc tuyển chọn được công bố công khai để các cá nhân có đủ điều kiện theo quy định có thể đăng ký tham gia ch trì thực hiện các đề tài.

2. Việc tuyn chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn do Viện Khoa học tổ chức nhà nước thành lập và được thực hiện đúng quy trình, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác và công bằng.

3. Việc đánh giá hồ sơ tuyển chọn được tiến hành bằng cách chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể được quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

Điều 16. Địa điểm và thời hạn nộp hồ sơ tuyển chọn

1. Nơi nhận hồ sơ: Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

2. Hình thức nộp hồ sơ: Gi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

3. Hồ sơ phải nộp đúng hạn theo quy định trong thông báo tuyển chọn đề tài của Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

4. Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi dấu của bưu điện (trường hợp gi qua bưu điện) hoặc dấu “đến” của Viện Khoa học tổ chức nhà nước (trường hợp nộp trực tiếp).

5. Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, đơn vị và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ đã nộp thay bằng hồ sơ mới hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp. Việc thay hồ sơ mới và bổ sung Hồ sơ phải hoàn tất trước thời điểm kết thúc nộp hồ sơ theo quy định.

Điều 17. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo đến ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, Viện Khoa học tổ chức nhà nước tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn.

2. Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 12 của Quy chế này.

3. Kết quả mhồ sơ được ghi thành biên bn (có chữ ký xác nhận của các bên tham dự).

Điều 18. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá tuyển chọn

1. Nguyên tắc đánh giá

Việc đánh giá các hồ sơ tuyn chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn bằng phương pháp chấm điểm (với tổng số điểm là 100 điểm) theo các tiêu chí được quy định dưới đây:

- Đánh giá phần nội dung thuyết minh đề tài bao gồm các tiêu chí thuộc bốn nhóm tiêu chí a, b, c và d Khoản 2 Điều này;

- Đánh giá phần năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài bao gồm các tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí đã quy định tại Khoản 2 của Điều này.

2. Nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá

a) Nhóm tiêu chí về mục tiêu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, tối đa 15 điểm, có 02 tiêu chí:

- Tính hợp lý, rõ ràng của mục tiêu nghiên cu, tối đa 7 điểm;

- Tính chính xác, cụ thể của đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tối đa 8 điểm.

b) Nhóm tiêu chí về tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, tối đa 15 điểm, có 2 tiêu chí:

- Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ và rõ ràng mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu có liên quan, tối đa 7 điểm;

- Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề tài, tối đa 8 điểm.

c) Nhóm tiêu chí về xác định nội dung, phương án tổ chức thực hiện đề tài, tối đa 45 điểm, có 4 tiêu chí:

- Tính đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra, tối đa 20 điểm;

- Tính hệ thống, lôgic của các nội dung nghiên cứu, tối đa 10 điểm;

- Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu rõ ràng, thích hợp với đối tượng nghiên cứu, tối đa 7 điểm;

- Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức các hoạt động nghiên cứu và kế hoạch thực hiện của đề tài, tối đa 8 điểm.

d) Nhóm tiêu chí sản phẩm, lợi ích của đề tài, tối đa 10 điểm, có 2 tiêu chí:

- Các sản phẩm rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, tối đa 5 điểm;

- Lợi ích của đề tài đối với việc đóng góp xây dựng chtrương, hoàn thiện chính sách, xây dựng pháp luật, tối đa 5 đim.

đ) Nhóm tiêu chí về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, tối đa 15 điểm, có 3 tiêu chí:

- Năng lực, uy tín về trình độ chuyên môn của chnhiệm đề tài, tối đa 5 điểm;

- Năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện chính đtài, tối đa 5 điểm;

- Sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ trì đề tài với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài tuyển chọn, tối đa 5 điểm.

Điều 19. Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn

1. Viện trưng Viện Khoa học tổ chức nhà nước thành lập các Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn đthực hiện việc tuyển chọn (sau đây gọi tắt là Hội đồng).

2. Hội đồng gồm t5 đến 7 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.

a) Thành phần của Hội đồng gồm: các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, có trình độ, chuyên môn phù hợp; đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan hoạch định chính sách dự kiến thụ hưng kết quả nghiên cứu của đề tài.

b) Cá nhân không được tham gia Hội đồng trong các trường hợp sau:

- Có Hồ sơ đăng ký chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài đang được tuyển chọn;

- Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chtrì thực hiện đề tài đang được tuyển chọn.

c) Cá nhân thuộc tổ chức phối hợp thực hiện đề tài được tham gia là thành viên nng không làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.

3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng

a) Tham gia với tư cách cá nhân và không đại diện cho bt cứ tổ chức nào khi xem xét, đánh giá Hồ sơ tuyển chọn;

b) Tuân thủ đúng các quy định của Quy chế này, bảo đm đánh giá trung thực, khách quan, chính xác và công bằng;

c) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng;

d) Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình tuyển chọn.

4. Tổ chức các phiên họp của Hi đồng:

a) Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổ chức các phiên họp Hội đồng để tư vấn tuyển chọn đề tài;

b) Kinh phí tổ chức các phiên họp của Hội đồng do Viện Khoa học tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.

Điều 20. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn

1. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên của Hội đồng, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và 02 phản biện.

2. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng. Hội đồng cử một (01) thành viên làm thư ký khoa học để ghi biên bản làm việc của Hội đồng.

3. Các thành viên của Hội đồng chấm điểm độc lập theo các tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định.

4. Đối với một hồ sơ, nếu có thành viên Hội đồng cho tổng số điểm đánh giá chênh lệch từ 20% trở lên so với điểm đánh giá trung bình của số thành viên Hội đồng có mặt thì điểm của thành viên này không được chấp nhận. Kết quả đánh giá Hồ sơ này chdựa trên kết qucho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.

Điều 21. Trình tự, nội dung và kết quả làm việc Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn

1. Hội đồng thảo luận thống nhất nguyên tắc, quy trình và cách chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá hồ sơ của Quy chế này.

2. Cá nhân tham gia tuyn chọn trình bày tóm tắt trước Hội đồng về thuyết minh đề tài, trả lời các câu hỏi của thành viên hội đồng (nếu có) và không được tiếp tục tham dự phiên họp của hội đồng tuyển chọn khi Hội đồng thảo luận riêng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn:

a) Các ủy viên phn biện đánh giá chung về mặt mạnh, mặt yếu của từng hồ sơ; so sánh giữa các hồ sơ theo tiêu chí được quy định tại Điều 16 của Quy chế này;

b) Từng thành viên Hội đồng cho ý kiến về nhận xét, đánh giá của các ủy viên phn biện và trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá của mình đối với từng hồ sơ;

c) Thư ký khoa học của Hội đồng đọc ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hi đồng nghiên cứu, tham khảo;

d) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ tham gia tuyển chọn.

4. Đánh giá, chấm điểm hồ sơ

a) Hi đồng chấm điểm độc lập từng hồ sơ theo Phiếu đánh giá và bỏ phiếu chấm điểm cho từng hồ sơ theo phương thức bphiếu kín;

b) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm ba (03) thành viên Hội đồng (trong đó có một trưởng ban).

c) Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu được thực hiện theo đúng chdẫn ghi trên phiếu.

5. Tổng hợp kết quả đánh giá tuyển chọn

a) Ban kim phiếu tổng hợp và báo cáo Hội đồng kết quả kiểm phiếu;

b) Hội đồng xếp hạng các hồ sơ có tổng điểm trung bình đánh giá từ cao xuống thấp.

Đối với các hồ sơ có tổng điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trưng hợp Chtịch Hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng.

Trường hợp các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau và điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) đối với các hồ sơ này cũng bằng nhau thì Hội đồng kiến nghị phương án lựa chọn.

6. Kiến nghị tổ chức, cá nhân trúng tuyển chtrì đề tài và thông qua Biên bản về kết quả làm việc của Hội đồng

a) Tổ chức, cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Được xếp hạng với điểm cao nhất theo kết quả tại khoản 5, Điều này;

- Có tổng số đim trung bình đạt ti thiểu 70/100 điểm. Trường hợp có một hồ sơ tham gia tuyển chọn thì tổng số điểm trung bình phải đạt tối thiểu 80/100 điểm. Trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).

b) Hội đồng tho luận để thng nhất kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết đối với từng phần đã nêu trong Thuyết minh đề tài và nêu những điểm cần lưu ý để hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển.

c) Hội đồng thông qua Biên bản làm việc.

7. Trong trường hợp không có hồ sơ nào trúng tuyển, Hội đồng kiến nghị Viện Khoa học tổ chức nhà nước báo cáo Hội đồng khoa học Bộ đề xuất phương án giải quyết cụ thể.

