Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 715/MTg của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về vệc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 715/MTg
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 715/MTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Quý An |
Ngày ban hành: | 03/04/1995 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 715/MTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ
715/MTG NGÀY 3 THÁNG 4 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN LẬP VÀ THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường;
- Căn cứ Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường;
- Căn cứ Nghị định 191/CP về Ban hành quy chế hình thành, thẩm định và thực hiện Dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
Bộ KHCN và Môi trường hướng dẫn các nội dung và quy trình lập và thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường ( ĐTM) đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Tất cả các dự án đầu tư nước ngoài theo Nghị định 191/CP ngày 28/12/1994 về ban hành quy chế hình thành thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đều phải thực hiện các quy định trong thông tư hướng dẫn này về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Kết quả thẩm định về môi trường trong giai đoạn xét cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để xét duyệt, cấp phép các dự án trong các giai đoạn quy định trong Nghị định 191/CP.
II. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN:
1. Giai đoạn xin cấp phép đầu tư:
1.1- Do tính chất, hình thức hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động đến môi trường của các dự án rất khác nhau và để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, theo chủ trương của Chính phủ về cải cách các thủ tục hành chính, có một số dự án được miễn lập báo cão đánh giá tác động môi trường (Phụ lục I), nhưng trong hồ sơ xin phép phải giải trình các yếu tố thể gây ảnh hưởng đến môi trường và các giải pháp giảm thiểu về mặt ô nhiễm đồng thời cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khi xây dựng cơ sở vật chất và trong quá trình hoạt động.
1.2- Các dự án không quy định trong mục 1.1 nêu trên, khi nộp hồ sơ xin phép đầu tư phải có báo cáo giải trình (có thể là một phần trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc một báo cáo riêng biệt) trong đó chỉ cần nêu sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường (Phụ lục II) của dự án, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ khi xin cấp phép.
Thời gian thẩm định môi trường ở giai đoạn này không quá 20 ngày kể từ khi cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Giai đoạn thiết kế, xây dựng:
Sau khi được cấp phép đầu tư, các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định theo phân cấp được quy định trong phụ lục III trong thông tư này. Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để cơ quan cấp giấy phép xây dựng xét duyệt thiết kế các hệ thống công nghệ, thiết bị xử lý ô nhiễm; muốn được cấp giấy phép xây dựng, chủ dự án phải có Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nội dung báo cáo được quy định tại phụ lục IV.
Hồ sơ cần nộp được quy định ở Phụ lục V.
3. Giai đoạn kết thúc xây dựng:
Kết thúc giai đoạn xây dựng, trước khi công trình được phép đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiến hành kiểm tra về các công trình xử lý chất thải và các điều kiện an toàn khác theo quy định bảo vệ môi trường. Nếu phát hiện công trình không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đã được duyệt, thì yêu cầu chủ dự án có biện pháp xử lý theo đúng báo cáo ĐTM đã được thẩm định mới cho phép hoạt động. Khi các yêu cầu về bảo vệ môi trường được tuân thủ, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ cấp giấy phép chính thức.
Cấp nào thẩm định môi trường, thì cấp đó chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy phép môi trường, nhưng bất cứ trường hợp nào cũng phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Do đặc thù của nhiều loại hình hoạt động của các dự án ảnh hưởng tới môi trường ở mức độ khác nhau và phù hợp với công tác quản lý Nhà nước, nên việc thẩm định báo cáo ĐTM được phân cấp như sau:
- Bộ KHCN & Môi trường thẩm định các dự án thuộc nhóm A (theo Nghị định 191/CP) và phụ lục III của Thông tư này.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định các dự án còn lại.
Một số dự án cụ thể, không thuộc quyền thẩm định của địa phương, nhưng xét thấy địa phương có đủ năng lực thẩm định, Sở KHCN & Môi trường có thể có văn bản đề nghị Bộ KHCN & Môi trường uỷ quyền thẩm định. Chỉ khi nào có giấy uỷ quyền của Bộ mới tiến hành thẩm định và kết quả thẩm định mới có giá trị pháp lý.
