Thông tư 119/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Hiệp định vay Bỉ để thực hiện dự án đầu tư 100 máy dệt cho công ty dệt Nam Định

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 119/1998/TT-BTC

Thông tư 119/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Hiệp định vay Bỉ để thực hiện dự án đầu tư 100 máy dệt cho công ty dệt Nam Định
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:119/1998/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:25/08/1998Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 119/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 119/1998/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 1998
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VAY BỈ ĐỂ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ 100 MÁY DỆT CHO CÔNG TY DỆT NAM ĐỊNH

 

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

Căn cứ Quyết định số 708/TTg ngày 30/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư máy dệt Bỉ của Công ty dệt Nam Định (sau đây gọi là "Dự án");

Căn cứ Hiệp định vay ưu đãi của Chính phủ Bỉ trị giá 200 triệu Phrăng Bỉ (BEF) ký ngày 27/10/1995 (sau đây gọi là "Hiệp định vay Chính phủ") giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Bỉ để tài trợ cho 45,77% tổng trị giá 3 Hợp đồng cung cấp thiết bị cho Dự án (số tiền 110.654.773 BEF);

Căn cứ Công văn 553/CP-KTTH ngày 21/5/1998 của Chính phủ về việc giao cho Bộ Tài chính bảo lãnh khoản vay tín dụng xuất khẩu theo các Hiệp định tín dụng ký ngày 03/7/1998 (sau đây gọi là "Hiệp định tín dụng") giữa Công ty dệt Nam Định, Hanosimex và Vinatex với Ngân hàng General Bank, Bỉ (sau đây gọi là "General Bank") để tài trợ cho 54,23% tổng trị giá của 3 Hợp đồng cung cấp thiết bị cho Dự án (số tiền 131.107.895 BEF) và phí bảo hiểm tín dụng (số tiền 9.878.980 BEF);

Căn cứ Công văn số 860/CP-QHQT ngày 28/7/1998 của Chính phủ phê duyệt cơ chế cho vay lại đối với phần vay ưu đãi theo Hiệp định vay Chính phủ.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Vốn vay ưu đãi của Chính phủ Bỉ là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Vì vậy, toàn bộ tiền vay được hạch toán vào ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho phía nước ngoài khi đến hạn.

Chủ đầu tư (Công ty dệt Nam Định) có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với các điều kiện quy định trong Hiệp định vay Chính phủ và hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Hợp đồng cho vay lại ký với Tổng cục Đầu tư phát triển - Bộ Tài chính.

Tổng cục Đầu tư phát triển chịu trách nhiệm thực hiện việc cho vay lại và thu hồi nợ đối với Chủ đầu tư và được hưởng phí cho vay lại nguồn vốn tín dụng Nhà nước theo quy định hiện hành.

2. Vốn vay tín dụng thương mại của General Bank là vốn vay của doanh nghiệp (Công ty dệt Nam Định, Vinatex và Hanosimex trực tiếp vay vốn của General Bank) theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo các điều kiện đã cam kết trong Hiệp định tín dụng. Hiệp định tín dụng này được Bộ Tài chính bảo lãnh (bảo lãnh Chính phủ).

 

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

Dự án đầu tư 100 máy dệt của Công ty dệt Nam Định nhập khẩu thiết bị và công nghệ theo các Hợp đồng số 11563/A/10927 ký ngày 11/02/1998 giữa Vinatex và Picanol; Hợp đồng số 11564/A/11247 ký ngày 11/02/1998 giữa Công ty dệt Nam định và Picanol; và Hợp đồng số 11565/A/11248 ký ngày 11/02/1998 giữa Hanosimex và Picanol (sau đây gọi là "các Hợp đồng") có tổng trị giá là 241.762.668 triệu BEF sẽ được tài trợ từ hai nguồn sau:

- Vay ưu đãi của Chính phủ Bỉ 110.654.773 BEF (45,77%).

- Vay tín dụng xuất khẩu của General Bank với tổng trị giá 140.986.875 BEF trong đó:

+ 131.107.895 BEF (54,23%) được vay theo các điều kiện của OECD, có bảo lãnh Chính phủ để thực hiện Hợp đồng thương mại;

+ 9.878.895 BEF được vay để trả phí bảo hiểm tín dụng (7,535% trị giá khoản vay tín dụng xuất khẩu) cho Cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Bỉ (OND).

1. Đối với Hiệp định vay Chính phủ:

Điều kiện vay của Hiệp định vay Chính phủ như sau:

- Trị giá vay: 110.654.773 BEF. Tiền vay được sử dụng để thanh toán 45,77% trị giá Hợp đồng.

- Thời hạn vay: 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn tính từ ngày ký Hiệp định vay Chính phủ (27/10/1995).

- Lãi suất vay: 0%/năm.

Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) sẽ cho Chủ đầu tư vay lại phần vốn vay theo Hiệp định vay Chính phủ với các điều kiện cụ thể sau:

- Chủ đầu tư phải nhận nợ với Tổng cục Đầu tư phát triển (tính bằng BEF) toàn bộ phần vốn vay theo Hiệp định vay Chính phủ.

- Lãi suất cho vay lại: 0%/năm.

- Phí cho vay lại do hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển thu là 0,2%/năm.

- Chủ đầu tư trực tiếp trả phí giao dịch đối ngoại của Ngân hàng trong nước (nếu có).

- Thời hạn cho vay lại: 20 năm, trong đó có 10 năm ân hạn tính từ ngày ký Hiệp định vay Chính phủ (27/10/1995).

- Mức lãi phạt chậm trả do Tổng cục Đầu tư phát triển quy định cụ thể trong Hợp đồng cho vay lại ký với Chủ đầu tư nhưng thời gian chậm trả không được quá 6 tháng.

2. Đối với Hiệp định tín dụng được Bộ Tài chính bảo lãnh:

Điều kiện vay của Hiệp định tín dụng như sau:

- Trị giá vay: 131.107.895 BEF. Tiền vay được sử dụng để thanh toán 54,23% trị giá Hợp đồng.

- Lãi suất vay: cố định 6%/năm.

- Thời hạn vay: 10 năm, trong đó có 2 năm ân hạn tính từ ngày

Hiệp định vay có hiệu lực.

- Phí cam kết: 0,2%/năm tính trên số vốn chưa rút và tính từ khi Hiệp định tín dụng có hiệu lực, được trả 4 tháng/lần.

- Phí bảo hiểm tín dụng: 7,535% tính trên tổng số tiền tín dụng và trả một lần vào ngày có hiệu lực của Hiệp định vay. Phí bảo hiểm tín dụng sẽ được General Bank tài trợ và được cộng thêm vào tổng vốn vay của Hiệp định tín dụng nói trên.

- Lãi phạt: 1,5 %/năm cộng thêm vào lãi suất vay nói trên.

3. Hướng dẫn đối với việc rút vốn và trả nợ:

a. Vốn đối ứng:

Dự án thuộc diện vay lại vốn vay ODA của Chính phủ Bỉ theo Quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 1, Quyết định số 708/TTg ngày 30/8/1997). Dó đó, theo Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ, Chủ đầu tư có trách nhiệm tự cân đối kế hoạch vốn đối ứng hàng năm (bao gồm cả phần vốn để nộp thuế) để thực hiện dự án.

b. Rút vốn vay Bỉ:

Chủ đầu tư căn cứ vào Hiệp định vay Chính phủ, Hiệp định tín dụng và tiến độ Hợp đồng thương mại đã ký để xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài hàng năm gửi cho Bộ Tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17/6/1998 của Bộ Tài chính.

Đối với phần vay thuộc Hiệp định vay Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ gửi Uỷ quyền rút vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng đại lý thực hiện các dịch vụ đối ngoại để rút vốn từ nguồn vốn vay Chính phủ Bỉ.

Đối với phần vay thuộc Hiệp định tín dụng, Chủ đầu tư đồng thời là Người vay theo Hiệp định này gửi Uỷ quyền thanh toán (Letter of Authority) cho General Bank để thanh toán cho Nhà cung cấp theo Hợp đồng thương mại đã ký kết.

Việc thanh toán cho Nhà cung cấp sẽ được thực hiện từ hai nguồn vốn vay trên cơ sở bộ chứng từ do Nhà cung cấp xuất trình cho General Bank theo quy định tại Hợp đồng thương mại. Căn cứ Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ (Xuất bản năm 1993 do Phòng thương mại quốc tế ấn hành - viết tắt UCP 500), General Bank có trách nhiệm kiểm tra kỹ bộ chứng từ phù hợp với Hợp đồng thương mại để thanh toán trực tiếp cho Nhà cung cấp từ phần vay theo Hiệp định tín dụng. Thủ tục cụ thể như sau:

+ Đối với việc thanh toán tiền đặt cọc (15% trị giá Hợp đồng):

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ thực hiện các thủ tục đối ngoại với Ngân hàng quốc gia Bỉ để rút vốn từ Hiệp định vay Chính phủ cho phần đặt cọc khi Nhà cung cấp xuất trình các chứng từ sau:

- Bản gốc hoá đơn thương mại có chữ ký của Nhà cung cấp.

- Bản sao của bảo lãnh đặt cọc do General Bank phát hành.

+ 85% trị giá Hợp đồng còn lại sẽ được thanh toán theo tỷ lệ từ các nguồn vốn theo Hiệp định tín dụng và Hiệp định vay Chính phủ khi Nhà cung cấp xuất trình đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu của các Hợp đồng thương mại đã ký.

c. Quản lý việc cho vay lại và trả nợ vốn vay Chính phủ:

* Trách nhiệm của Chủ đầu tư:

- Thanh toán nợ đúng hạn trực tiếp cho General Bank và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết với Bên cho vay theo quy định trong Hiệp định tín dụng.

- Ký và thực hiện đúng Hợp đồng cho vay lại với Tổng cục Đầu tư phát triển theo các điều kiện cho vay lại nêu ở điểm II.1 trên đây.

- Báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển, Vụ Tài chính đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan chủ quản theo định kỳ 6 tháng một lần về tình hình nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay của Chính phủ Bỉ và của General Bank, tình hình triển khai Dự án và kết quả tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp báo cáo và các tài liệu cần thiết khác cho các Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện Dự án khi có yêu cầu.

* Trách nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đối ngoại với Ngân hàng quốc gia Bỉ theo Hiệp định vay Chính phủ khi nhận được uỷ quyền rút vốn của Bộ Tài chính.

- Khi nhận được thông báo rút vốn của Ngân hàng quốc gia Bỉ gửi tới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại, Tổng cục Đầu tư phát triển) số vốn thực rút.

* Trách nhiệm của Tổng cục Đầu tư phát triển:

- Tổng cục Đầu tư phát triển có trách nhiệm ký Hợp đồng cho vay lại phần vốn vay Chính phủ Bỉ với Chủ đầu tư khi chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục đầu tư trong nước theo các điều kiện quy định tại điểm II.1 trên đây.

- Mỗi lần nhận được thông báo rút vốn theo Hiệp định vay Chính phủ từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tổng cục Đầu tư phát triển thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư số vốn thực rút, lịch trả nợ và đề nghị Chủ đầu tư đến ký khế ước nhận nợ. Thời điểm nhận nợ là ngày Ngân hàng quốc gia Bỉ thanh toán cho Nhà cung cấp và được ghi trên thông báo rút vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi cho Bộ Tài chính.

- Tổng cục Đầu tư phát triển chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay lại của Chính phủ và báo cáo Bộ Tài chính tình hình thu hồi vốn cho vay lại.

* Trách nhiệm của Vụ Tài chính đối ngoại:

- Theo dõi và thực hiện các thủ tục rút vốn cho dự án.

- Trả nợ cho Ngân hàng quốc gia Bỉ khi đến hạn.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan phản ánh kịp thời với Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi