Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Duy Thăng; Nguyễn Trọng Đàm; Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/10/2012 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn thành viên Đội tình nguyện tại xã
Ngày 22/10/2012, Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn.
Đội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn là tổ chức tự nguyện được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm những người từ đủ 18 tuổi trở lên, đảm bảo sức khỏe, có đủ năng lực hành vi dân sự và có thời gian cư trú tại xã, phường, thị trấn từ 06 tháng trở lên hoặc đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn cấp xã nơi Đội tình nguyện hoạt động tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn...
Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Đội tình nguyện và thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên của Đội tình nguyện được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành và các nguồn tại trợ, huy động của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/12/2012.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC tại đây
tải Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH Số: 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn,
Thông tư liên tịch này quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện).
Trong Thông tư liên tịch này, một số từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập, giải thể Đội tình nguyện.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận |
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ.... Số: /Ttr-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
- Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn và yêu cầu của công tác phòng chống tệ nạn xã hội....
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội..........
- Thực hiện Thông tư liên tịch số: /2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn.
- Đội công tác xã hội tình nguyện tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn.
- Số lượng thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện xã (phường, thị trấn) là ……………………
- Đội công tác xã hội tình nguyện xã (phường, thị trấn) ………. gồm (danh sách Đội trưởng, Đội phó, thành viên Đội tình nguyện kèm theo).
- Đội tình nguyện được hỗ trợ kinh phí hoạt động, thành viên của Đội tình nguyện được hưởng chính sách, chế độ hỗ trợ theo quy định.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN …. Số: /QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
Đội công tác xã hội tình nguyện được tổ chức và hoạt động theo Quy chế kèm theo Quyết định này.
Đội công tác xã hội tình nguyện được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, thành viên của Đội được hưởng chế độ, chính sách theo quy định,
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
____________
1 Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện
PHỤ LỤC 3
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN …. Số: /QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
QUYẾT ĐỊNH
V/v giải thể Đội công tác xã hội tình nguyện xã ………………………….
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN2 ……………………….
Căn cứ …………………………………………………………………………………………………….
Căn cứ Thông tư liên tịch số: /2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn.
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND xã …………….. về việc giải thể Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giải thể Đội công tác xã hội tình nguyện xã (phường, thị trấn)…………………………..
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …………… và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với thành viên Đội tình nguyện theo quy định đến hết ngày tháng năm 201 ………………..
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 4
QUY CHẾ MẪU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI TÌNH NGUYỆN CẤP XÃ
(Ban hành theo Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày ….. tháng.... năm …………..
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ……………………)
MỤC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này áp dụng cho Đội công tác xã hội tình nguyện xã1 ……………. được thành lập theo Quyết định số: …………./QĐ/UBND ngày ……. tháng .... năm ……… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện2 ………………………).
Điều 2. Vị trí và chức năng
Đội công tác xã hội tình nguyện xã …………………. (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện) là một tổ chức tình nguyện gồm một số hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân tự nguyện tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã trong việc thực hiện công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán, người mại dâm, nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện và quản lý sau cai tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 3. Nhiệm vụ của Đội tình nguyện
1. Hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Tham gia thực hiện kế hoạch, chương trình hành động theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, cụ thể:
a) Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
b) Tham gia quản lý, tiếp cận tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động người nghiện ma túy cai nghiện, người mại dâm chữa trị tái hòa nhập cộng đồng.
c) Phát hiện các hành vi liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm, làm lây nhiễm HIV/AIDS, mua bán người để thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.
d) Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện các chính sách, các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người mại dâm sau chữa trị, nạn nhân bị mua bán trở về tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng.
đ) Cùng với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì và các phong trào khác trên địa bàn.
MỤC 2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
Điều 5. Tổ chức Đội tình nguyện
Cơ cấu của Đội tình nguyện gồm: 1 (một) Đội trưởng, 1-2 (một hoặc hai) Đội phó và ....... thành viên3.
Điều 6. Nhân sự
1. Đội trưởng, Đội phó:
a) Thủ tục công nhận, nhiệm kỳ:
Đội trưởng, đội phó được Ủy ban nhân dân cấp xã đề cử và ra quyết định công nhận trên cơ sở tham khảo ý kiến của tình nguyện viên (2/3 (hai phần ba) số tình nguyện viên của Đội nhất trí.
Nhiệm kỳ của đội trưởng, đội phó là 1 (một) năm, trường hợp đặc biệt phải kéo dài thì không quá 6 (sáu) tháng. Đội trưởng, đội phó phải tự đánh giá kết quả hoạt động và được Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá năng lực điều hành Đội làm cơ sở cho việc đề cử.
b) Nhiệm vụ của Đội trưởng:
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đội tình nguyện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Đội tình nguyện cấp xã.
- Gương mẫu, tạo điều kiện cho các thành viên trong Đội tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản lý, điều hành hoạt động của Đội tình nguyện theo Quy chế này, thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng, quý, năm với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả hoạt động của Đội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Quyền hạn của Đội trưởng
- Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí hoạt động, chế độ chính sách theo quy định, phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ và tham gia các hoạt động khác của Đội tình nguyện.
- Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã các biện pháp giải quyết tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng và công tác xã hội khác trong phạm vi, nhiệm vụ của Đội.
- Định kỳ hoặc đột xuất đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng thành viên Đội thực hiện tốt nhiệm vụ hoặc đề nghị xử lý đối với thành viên vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Đội phó: là người giúp việc cho Đội trưởng và thay mặt Đội trưởng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên khi được Đội trưởng ủy quyền.
2. Thành viên của Đội tình nguyện:
a) Thủ tục công nhận:
Thành viên Đội tình nguyện do đội trưởng đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.
- Việc cho thôi giữ nhiệm vụ Đội trưởng, Đội phó và thành viên theo trình tự và thẩm quyền như quyết định công nhận.
b) Nhiệm vụ của tình nguyện viên
- Hoạt động theo Quy chế của Đội tình nguyện và phân công nhiệm vụ của đội trưởng.
- Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Quản lý, tiếp cận tư vấn, tham vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện, người sau cai nghiện, người mại dâm hoàn lương, người nhiễm HIV/AIDS chữa trị tái hòa nhập cộng đồng.
- Phát hiện các hành vi liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm, làm lây nhiễm HIV/AIDS, mua bán người để thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.
Điều 7. Khen thưởng, kỷ luật
1. Hàng năm thành viên Đội tình nguyện được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nội dung khen thưởng, mức chi thực hiện theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Người tham gia Đội tình nguyện vi phạm quy chế của Đội tình nguyện, vi phạm pháp luật thi tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
MỤC 3. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 8. Kinh phí hoạt động của Độí tình nguyện, chế độ, chính sách đối với thành viên của Đội tình nguyện
Đội tình nguyện được hỗ trợ kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên, thành viên của Đội tình nguyện được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 11, Điều 12 của Thông tư liên tịch số: /2012/TTLT-BLĐTB&XH-BNV-BTC ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ trưởng Bộ Nội vụ- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thành lập, tổ chức hoạt động và chế độ chính sách đối với Đội công tác xã hội tại xã phường, thị trấn.
Điều 9. Quan hệ công tác
1. Đội tình nguyện chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Đội tình nguyện chịu sự giám sát và được sự hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội ở xã phường, thị trấn.
3. Đội tình nguyện phối hợp hoạt động và được sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể và cán bộ chuyên trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội tại xã, phường, thị trấn.
Điều 10. Chế độ báo cáo
Hàng tháng, quý, năm, Đội tình nguyện báo cáo thường kỳ hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã. Báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã theo yêu cầu.
MỤC 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Đội trưởng Đội tình nguyện căn cứ vào bản Quy chế này và kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm được Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt cụ thể hóa nhiệm vụ của từng thành viên Đội tình nguyện.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Đội trưởng, Đội phó và các thành viên của Đội tình nguyện, các đơn vị liên quan của Ủy ban nhân dân xã4 ……… có trách nhiệm thực hiện Quy chế này./.
________________
1 Tên xã nơi đề nghị thành lập Đội tình nguyện
2 Tên huyện quyết định thành lập Đội tình nguyện
3 Ghi cụ thể cơ cấu của Đội tình nguyện theo Quyết định thành lập của Chủ tịch UBND cấp huyện
4 Ghi rõ tên xã nơi thành lập Đội tình nguyện
PHỤ LỤC 5
UBND TỈNH1………. Số: /BC ………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …..,, ngày ….. tháng ….. năm ………. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI TÌNH NGUYỆN
Kính gửi: ………………………………………………
1. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS và mua bán người trên địa bàn ………………………
- Tình hình tệ nạn mại dâm, nghiện ma túy.
- Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
- Tình hình tệ nạn mua bán người
2. Triển khai xây dựng Đội công tác xã hội tình nguyện
- Kết quả hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động của Đội tình nguyện tại các huyện thị trong tỉnh.
- Công tác tập huấn nâng cao năng lực, thực hiện chế độ chính sách đối với thành viên Đội tình nguyện.
3. Kết quả hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện
- Công tác tuyên truyền giáo dục tại cộng đồng: Nội dung, hình thức tuyên truyền, số lượng người tham gia, nhận xét, đánh giá.
- Công tác tư vấn, tham vấn cho đối tượng là người sau cai, mại dâm sau chữa trị, nạn nhân bị buôn bán trở về: Hình thức, số lượng người được tư vấn, tham vấn, nhận xét, đánh giá.
- Công tác phối hợp quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, phát hiện hành vi vi phạm: số lượng đối tượng được quản lý, hình thức, biện pháp quản lý. Phát hiện hành vi vi phạm: số lượng, hình thức, biện pháp ngăn chặn.
- Công tác phối hợp thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, giảm kỳ thị giúp người cai nghiện, mại dâm sau chữa trị, nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng: Nội dung phối hợp, biện pháp thực hiện, số người được vay vốn, số người được tạo việc làm.
- Thực hiện lồng ghép công tác phòng chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư do MTTQVN chủ trì.
4. Đề xuất kiến nghị:
|
GIÁM ĐỐC |
____________
1 Tên tỉnh, thành phố trực thuộc TW.