Trong thời hạn hai tháng kể từ khi nhận được báo cáo ĐTM và các thủ tục hợp lệ, các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo bệ môi trường phải gửi "Phiếu thẩm định môi trường" (theo mẫu quy định trong Phụ lục VI) thông báo kết quả thẩm định cho chủ dự án. Đồng thời thông báo cho UBND tỉnh và Sở KHCN & Môi trường địa phương nơi dự án được triển khai (nếu dự án thuộc diện do Bộ KHCN & Môi trường thẩm định). Ngược lại, những dự án do địa phương thẩm định cũng phải báo cáo kết quả cho Bộ KHCN & Môi trường biết ngay sau khi thẩm định.
Trường hợp đặc biệt đối với các dự án quan trọng, quá phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, các dự án trong danh mục phải trình Quốc hội xem xét không thể thẩm định trong phạm vi hai tháng, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường phải thông báo cho chủ dự án biết thời hạn cụ thể (nhưng không quá 90 ngày).
III. VỀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG:
Trong khi Nhà nước Việt Nam chưa ban hành các tiêu chuẩn Môi trường chính thức, khi lập báo cáo ĐTM các chủ dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn tạm thời do Bộ KHCN & Môi trường quy định trong cuốn "Một số tiêu chuẩn tạm thời về Môi trường" - Nhà xuất bản KHKT phát hành năm 1993 - Khi các tiêu chuẩn nhà nước về môi trường được ban hành chính thức sẽ từng bước thay thế các tiêu chuẩn tạm thời nêu trên.
Trường hợp các tiêu chuẩn cần áp dụng còn thiếu chưa quy định hoặc áp dụng không phù hợp, chủ dự án phải xin phép áp dụng tiêu chuẩn tương đương của nước có công nghệ và thiết bị chuyển giao vào Việt Nam hoặc áp dụng tiêu chuẩn tương đương của nước thứ ba. Chỉ khi được phép của Bộ KHCN & Môi trường, các tiêu chuẩn này mới được áp dụng.
PHỤ LỤC 1
CÁC DỰ ÁN KHÔNH PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐTM
KHI XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
1- Văn phòng tư vấn.
2- Trụ sở làm việc.
3- Ngân hàng, tài chính.
4- Dịch vụ truyền thông, các cơ sở phát sóng dưới 50kw ( trừ đài phát sóng siêu cao tần).
5- Giáo dục, đào tạo (không có các xưởng thực nghiệm mang tính chất độc hại).
6- Cơ sở phát hành sách báo.
7- Khách sạn.
8- Thương mại, siêu thị.
9- Gia công, lắp ráp thiết bị cơ khí.
10- Dịch vụ kinh doanh.
11- Gia công may mặc.
12- Chế biến thức ăn gia súc có công suất < 10.000 T/năm.
13- Kéo sợi, dệt (trừ nhuộm, tẩy, in hoa).
14- Gia công hàng tiêu dùng: đóng giày, dụng cụ văn phòng...(trừ sản xuất mực in các loại).
15- Gia công đồ gỗ (trừ việc ngâm tẩm gõ).
16- Dịch vụ ăn uống.
17- Khu di dân < 500 hộ.
18- Cung cấp nước sạch cho các thị trấn cấp huyện.
PHỤ LỤC II
BÁO CÁO VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
(Trong hồ sơ xin cấp phép)
I. Thuyết minh tóm tắt một số vấn đề kỹ thuật, công nghệ liên quan môi trường (Nếu các phần trên của dự án Kinh tế - Kỹ thuật chưa đề cập tới):
1. Địa điểm, diện tích mặt bằng.
2. Xây dựng mới, mở rộng hay cải tại xí nghiệp.
3. Công suất.
4. Các sản phẩm chính.
5. Nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, hoá chất...sử dụng chính (ước tính chủng loại và số lượng).
6. Sơ đồ quy trình công nghệ.
7. Dự kiến danh mục thiết bị chủ yếu (số lượng, chỉ tiêu kỹ thuật chính...)
II. Thuyết minh tóm tắt những yếu tố chính ảnh hưởng tới môi trường:
1. Tư liệu về hiện trậng môi trường nơi thực hiện dự án: (chất lượng nước mặt, ngầm; chất lượng không khí; đất; hệ sinh thái...)