8. Lưu giữ hồ sơ gốc

Khi kết thúc quá trình tuyển chọn, thư ký hành chính của Hội đồng có trách nhiệm nộp hồ sơ gốc (kể cả hồ sơ trúng tuyển và hồ sơ không trúng tuyển) đlưu tại Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

Điều 22. Phê duyệt kết quả tuyển chọn

1. Viện Khoa học tổ chức nhà nước tổng hợp kết quả tuyển chọn để trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm cá nhân chủ nhiệm và đơn vị chủ trì đề tài.

2. Trường hợp cá nhân đồng thời đăng ký chtrì từ hai (02) đề tài cấp Bộ trở lên, nếu các Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn được đề nghị trúng tuyển thì chỉ được lựa chọn chủ trì một (01) đề tài.

3. Trong trường hợp cần thiết, Viện Khoa học tổ chức nhà nước kiểm tra thực tế nhân lực và năng lực của đơn vị, cá nhân được đề nghị trúng tuyển trước khi trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ, xem xét bổ nhiệm cá nhân chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề tài.

4. Viện Khoa học tổ chức nhà nước thông báo công khai kết quả tuyển chọn trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Trang thông tin điện tcủa Viện Khoa học tổ chức nhà nước và đến các đơn vị, cá nhân tham gia tuyển chọn.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, đơn vị, cá nhân được tuyển chọn thực hiện đề tài có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển theo kết luận của Hội đồng (Biên bn ghi kết luận của Hội đồng có giá trị thay thế biên bản xét duyệt đề cương đề tài), Viện Khoa học tổ chức nhà nước xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét Quyết định bổ nhiệm chnhiệm chương trình, đề tài cấp Bộ.

Chương IV. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Điều 23. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với cán bộ, công chức, viên chức được giao chủ nhiệm chương trình, đề tài và dự án điều tra cấp Bộ.

Điều 24. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ

1. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, đúng pháp luật và lập thành văn bản.

2. Nội dung và hình thức của hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ phải tuân theo các quy định hiện hành về khoa học và công nghệ.

Điều 25. Kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nội dung nghiên cứu, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí. Trong trường hợp cần thiết có thể kiến nghị Hội đồng khoa học Bộ cho phép điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2. Trong trường hợp chnhiệm không hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không có lý do chính đáng, chưa báo cáo quyết toán số kinh phí đã nhận theo đúng chế độ hiện hành, Viện Khoa học tổ chức nhà nước kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định tạm dừng việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 26. Quyết định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Căn cứ mục đích, yêu cầu, nội dung chi tiết, khối lượng công việc cụ thể của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất số ợng và nguồn kinh phí hợp lý cho việc thực hiện từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.

Chương V. ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Điều 27. Nguyên tắc đánh giá, nghiệm thu

1. Chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được đánh giá, nghiệm thu qua hai bước: nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp Bộ. Các dự án điều tra được đánh giá, nghiệm thu ở cấp Bộ.

2. Việc đánh giá, nghiệm thu phải căn cứ vào thuyết minh, biên bản xét duyệt đề cương và hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ đã được ký kết.

Điều 28. Đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở

1. Điều kiện đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở:

a) Chủ nhiệm chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ đã hoàn thành các nội dung công việc chủ yếu được ghi trong thuyết minh chương trình, đề tài;

b) Về nội dung, sản phẩm nghiên cu phải đáp ứng đúng yêu cầu của thuyết minh chương trình, đề tài, biên bn xét duyệt đề cương và hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ đã ký kết;

c) Nội dung nghiên cứu phải được thẩm định bi 02 nhà khoa học, nhà quản lý do Viện Khoa học tổ chức nhà nước chđịnh;

d) Về hình thức, báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu phải đạt dung lượng từ 80 trang khổ giấy A4 trlên, khoảng cách giữa các dòng là Multiple 1.3, bao gồm các mục: phần mđầu, các chương, kiến nghị, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài.

2. Viện trưng Viện Khoa học tổ chức nhà nước quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Thành phần tham gia nghiệm thu cấp cơ sở bao gồm: đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì, đại diện lãnh đạo Viện Khoa học tổ chức nhà nước, các cán bộ qun lý và các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu.

3. Chủ nhiệm chương trình, đề tài khoa học và công nghệ có nhiệm vụ đảm bảo kinh phí từ nguồn được cấp cho việc đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.

4. Phiên họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở được tiến hành khi ít nhất 2/3 sthành viên hội đồng có mặt tại phiên họp, trong đó có chtịch, thư ký và một trong 2 thành viên phn biện và phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản của 2 thành viên phản biện.

5. Chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được đánh giá cấp cơ sở theo những nội dung sau:

a) Mức độ đầy đvề slượng, khối lượng các sn phẩm chính theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết;

b) Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính đại diện, độ tin cậy, cập nhật của các số liệu, tư liệu;

c) Tính trung thực của kết qunghiên cứu;

d) Giá trị khoa học của đtài (phát hiện ra những vấn đề mới, đóng góp mới vào việc phát triển quan điểm, lý luận hiện có);

đ) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ công tác qun lý nhà nước của Bộ, ngành).

6. Chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo hai mức: “Đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ” và “Chưa đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ”.

a) Chương trình, đề tài khoa học cp Bộ được xếp loại mức “Đđiều kiện nghiệm thu cấp Bộ” nếu đáp ứng được các nội dung đánh giá quy định tại Khoản 5 Điều này và được ít nhất 3/4 số thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp bỏ phiếu xếp loại “Đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ”;

b) Chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được xếp loại mức “Không đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ” nếu không đáp ứng được các nội dung đánh giá quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Đối với những chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được xếp loại mức “Đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ”, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của hội đồng, chủ nhiệm và đơn vị chtrì hoàn thiện kết quả nghiên cứu và gửi về Viện Khoa học tổ chức nhà nước bộ hồ sơ đề nghị nghiệm thu cấp Bộ để tổ chức nghiệm thu theo quy định. Đối với những chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ được xếp loại mức “Chưa đủ điều kiện nghiệm thu cấp Bộ”, hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở phải kiến nghị rõ chương trình, đề tài được tiếp tục hoàn thiện hay bị đình chthực hiện. Đối với những chương trình, đề tài được yêu cầu tiếp tục hoàn thiện, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, chủ nhiệm phải hoàn thiện kết qunghiên cứu và làm lại thủ tục đđánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo quy định. Đối với những chương trình, đề tài bị đình chỉ thực hiện Viện Khoa học tổ chức nhà nước thành lập Hội đồng thanh lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 29. Đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ

1. Hồ sơ đề nghị nghiệm thu, đánh giá cấp Bộ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị nghiệm thu của chủ nhiệm (đối với chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ) và công văn đề nghị nghiệm thu, đánh giá của cơ quan chủ trì (đối với dự án điều tra cấp Bộ) gửi Viện Khoa học tổ chức nhà nước;

b) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, điều tra, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị (số lượng do Viện Khoa học tổ chức nhà nước quy định);

c) Các sản phẩm khoa học trung gian (tổng hợp số liệu thống kê, điều tra, khảo sát, kỷ yếu hội thảo khoa học, báo cáo nhánh và chuyên đề);

d) Các báo cáo định kỳ hoặc báo cáo tiến độ;

đ) Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở (đối với chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ), 02 bản thẩm định nội dung của 2 chuyên gia do Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề nghị (đối với dự án điều tra cấp Bộ).

2. Số lượng thành viên tham gia nghiên cứu đtài, ngoài chủ nhiệm và thư ký, số thành viên tham gia quy định không quá 5 người đối với đề tài và 8 người đối với dự án cấp Bộ.

3. Hội đồng nghiệm thu chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cp Bộ và dán khoa học, công nghcủa Bộ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập theo đề nghị của Viện trưng Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

4. Hội đồng nghiệm thu chương trình, đề tài, dự án khoa học, công nghệ cấp Bộ có từ 5 đến 7 thành viên. Hội đồng nghiệm thu bao gồm 01 chủ tịch, 02 thành viên là phản biện, 01 thành viên kiêm thư ký và các thành viên khác. Các thành viên hội đồng là những người đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học, công nghệ liên quan đến chương trình, đề tài, dự án nghiệm thu, đánh giá. Những người đã tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không được tham gia Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đó.

