Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 207/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020)
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 207/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 207/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/08/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phát triển ngành công nghiệp hoá chất - Ngày 18/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 207/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam năm 2010 (có tính đến năm 2020). Mục tiêu của Chiến lược là góp phần tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất phải đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành khác, nhằm tạo nên sự phát triển thống nhất trong toàn ngành công nghiệp. Xây dựng ngành côngnghiệp hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Góp phần phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 207/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 207/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 207/2005/QĐ-TTG
NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA
CHẤT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
(CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình
số 4192/TTr-CLH ngày 23 tháng 9 năm 2003, công văn số 6207/CV-CLH ngày 29 tháng
11 năm 2004 và công văn số 3034/CV-CLH
ngày 10 tháng 6 năm 2005, ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công
văn số 3403/BKH-TĐ&GSĐT ngày 04 tháng 6 năm 2004,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính
đến năm 2020), với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát
triển.
a) Công nghiệp hóa
chất là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
b) Phát triển công
nghiệp hóa chất trên cơ sở coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội
nhập quốc tế. Cơ cấu ngành được phát triển một cách có chọn lọc ở cả hai lĩnh
vực sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng, gắn với nhiệm vụ
củng cố an ninh, quốc phòng và an ninh lương thực quốc gia.
c) Phát triển công
nghiệp hóa chất trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,
d) Đầu tư phát triển
công nghiệp hóa chất bằng công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh, bảo đảm môi trường sinh thái.
đ) Phát triển công
nghiệp hóa chất phải gắn với việc cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bố lại lực
lượng sản xuất ở quy mô toàn quốc và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
2. Mục tiêu chung.
a) Góp phần tạo nên
sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước: Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất phải
đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành khác, nhằm tạo nên sự phát triển thống
nhất trong toàn ngành công nghiệp.
b) Xây dựng ngành
công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả sản xuất tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác và
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
c) Góp phần phân bố
hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát
triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp.
3. Định hướng phát
triển một số nhóm sản phẩm.
a) Các sản phẩm hóa
chất phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Sản phẩm phân bón:
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các nhà máy sản xuất phân
lân, phân NPK, phân hữu cơ sinh học, phát triển đa dạng các loại phân hỗn hợp,
nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Tập trung vốn đầu tư các nhà máy sản xuất phân đạm từ khí thiên nhiên, từ than,
một số nhà máy sản xuất NPK theo công nghệ tiên tiến, nhà máy sản xuất DAP. Tận
dụng các loại phế thải để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, chủ động nhập khẩu các chủng vi sinh vật hữu ích để
sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân vi sinh theo nhu cầu sử dụng.
- Sản phẩm thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV): thay thế công nghệ gia công lạc hậu bằng công nghệ gia công
tiên tiến, tạo ra sản phẩm dễ sử dụng, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh
nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gốc sinh học, sử dụng các hoạt chất thế hệ
mới, các dung môi ít gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với những quy định của khu
vực và quốc tế.
b) Các sản phẩm hóa
dầu: thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước
ngoài, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên dầu và khí. Kết hợp có hiệu quả
giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm hóa
dầu thượng nguồn, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác cùng phát
triển.
c) Các sản phẩm hóa
chất phục vụ sản xuất công nghiệp:
- Sản phẩm hóa chất
cơ bản: các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiệp mà trọng tâm là các
sản phẩm hóa chất cơ bản cần được tập trung đầu tư để đảm bảo đủ các loại axit
cho sản xuất phân bón, xút cho các ngành dệt, giấy, tuyển quặng, chất tẩy rửa
và các sản phẩm khác. Lựa chọn thời điểm thích hợp để đầu tư sản xuất sôđa, một
số loại oxit kim loại như oxit titan, oxit manhe và các loại khác.
- Sản phẩm điện hóa,
các sản phẩm khí công nghiệp: đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từng bước tiếp cận công nghệ mới để có
thể sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu công nghệ cao
d) Sản phẩm hóa chất
phục vụ tiêu dùng: đối với các sản phẩm này cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất,
tăng thêm về số lượng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.
4. Một số giải pháp
và chính sách thực hiện chiến lược.
Xuất phát từ nhu cầu
của nền kinh tế, từ yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và an ninh quốc
phòng, ngành công nghiệp hóa chất được chia thành ba nhóm
- Nhóm I: sản xuất
phân đạm, phân lân (kể cả DAP), sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, sản xuất
các sản phẩm hóa dầu, sản xuất các loại hóa chất cơ bản với số lượng lớn, khai
thác nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón.
- Nhóm II: sản xuất
các loại dược liệu, sản xuất các sản phẩm cao su, khai thác và chế biến các
loại nguyên liệu khác, sản xuất một số loại hóa chất cơ bản khác phục vụ sản
xuất công nghiệp.
- Nhóm III: sản xuất
các sản phẩm phân bón NPK, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất các sản phẩm điện hóa,
sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp, sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa, sản
xuất các sản phẩm sơn, sản xuất các sản phẩm hóa chất khác.
a) Giải pháp và
chính sách theo cơ cấu ngành:
Đầu tư theo cơ cấu
và khả năng cạnh tranh của từng nhóm sản phẩm:
- Nhóm I: gồm các
sản phẩm mà Nhà nước cần trực tiếp đầu tư.
- Nhóm II: gồm các
sản phẩm cần được Nhà nước ưu đãi đầu tư.
- Nhóm III: nhóm các
sản phẩm khác.
b) Giải pháp và
chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Có cơ chế để giảm
giá đầu vào đối với một số sản phẩm quan trọng, liên quan đến an ninh lương
thực, an ninh, quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng.
- Có kế hoạch sử
dụng hợp lý tài nguyên trong nước, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trung gian.
- Tăng cường và đa
dạng hóa các mối liên kết trong sản xuất.
- Đầu tư nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng.
- Chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý.
c) Giải pháp và
chính sách đổi mới công nghệ:
Thực hiện các chương
trình trọng điểm về khoa học - công nghệ song song với việc tạo lập và phát
triển thị trường khoa học - công nghệ. Các giải pháp và khoa học công nghệ phải
đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực phát triển khoa học công nghệ.
d) Giải pháp và
chính sách cơ cấu vùng:
Tạo ra sự phát triển
cân đối theo vùng lãnh thổ, đáp ứng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
theo từng giai đoạn. Các giải pháp và chính sách cơ cấu vùng được áp dụng theo
hình thức: tăng cường sự can thiệp của Nhà nước bằng cách đưa ra các chính sách
nhằm hạn chế hay khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào một vùng cụ thể để
làm giảm sự mất cân đối giữa các vùng.
đ) Giải pháp và chính
sách thương mại: các giải pháp sau đây có thể được áp dụng:
- Hoàn thiện cơ chế
chính sách nhằm hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng, không an
toàn đối với người sử dụng và sức khoẻ cộng đồng.
- Hạn chế nhập các
loại nguyên liệu và bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được với chất
lượng tốt, giá thành hợp lý.
e) Giải pháp và
chính sách tài chính:
- Có chính sách thuế
hợp lý.
Khuyến khích và tạo
mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá
chất. Nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ cho đầu tư bao gồm: vốn ngân sách, vốn vay
tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu
tư của các doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra còn các nguồn vốn khác như vốn vay
ODA, vay thương mại trong và ngoài nước, vốn FDI, vốn huy động thông qua việc
phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
- Bộ Công nghiệp chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai
thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm
2010 (có tính đến năm 2020).
- Các Bộ: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng,
Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và môi trường, Giao thông vận
tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo thẩm quyền chức
năng được giao, phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc tổ chức triển khai thực
hiện Chiến lược này.
- Uỷ ban nhân dân
các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Chiến lược phát triển
công nghiệp hoá chất trên địa bàn tỉnh, thành phố cho phù hợp.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.