2. Khi thực hiện dự án, những yếu tố ảnh hưởng chính tới môi trường: ước lượng các loại: khí thải, nước thải, chất thải rắn..., tiếng ồn.
Dự đoán mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường.
III. Đề xuất các giải pháp để khắc phục ảnh hưởng tới môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường lâu dài (nêu tóm tắt).
PHỤ LỤC III
PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TT |
Các
loại dự án |
Do
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định |
1 |
2 |
3 |
1 |
Khai thác mỏ |
Mỏ lớn và trung bình |
2 |
Khoan thăm dò;khoan khai thác dầu; lọc dầu; hoặc dầu và khí; đường ống dẫn dầu, khí |
Tất cả |
3 |
Nhà máy hóa chất |
Tất cả |
4 |
Nhà máy luyện gang thép |
Tất cả |
5 |
Nhà máy luyện kim màu |
Tất cả |
6 |
Nhà máy thuộc da |
>1000T/năm |
7 |
Nhà máy dệt nhuộm |
>30 triệu m/năm |
8 |
Nhà máy thuốc bảo vệ thực vật |
Tất cả |
9 |
Nhà máy sơn, cao su |
Tất cả |
10 |
Nhà máy chất dẻo |
>1000 T/năm |
11 |
Các cơ sở có sử dụng phóng xạ |
Tất cả |
12 |
Sân bay |
Tất cả |
13 |
Khu chế xuất |
Tất cả |
14 |
Hồ chứa nước, đập thuỷ lợi |
> 100tr/m |
15 |
Hệ thống thuỷ lợi |
Trên hạn gạch |
16 |
Nhà máy nhiệt điện và các dạng năng lượng khác |
>30MW |
17 |
Nhà máy xi măng |
>500.000T/năm |
18 |
Nhà máy bột giấy và giấy |
>40.000T/năm |
19 |
Xí nghiệp dược phẩm - Chế tạo thuốc kháng sinh - Chế tạo các độc dược - Các thuốc có thể gây nghiện |
Tất cả |
20 |
Nhà máy phân bón |
>100.000T/năm |
21 |
Nhà máy chế biến thực phẩm |
>10.000T/năm |
22 |
Nhà máy đường |
>100.000T/năm |
23 |
Bệnh viện |
>500 giường |
24 |
Đường sắt / bộ cấp 1,2,3 |
>50km |
25 |
Trạm biến thế điện |
>50.000 KVA/220KV |
26 |
Khu du lịch, giải trí |
>100 ha |
27 |
Kho xăng, dầu |
>3000 m |
28 |
Các loại kho hoá chất độc hại |
Tất cả |
29 |
Nông trường |
>2000 ha |
30 |
Lâm trường khai thác gỗ |
>3000ha |
31 |
Lâm trường trồng rừng công nghiệp |
>2000ha |
32 |
Khu nuôi trồng thuỷ sản |
>200ha |
33 |
Bến cảng |
>100.000 T/năm bốc xếp |
34 |
Các nhà máy gỗ dán, ván ép, ván nhân tạo |
>500.000m/năm |
35 |
Khu di dân |
>500 hộ |
36 |
Sử dụng bãi bồi |
>500 ha |
37 |
Nhà máy cơ khí |
>50.000 Tsản phẩm /năm |
38 |
Cơ sở viễn thông |
Trạm Rađa/phát sóng |
39 |
Nhà máy đông lạnh |
50.000T/năm |
40 |
Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng |
Gạch > 2tr.viên/năm |
41 |
Súc, rửa tàu thuỷ |
Tất cả |
42 |
Nhà máy sửa chữa tầu vận tải biển |
Tất cả |
43 |
Cơ sở chế biêns thiết bị đông lạnh |
Tất cả |
Chú thích: Đối với các đối tượng không ghi trong phụ lục này, tuỳ
theo tình hình, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ có ý kiến trong khi
thẩm định hồ sơ xin cấp phép.
PHỤ LỤC IV
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Mô tả sơ lược dự án
1. Tên dự án:
2. Tên chủ dự án, cơ quan xây dựng Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật hoặc văn bản có giá trị tương đương của dự án.
3. Nội dung cơ bản của dự án. Lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
4. Tiến độ thực hiện dự án.
5. Chi phí cho dự án. Dự kiến tiến độ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
II. Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án
1. Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự án.
2. Mức độ ô nhiễm hiện tại ở khu vực thực hiện dự án.
III. Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
1. Mô tả tác động của việc thực hiện dự án đến từng yếu tố môi trường tại địa điểm thực hiện dự án.
Trình bày tính chất, phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động (tuỳ theo tình hình nếu có).
A. Tác động đối với thành phần môi trường: thuỷ quyển, khí quyển, thach quyển, đất...
B. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái.
1. Tài nguyên sinh học ở dưới nước.
2. Tài nguyên sinh học ở trên cạn.
C. Tác động đối với các hoạt động kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật:
1. Cung cấp nước.
2. Giao thông vận tải.
3. Nông nghiệp.
4. Thuỷ lợi.
5. Năng lượng.
6. Khai khoáng.
7. Công nghiệp.
8. Thủ công nghiệp.
9. Sử dụng đất vào các mục tiêu khác nhau.
10. Giải trí, bảo vệ sức khoẻ.
D. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người:
1. Hoạt động kinh tế khác, hoạt động xã hội.
2. Các di tích văn hoá, lịch sử.
2. Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án
Phân tích diễn biến tổng hợp về môi trường theo từng phương án thực hiện dự án.
Những tổn thất về tài nguyên và môi trường theo từng phương án. Định hướng các khả năng khắc phuc.
So sánh được, mất và lợi, hại về kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường theo từng phương án.
3. Các biện pháp khắc phục tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
Tình bày kỹ các biện pháp có tính chất kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.
4. Đánh giá chung
Đánh giá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường. Các công tác nghiên cứu điều tra, khảo sát đo đạc cần được tiếp tục thực hiện để có kết luận đáng tin cậy và tiếp tục điều chỉnh dự báo đánh giá tác động môi trường trong tương lai.
IV- Đề xuất phương án thực hiện bảo vệ môi trường
1. Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án kỹ thuật, công nghệ xử lý chất thải các tiêu chuẩn đạt được sau khi xử lý.
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày tháng năm 199
ĐƠN XIN
THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tên dự án:
Tên chủ dự án:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số FAX:
Đã được cấp giấy phép đầu tư số:... ngày ...
Cấp xét duyệt: Thủ tướng Chính phủ SCCI
Hồ sơ chuyển đến gồm:
- Dự án kinh tế - kỹ thuật (1 bản tiếng Việt)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (9 bản tiếng Việt và 1 bản tiếng Anh)
Đề nghị: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và cấp Phiếu thẩm định môi trường cho dự án.
Giám đốc dự án
(hoặc chủ đầu tư)
Ký tên
MẪU QUY ĐỊNH
Bộ Khoa học,
Công cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghệ và môi trường Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
(hoặc ủy ban nhân dân tỉnh)
Số: /MTg
(hoặc ký hiệu do UBND tỉnh Hà Nội, ngày tháng năm 199
quy định)
(hoặc địa điểm thích hợp của tỉnh)
PHIẾU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Chủ dự án (hoặc chủ doanh nghiệp)
1. Tên dự án hoặc doanh nghiệp:
2. Họ, tên chủ dự án hoặc doanh nghiệp:
3. Địa điểm thực hiện dự án hoặc doanh nghiệp:
4. Loại dự án:
- ..................
- ..................
- ..................
5. Nội dung tóm tắt hoạt động của dự án (nêu tóm tắt công nghệ, sản phẩm).
6. Đánh giá chung:
6.1- Nội dung báo cáo ĐTM được chấp nhận;
6.2- Nội dung báo cáo ĐTM cần bổ sung (ghi rõ cả thời gian cần thực hiện);
6.3- Các phương án bảo vệ môi trường cần bổ sung (nội dung và thời gian cần thực hiện).
7. Kết luận:
- .............
- .............
- .............
- ............
Bộ trưởng
bộ khoa học, công nghệ và môi trường
(Hoặc cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường địa phương)