5. Hội đồng nghiệm thu làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Các thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét (2 thành viên phản biện phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản), bỏ phiếu đánh giá, xếp loại và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Điều 30. Phiên họp đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ

1. Phiên họp đánh giá, nghiệm thu được tiến hành khi:

a) Hồ sơ nghiệm thu kết quả nghiên cu đầy đủ và hợp lệ;

b) Có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng nghiệm thu có mặt, trong đó có chủ tịch, thư ký và một trong 2 thành viên phn biện;

c) Có ý kiến nhận xét bằng văn bản của 2 thành viên phn biện.

2. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện chương trình, đề tài khoa học và công nghệ dựa trên các tiêu chuẩn và thang điểm 100 như sau:

a) Về phương pháp nghiên cứu, tối đa 10 điểm cho các nội dung: cách tiếp cận, việc sử dụng các phương pháp khoa học trong nghiên cứu, điều tra, khảo sát;

b) Về giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu, tối đa 60 điểm cho các nội dung: mức độ đạt mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và các yêu cầu về sản phẩm đã cam kết trong hợp đồng được thể hiện qua báo cáo tổng hợp kết qu nghiên cứu, báo cáo tóm tắt và bn kiến nghị; độ tin cậy, tính cập nhật, phong phú của hệ thống tài liệu đã sử dụng và các số liệu đã điều tra, thu thập; những điểm mới đạt được trong kết quả nghiên cứu;

c) Về giá trị thc tiễn của kết quả nghiên cứu, tối đa 20 điểm cho các nội dung: khả năng ứng dụng, sử dụng kết qunghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách, đóng góp vào việc phát triển khoa học;

d) Vtổ chức thực hiện, tối đa 10 điểm cho các nội dung: tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành so với hợp đồng đã đăng ký và huy động, sử dụng lực lượng nghiên cứu.

3. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án điều tra cấp Bộ dựa trên các tiêu chuẩn và thang điểm 100 như sau:

a. Phương pháp tổ chức, qun lý, chỉ đạo thực hiện dự án: 10 điểm;

b. Mức độ đầy đủ về slượng, khi lượng các sản phẩm chính theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết: 20 điểm

c. Chất lượng và yêu cầu khoa học đạt được của các sản phẩm chính và các sản phm kèm theo: 50 điểm;

d. Khả năng ứng dụng, sử dụng kết qudự án vào hoạt động qun lý của Bộ, ngành: 20 điểm.

4. Xếp loại nhim vụ khoa học, công nghệ

a) Điểm đánh giá kết quthực hin nhim vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là điểm trung bình tính trên tổng số các phiếu hợp lệ;

b) Căn cứ vào điểm đánh giá kết quthực hin nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, việc xếp loại thực hiện như sau:

- Nhiệm vụ xếp loại xut sắc nếu đạt điểm trung bình từ 90 điểm tr lên;

- Nhiệm vụ xếp loại khá nếu đạt điểm trung bình từ 70 đến dưới 90 điểm;

- Nhiệm vụ xếp loại trung bình nếu đạt điểm trung bình từ 50 đến dưới 70 điểm;

- Nhiệm vụ xếp loại không đạt nếu điểm trung bình dưới 50 điểm;

c) Đối với các nhiệm vụ xếp loại từ mức đạt trở lên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức nghiệm thu, chủ nhiệm tiến hành sửa chữa, hoàn thiện kết qunghiên cứu theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu và nộp lại cho Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Trên cơ sở đó, Viện trưng Viện Khoa học tổ chức nhà nước xem xét, ra quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

d) Đối với các nhiệm vụ xếp loại không đạt, chủ nhiệm có trách nhiệm chnh sửa, hoàn thiện các kết qunghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày họp nghiệm thu lần thứ nhất. Thủ tục nghiệm thu lần thứ hai được tiến hành như lần thứ nhất. Toàn bộ kinh phí cho việc tổ chức nghiệm thu lần thứ hai do chnhiệm và đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm. Quá thời hạn 60 ngày nói trên, nếu chủ nhiệm không hoàn thiện kết quả nghiên cứu để tiến hành nghiệm thu lần thứ hai, Viện khoa học tổ chức nhà nước kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ có hình thức xử lý trách nhiệm và tiến hành thanh lý hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo quy định hiện hành của pháp luật;

đ) Nếu nghiệm thu lần thứ hai không đạt, Viện khoa học tổ chức nhà nước kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thanh lý hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 31. Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Sau khi được nghiệm thu và công nhận, các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm đăng tải báo cáo tóm tắt các kết qunghiên cứu trên Cổng thông tin điện tử ca Bộ Nội vụ, Trang thông tin điện tử của Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

2. Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm báo cáo cơ quan lãnh đạo, quản lý có thm quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ thuộc phạm vi quản lý.

Điều 32. Lưu trữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Trong thời hạn 14 ngày sau buổi họp đánh giá nghiệm thu cấp Bộ, Chnhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm nộp lại cho Viện Khoa học tổ chức nhà nước 04 bộ sn phẩm kết qu nghiên cứu đã được sửa chữa, hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu. Mỗi bộ sản phẩm bao gồm: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các sản phẩm khoa học trung gian, bản điện tcác kết quả và sản phẩm nghiên cứu.

2. Hồ sơ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lưu trữ tại Phòng Quản lý khoa học thuộc Viện khoa học tổ chức nhà nước, bao gồm:

a) Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu;

b) Văn bản đánh giá của 2 ủy viên phản biện;

c) Phiếu đánh giá, xếp loại của các thành viên hội đồng có mặt;

d) Biên bản nghiệm thu, đánh giá;

đ) Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ;

e) Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các sn phẩm khoa học trung gian;

g) Bn điện tử lưu trữ toàn bộ các kết quả và sản phẩm nghiên cứu.

Chương VI. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ, ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ, CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Điều 33. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý khoa học thuộc Bộ

1. Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đầu mối có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa hc, công nghệ 5 năm và hàng năm của Bộ trình Bộ trưởng xem xét ban hành (sau khi thống nhất với Vụ Kế hoạch - Tài chính);

b) Tổ chức xét chọn, tuyn chọn đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

c) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định dự toán kinh phí trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt giao thực hiện nhiệm vụ;

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức đánh giá nghiệm thu hoặc tiến hành thanh lý hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ;

đ) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học của chủ nhiệm nhiệm vụ;

e) Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị với Lãnh đạo Bộ Nội vụ:

- Điều chỉnh nội dung, kinh phí, thời gian, đơn vị chtrì, chủ nhiệm.

- Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hình thức xử lý vi phạm.

e. Ban hành quyết định công nhận kết quthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm:

a) Chtrì việc phân bổ kinh phí nghiên cu khoa học do Bộ Nội vụ qun lý”;

b) Chtrì, phối hợp với Viện Khoa học tổ chức nhà nước thẩm định dự toán kinh phí trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”;

c ) Tổ chức kiểm tra, giám sát chế độ chi tiêu và thanh quyết toán hàng năm.

Điều 34. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị chủ trì và chủ nhiệm

1. Đơn vị ch trì

a) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi để chnhiệm thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung, tiến độ trong thuyết minh, hợp đồng;

b) Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo định kỳ và đột xuất;

c) Khi cần thiết, đề nghị Viện Khoa học tổ chức nhà nước báo cáo Hội đồng khoa học Bộ cho phép điều chnh nội dung, kinh phí, thời gian hoặc thay đổi chnhiệm nhiệm vụ.

2. Chủ nhiệm

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thuyết minh và hợp đồng; sử dụng kinh phí nghiên cu khoa học theo đúng quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp lvà quyết toán tài chính theo quy định;

b) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất;

c) Tổ chức việc đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp cơ sở;

d) Đxuất thay đổi nội dung, kinh phí, thời gian thực hiện nhiệm vụ và chỉ được thc hiện nhng thay đổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý;

đ) Ký kết hợp đồng với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành.

Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Các đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ có nhiều thành tích đóng góp cho hoạt động khoa học và công nghệ được đề nghị xét khen thưởng theo quy định . Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc xét thưng, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ khen thưng, trao giải thưởng khoa học và công nghệ của Bộ cho đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức chtrì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ vi phạm hợp đồng nghiên cu khoa học sẽ bị xử lý theo quy định của hợp đồng khoa học và của pháp luật về hợp đồng. Đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước vi phạm nghiêm trọng hợp đồng khoa học hoặc không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị chấm dứt hợp đồng, tiến hành thanh quyết toán và phải hoàn lại kinh p đã nhận.

3. Kết quthực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ là một tiêu chuẩn để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm của đơn vị chủ trì và cán bộ, công chức, viên chức chnhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 36. Phân cấp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước mang tính đặc thù, Viện khoa học tổ chức nhà nước kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định phân cấp việc quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 37. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Việc sửa đổi, bổ sung các điều, khoản trong Quy chế này do Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề nghị, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét quyết định./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi