Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1006/QĐ-TTg 2024 thành lập các Tổ công tác tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 19/09/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1006/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm
tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7142/TTr-BKHĐT ngày 06 tháng 9 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Thành lập 07 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước), cụ thể:
a) Tổ công tác số 1: Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan trung ương: Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; các địa phương: Thừa Thiên Huế; Thành phố Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận.
b) Tổ công tác số 2: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; các địa phương: Thành phố Hà Nội; Phú Thọ; Bắc Giang; Hòa Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị.
c) Tổ công tác số 3: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan trung ương: Bộ Tư pháp; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Bình Dương; Bình Phước; Tây Ninh; Bà Rịa Vũng Tàu.
d) Tổ công tác số 4: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan trung ương: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Kiểm toán Nhà nước; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; các địa phương: Hà Giang; Tuyên Quang; Cao Bằng; Lạng Sơn; Lào Cai; Yên Bái; Thái Nguyên; Bắc Kạn; Sơn La; Lai Châu; Điện Biên.
đ) Tổ công tác số 5: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan trung ương: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Ngoại giao; Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; các địa phương: Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Vĩnh Long; Thành phố Cần Thơ; Hậu Giang; Sóc Trăng; An Giang; Đồng Tháp; Kiên Giang; Bạc Liêu; Cà Mau.
e) Tổ công tác số 6: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Thành phố Hải Phòng; Quảng Ninh; Hải Dương; Hưng Yên; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Hà Nam; Ninh Bình, Nam Định; Thái Bình.
g) Tổ công tác số 7: Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Đắk Lắk; Đắk Nông; Gia Lai; Kon Tum; Lâm Đồng.
2. Thành phần tham gia các Tổ công tác của Lãnh đạo Chính phủ gồm Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng Tổ công tác do Tổ trưởng quyết định.
3. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng báo cáo chung của Tổ công tác tại buổi kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác sau khi Tổ công tác đã thực hiện kiểm tra.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm tham gia hoặc cử Lãnh đạo Bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ số liệu giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trước ngày 27 hằng tháng.
6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trên cơ sở số liệu giải ngân do Bộ Tài chính cung cấp hằng tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai danh sách các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra (có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước) trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản về hình hình giải ngân cuối mỗi tháng, gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ.
c) Tổng hợp chung báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phục vụ các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, gửi Lãnh đạo Chính phủ (Tổ trưởng) trước ngày 10 hằng tháng.
d) Xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, đôn đốc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng.
7. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra xây dựng báo cáo tình hình giải ngân đến cuối mỗi tháng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ trước ngày 05 tháng sau (theo mẫu báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn).
Điều 2. Thời gian kiểm tra, đôn đốc
Từ ngày 10 đến ngày 25 hằng tháng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác
1. Nhiệm vụ của Tổ công tác
a) Tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b) Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
c) Đánh giá việc chấp hành quy định về lập, phân bố, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
d) Đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm.
đ) Xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác.
g) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 05 ngày làm việc kế từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
2. Quyền hạn của Tổ công tác: Yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu, cử cán bộ phối hợp thực hiện và giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.
3. Các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo giải quyết tháo gỡ các vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Tổ công tác
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định hiện hành.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thành viên các Tổ công tác quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |