Thông tư 36/2011/TT-BLĐTBXH về mẫu Chứng chỉ sư phạm nghề, mẫu bản sao

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 36/2011/TT-BLĐTBXH

Thông tư 36/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu Chứng chỉ sư phạm nghề, mẫu bản sao và quy định việc quản lý, cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2011/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành:16/12/2011Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
----------------------
Số: 36/2011/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 
 
THÔNG TƯ
BAN HÀNH MẪU CHỨNG CHỈ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ, MẪU BẢN SAO VÀ QUY ĐỊNH
VIỆC QUẢN LÝ, CẤP CHỨNG CHỈ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ DẠY TRÌNH ĐỘ
TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ
 
 
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mẫu Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao và quy định việc quản lý, cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này ban hành mẫu Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, mẫu bản sao và quy định về việc quản lý, cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề áp dụng đối với người hoàn thành khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo Chương trình khung sư phạm dạy nghề quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề và áp dụng đối với các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên dạy nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề).
Điều 2. Mẫu Chứng chỉ sư phạm dạy nghề
1. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề có kích thước 10cm x 14cm, gồm 4 trang; trang 1 và trang 4 là bìa của Chứng chỉ; trang 2 và 3 là ruột của Chứng chỉ.
2. Phông chữ sử dụng trong mẫu Chứng chỉ sư phạm dạy nghề là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, kiểu chữ Time New Roman (sau đây gọi tắt là kiểu chữ Time New Roman).
3. Bìa của Chứng chỉ sư phạm dạy nghề có màu đỏ đậm, phủ nhựa, các chữ in trên bìa màu vàng. Nội dung của trang 1 từ trên xuống dưới như sau: phía trên là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 12; ở giữa gồm 3 dòng chữ: dòng trên là cụm từ “CHỨNG CHỈ” và dòng giữa là cụm từ “SƯ PHẠM DẠY NGHỀ” kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 16, dòng dưới là dòng chữ “Dạy trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề” kiểu chữ Times New Roman, in thường, đậm, cỡ chữ 14. Trang 4 không in chữ và hình.
4. Ruột của Chứng chỉ sư phạm dạy nghề có nền màu trắng, hoa văn có dạng hình sóng màu xanh nhạt; 3 dòng chữ ở trang 2 màu đỏ tươi: dòng trên là cụm từ “CHỨNG CHỈ”, dòng giữa là cụm từ “SƯ PHẠM DẠY NGHỀ” kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 16, dòng dưới là dòng chữ “Dạy trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề” kiểu chữ Times New Roman, in thường, đậm, cỡ chữ 14; dòng chữ “HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC” ở trang 3 màu đen, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm, cỡ chữ 14; ở giữa trang 3 có hình Quốc huy in chìm; các chữ khác và dòng kẻ ở trang 2 và 3 có màu đen.
5. Nội dung cụ thể in trên trang bìa và các trang ruột của Chứng chỉ sư phạm dạy nghề theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Mẫu bản sao Chứng chỉ sư phạm dạy nghề
Mẫu bản sao Chứng chỉ sư phạm dạy nghề thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư này; dòng chữ (BẢN SAO) màu vàng ở trang 1 và màu đen ở trang 2, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, cỡ chữ 14. Nội dung cụ thể thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Quản lý phôi Chứng chỉ và Chứng chỉ sư phạm dạy nghề
1. Phôi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề theo mẫu quy định tại Điều 2 của Thông tư này do Tổng cục Dạy nghề in, phát hành, quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước theo số hiệu.
2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nhận phôi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề tại Tổng cục Dạy nghề và lập sổ quản lý phôi chứng chỉ.
Khi nhận phôi chứng chỉ, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải có báo cáo số lượng chứng chỉ đã cấp kể từ lần mua gần nhất đến thời điểm mua lần này kèm theo Quyết định công nhận học viên hoàn thành các khóa học và dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trong thời gian tiếp theo gửi Tổng cục Dạy nghề.
3. Trong trường hợp phôi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị mất, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải lập biên bản, báo cáo Tổng cục Dạy nghề để theo dõi.
Đối với các phôi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị hỏng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải lập biên bản, thu hồi, nộp về Tổng cục Dạy nghề để có cơ sở cấp bổ sung.
Đối với Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị hỏng, trước khi hủy phải lập biên bản và gửi một bản để báo cáo Tổng cục Dạy nghề.
Biên bản xác nhận các phôi, Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị hỏng cần nêu rõ số hiệu, tình trạng và nguyên nhân bị hỏng.
Điều 5. Cấp Chứng chỉ, bản sao Chứng chỉ sư phạm dạy nghề
1. Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề có trách nhiệm:
a) Cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho những học viên tốt nghiệp khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học;
b) Lập sổ theo dõi việc cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, cấp bản sao Chứng chỉ theo quy định của Tổng cục Dạy nghề;
c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo số lượng Chứng chỉ đã cấp kèm theo Quyết định công nhận học viên hoàn thành khóa học về Tổng cục Dạy nghề.
2. Khi cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho học viên, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải thực hiện các công việc sau:
- Dán ảnh của học viên được cấp (ảnh chụp theo kiểu làm chứng minh nhân dân, cỡ ảnh 3x4);
- Đóng dấu lên ảnh (không quá 1/4 phía dưới, góc bên phải);
- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng các nội dung trong Chứng chỉ Sư phạm dạy nghề (tại trang 2 và trang 3) bằng loại mực màu đen, riêng họ và tên của học viên phải ghi bằng kiểu chữ in hoa.
3. Đối với học viên bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải thực hiện việc kiểm tra văn bằng, chứng chỉ sư phạm học viên đã có trước khi tham gia bồi dưỡng chuẩn hóa, lưu 01 bản sao chứng chỉ đã có và 01 bản xác nhận quá trình tham gia dạy nghề (nếu có).
4. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề chỉ cấp một lần. Trường hợp học viên đã nhận Chứng chỉ sư phạm dạy nghề mà bị mất, nếu có yêu cầu thì được cấp bản sao.
Điều 6. Thu hồi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề
Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ra quyết định và thực hiện việc thu hồi Chứng chỉ sư phạm dạy nghề trong các trường hợp sau:
1. Người được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị phát hiện có hành vi gian lận trong học tập, thi hoặc trong việc làm hồ sơ để được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề;
2. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề do người không có thẩm quyền cấp;
3. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề bị tẩy xóa;
4. Người được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề để cho người khác sử dụng Chứng chỉ sư phạm dạy nghề của mình.
Điều 7. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề
Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, việc cấp và quản lý Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, tổng hợp việc cấp chứng chỉ trên phạm vi cả nước và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2012 và thay thế Quyết định số 10/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu Chứng chỉ sư phạm dạy nghề. Các quy định trước đây về quản lý, cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề trái với Thông tư này đều được bãi bỏ.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Lưu VT, TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

MẪU SỐ 1
MẪU CHỨNG CHỈ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2011
 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Trang 1 và 4

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
 
 
 
 
CHỨNG CHỈ
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
Dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Trang 2 và 3

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
 
CHỨNG CHỈ
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
Dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề
Số hiệu:                /LĐTBXH-DN
 
 
Ảnh
3x4
 
Chữ ký của người được cấp chứng chỉ
 
 
 
Vào sổ cấp chứng chỉ số: …………………
Ngày ….. tháng ……. năm ……………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
……………………………………………….
……………………………………………….
Cấp cho: ……………………………………….
Sinh ngày: …………………………………….
Nguyên quán: ………………………………..
Đã hoàn thành Chương trình sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề.
Từ ngày …/…/……. đến ngày …/…/……
Đạt loại: …………………………………….
Theo quyết định số: ………………………..
Ngày ….. tháng ….. năm ……………..
 
….., ngày … tháng … năm...
Hiệu trưởng/Giám đốc

 







MẪU SỐ 2
MẪU BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ DẠY TRÌNH ĐỘ
TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2011
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Trang 1 và 4

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
 
 
 
 
CHỨNG CHỈ
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
Dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề
 
(BẢN SAO)
 
 
 
 
 
 
 
 


Trang 2 và 3

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
 
CHỨNG CHỈ
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
Dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề
(BẢN SAO)
Số hiệu:                /LĐTBXH-DN
 
Ảnh
3x4
 
Chữ ký của người được cấp chứng chỉ
 
 
 
Vào sổ cấp bản sao số: …………………
Ngày ….. tháng ……. năm ……………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
……………………………………………….
……………………………………………….
Cấp cho: ……………………………………….
Sinh ngày: …………………………………….
Nguyên quán: ………………………………..
Đã hoàn thành Chương trình sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề.
Từ ngày …/…/……. đến ngày …/…/……
Đạt loại: …………………………………….
Theo quyết định số: ………………………..
Ngày ….. tháng ….. năm ……………..
 
….., ngày … tháng … năm...
Hiệu trưởng/Giám đốc

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi