Quyết định 1034/QĐ-BKHCN 2022 phê duyệt Chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển bền vững kinh tế biển

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1034/QĐ-BKHCN

Quyết định 1034/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển", mã số: KC.09/21-30
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1034/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Hoàng Giang
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/06/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày 20/6/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 1034/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển", mã số: KC.09/21-30.

Cụ thể, Chương trình tập trung vào nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để duy trì nguồn vốn tự nhiên biển và phát triển văn hóa biển làm cơ sở cho phát triển bền vững kinh tế biển. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái tạo, phục hồi và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo; Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn, san hô,…).

Theo đó, Chương trình kết thúc ít nhất 70% nhiệm vụ có sản phẩm khoa học được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn; khoảng 30% các kết quả nhiệm vụ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thì 100% số nhiệm vụ góp phần hỗ trợ đào tạo sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ).

Ngoài ra, về sở hữu trí tuệ đảm bảo ít nhất 15% các nhiệm vụ có phải pháp hữu ích được công nhận. Về trình độ khoa học thì 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư Nhà nước; ít nhất 50% nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1034/QĐ-BKHCN tại đây

tải Quyết định 1034/QĐ-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1034/QĐ-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1034/QĐ-BKHCN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

________

Số: 1034/QĐ-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển”, mã số: KC.09/21-30

_____________

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại Công văn số 1066/TTg-KGVX ngày 05/8/2021;

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển” (sau đây gọi tắt là Chương trình), mã số: KC.09/21-30. Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu đánh giá của Chương trình quy định tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Chương trình, Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- UBND các tỉnh, thành phố;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban KHCNMT của Quốc hội;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Lưu VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hoàng Giang

 
 

PHỤ LỤC

Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu đánh giá của chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển”, mã số: KC.09/21-30

(Kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

_______________

 

I. Mục tiêu

Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để khai thác, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững kinh tế biển. Mục tiêu cụ thể bao gồm:

1. Xác lập cơ sở và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển và quản trị bền vững kinh tế biển, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

2. Cung cấp luận cứ khoa học nhằm phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học biển, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giảm nhẹ thiên tai; thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì nguồn vốn tự nhiên biển.

3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều tra, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển tại các vùng biển và ven biển Việt Nam nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị kinh tế biển.

4. Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong cảnh báo và dự báo tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

II. Nội dung

1. Nghiên cứu cơ sở khoa học, phát triển công nghệ quản trị biển, quản lý vùng bờ nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý, hoạch định phát triển bền vững kinh tế biển hướng tới nền kinh tế xanh, tuần hoàn gắn với bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông. Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên biển phục vụ bảo vệ chủ quyền để phát triển bền vững kinh tế biển. Đề xuất các mô hình phát triển bền vững biển, đảo có tính đặc thù cho từng khu vực trong vùng biển Việt Nam.

2. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường biển, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển. Nghiên cứu dự báo mức độ ô nhiễm, sức chịu tải của các thành phần môi trường biển do các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, khu vực biển và các đảo.

3. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để duy trì nguồn vốn tự nhiên biển và phát triển văn hóa biển làm cơ sở cho phát triển bền vững kinh tế biển.

4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái tạo, phục hồi và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo; Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn, san hô, thảm cỏ biển...). Nghiên cứu phục hồi, tái tạo nguồn lợi các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

5. Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong đánh giá, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, tập trung nghiên cứu công nghệ đánh giá, khai thác các nguồn tài nguyên tại các vùng biển và ven biển Việt Nam: ngư trường, đa dạng sinh học, khoáng sản biển, du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng và khai thác hải sản và các ngành kinh tế biển mới; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo vệ, tái tạo các nguồn tài nguyên biển (nuôi thủy sản trên biển, chế biến các sản phẩm của biển thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, khai thác các chất có hoạt tính sinh học, dược liệu biển mới...).

6. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo, cảnh báo nhằm giảm nhẹ thiên tai trên biển: bão, gió mùa, nước dâng do bão và gió mùa, sóng lớn trong bão và gió mùa, xói lở bờ biển, xói lở ngầm, xâm nhập mặn do triều cường, động đất, sóng thần,... đề xuất các giải pháp phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai.

7. Đề xuất được các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển (nguồn thải từ lục địa, hải cảng, rác thải nhựa đại dương...), ứng phó với sự cố môi trường (tràn dầu, hóa chất trên biển...) và thích ứng với các vấn đề môi trường mới nổi như a xít hóa đại dương, thiếu hụt ô xy trong nước biển.

8. Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

III. Dự kiến sản phẩm

1. Dữ liệu về cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ quản lý, phát triển kinh tế biển, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, tăng cường bảo vệ môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Cơ sở dữ liệu các chất từ sinh vật biển. Cơ sở dữ liệu số trong quản lý, khai thác dữ liệu biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

2. Luận cứ khoa học cho các khuyến nghị về thể chế, chính sách:

- Chính sách về quản trị biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam;

- Chính sách quản lý tổng hợp và thống nhất về biển phù hợp với hệ sinh thái;

- Chính sách và giải pháp thực thi hiệu quả pháp luật trên biển phục vụ bảo vệ chủ quyền để phát triển bền vững kinh tế biển;

- Quy trình điều tra, đánh giá và xếp hạng sức khỏe hệ sinh thái biển.

3. Các giải pháp, mô hình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển:

- Giải pháp, mô hình phát triển bền vững có tính đặc thù cho từng khu vực biển;

- Giải pháp, mô hình phát triển bền vững các vùng cửa sông, hệ thống đảo;

- Giải pháp, mô hình phân vùng chức năng và quy hoạch không gian biển;

- Giải pháp, mô hình bảo vệ, duy trì và quản lý các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam;

- Công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến nguồn lợi sinh vật biển;

- Công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, môi trường và dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai biển;

- Công nghệ đánh giá, khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên biển. Công nghệ khai thác dược liệu và hoạt chất sinh học biển phục vụ đời sống;

- Giải pháp công nghệ tái tạo, phục hồi và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo;

- Giải pháp công nghệ ứng phó sự cố môi trường, thiên tai khu vực ven biển và trên biển;

- Giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển.

4. Sách chuyên khảo, bài báo khoa học và báo cáo hội nghị khoa học.

- Sách chuyên khảo do kết quả nghiên cứu các đề tài.

- Bộ sách chuyên khảo, Atlas về biển Việt Nam.

- Bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

- Báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.

- Bằng độc quyền sáng chế và Giải pháp hữu ích.

IV. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học

1. Cung cấp luận cứ khoa học cho các kiến nghị về thể chế, chính sách đáp ứng yêu cầu đặt hàng của cơ quan Đảng và Nhà nước; bảo đảm có tính mới về khoa học để phục vụ xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

2. Giải pháp, quy trình công nghệ, sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ được tạo ra có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng tương đương, có thể cạnh tranh được với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cùng loại trong khu vực và trên thị trường.

V. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

1. Về ứng dụng vào thực tiễn:

- Ít nhất có 70% nhiệm vụ có sản phẩm khoa học được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn khi chương trình kết thúc;

- Khoảng 30% các kết quả nhiệm vụ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

2. Về trình độ khoa học:

- 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước.

- Ít nhất 50% nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.

3. Về sở hữu trí tuệ:

- Ít nhất 15% các nhiệm vụ có giải pháp hữu ích được công nhận.

4. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

- 100% số nhiệm vụ góp phần hỗ trợ đào tạo sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ).

5. Về cơ cấu nhiệm vụ:

- Số lượng các dự án sản xuất thử nghiệm chiếm khoảng 10% nhiệm vụ của chương trình;

- 30% số nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi