Thông tư liên tịch 115/2003/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 115/2003/TTLT-BTC-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 115/2003/TTLT-BTC-BNV | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đỗ Quang Trung; Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/11/2003 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Cơ cấu tổ chức - Ngày 28/11/2003, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 115/2003/TTLT-BTC-BNV, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp. Theo đó, Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 115/2003/TTLT-BTC-BNV tại đây
tải Thông tư liên tịch 115/2003/TTLT-BTC-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NỘI VỤ SỐ 115/2003/TTLT-BTC-BNV NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH THUỘC UBND CÁC CẤP
Căn cứ Nghị
định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị số
45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số
208/2003/QĐ-TTg ngày 10/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Sở Tài
chính - Vật giá thành Sở Tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương,
Liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh
vực tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương như sau:
I- SỞ TÀI CHÍNH
1. Vị trí và chức
năng:
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực tài chính) tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
2. Sở Tài chính có
nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực tài chính ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ.
2. Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài chính ngân sách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn các cơ quan thuộc tỉnh, cơ quan tài chính cấp dưới thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính.
4. Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương; trình UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính - ngân sách, chế độ quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.
5. Trình UBND tỉnh qui định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách hàng năm của địa phương.
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan HCSN) thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.
Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND cấp dưới.
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
6. Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc của cơ quan cùng cấp theo qui định.
7. Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.
8. Thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương để UBND trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính.
9. Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng NS tỉnh.
11. Yêu cầu Kho bạc Nhà nước (KBNN) tạm dừng thanh toán khi
phát hiện chi vượt dự toán, sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ
báo cáo, thống kê.
12. Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn.
Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính theo vùng lãnh thổ đối với tất cả các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh, kể cả các chương trình dự án do các Bộ, cơ quan trung ương hoặc tỉnh khác chủ trì thực hiện.
13. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.
Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do tỉnh quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của Chủ đầu tư.
Hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
trong việc trình UBND tỉnh quyết định
phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư
sử dụng vốn ngân sách tỉnh theo quy chế quản lý đầu tư, xây dựng kế
hoạch điều chỉnh bổ sung, điều hoà vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu
tư từ ngân sách địa phương.
Báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư, thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu tư đã được phân cấp theo qui định.
15. Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật. Giúp UBND tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
16. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của Chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, huyện.
17. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư). Thẩm tra, phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB địa phương theo quy định.
Chủ trì tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt theo qui định của pháp luật.
18. Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
19. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển của địa phương.
Kiểm tra, giám sát Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) tại địa phương trong việc cho vay, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh, tái bảo lãnh đối với phần vốn từ nguồn ngân sách địa phương do UBND tỉnh uỷ thác cho Chi nhánh Quỹ HTPT thực hiện.
20. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp:
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý
tài chính doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác, hợp tác xã và
tổ hợp tác), chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh
nghiệp; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trên địa bàn.
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán
tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu
nhà nước tại các doanh nghiệp do địa
phương thành lập hoặc góp vốn theo qui định của pháp luật.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
21. Hướng dẫn các cơ quan HCSN thuộc địa phương thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản tại địa phương.
Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản vô chủ, tài sản mới được tìm thấy, tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại khi các dự án kết thúc chuyển giao.
Kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan HCSN và tổ chức khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quản lý tài sản nhà nước tại các tổ chức hội, tổ chức bán công.
Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước.
22. Giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý công tác giá tại địa phương theo qui định của pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước về giá. Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phương án giá do các Sở, UBND huyện hoặc doanh nghiệp nhà nước xây dựng đối với giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm độc quyền, giá chuyển quyền sử dụng đất, giá đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
Thu thập thông tin, phân tích tình hình và sự biến động giá cả; báo cáo tình hình giá cả thị trường và tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Nhà nước.
23. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ tài chính, kinh doanh xổ số kiến thiết và giải trí có đặt cược, vui chơi có thưởng theo quy định của pháp luật.
24. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính ở cấp huyện và cấp xã.
25. Thanh tra tài chính đối với các cơ quan HCSN, tổ chức kinh tế, văn hoá - xã hội, doanh nghiệp và công dân theo thẩm quyền; thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với cơ quan Thanh tra Tài chính ở Trung ương thực hiện thanh tra tài chính đối với các cơ quan HCSN và doanh nghiệp do Trung ương quản lý trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài chính theo quy định của pháp luật.
26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tài chính kế toán ở địa phương; quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, công chức của Sở theo qui định.
27. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao.
3. Tổ chức và biên chế:
1. Sở Tài chính có Giám đốc và không quá ba Phó Giám đốc; đối với Sở Tài chính Hà Nội và Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh có không quá bốn Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Sở; Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài chính do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài chính quy định và theo các quy định của Nhà nước về quản lý cán bộ.
Việc khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật Giám đốc, Phó giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính:
- Văn phòng
- Thanh tra
- Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ
- Các đơn vị sự nghiệp
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập theo nguyên tắc đảm bảo bao quát đầy đủ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm quản lý và khối lượng công việc thực tế ở địa phương, bảo đảm thu gọn đầu mối hành chính, nâng cao hiệu quả và không gây khó khăn cho tổ chức và công dân.
Sở Tài chính có không quá 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; UBND tỉnh quyết định số lượng, tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ. Riêng Sở Tài chính Hà Nội và Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh có không quá 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Biên chế của Sở Tài chính do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ.
II- CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UBND HUYỆN, QUẬN,
THỊ Xà, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
Cơ quan cơ quan chuyên môn giúp ubnd huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyên.
2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định;
3. Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi NS cấp huyện và tổng hợp dự toán NS cấp xã, phương án phân bổ NS huyện trình UBND để trình HĐND huyện quyết định.
Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập quyết toán thu, chi NSNN trình UBND để trình HĐND phê chẩn.
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện.
Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm quyết toán thu, chi NS xã; lập quyết toán thu, chi NS huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi NS cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi NS cấp huyện và quyết toán thu, chi NS cấp xã) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND huyện phê chuẩn.
Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.
6. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan HCSN thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo qui định của pháp luật.
8. Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh; báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.
9. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định.
10. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
UBND huyện quy định nhiệm vụ cụ thể và biên chế của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mô hình tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính theo qui định của pháp luật.
III. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
UBND Xà, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý tài chính, ngân sách của UBND xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND tỉnh qui định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Bãi bỏ Thông tư Liên Bộ số 37/TTLB ngày 5/8/1992 của Liên bộ Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Uỷ Ban Vật giá nhà nước hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy và biên chế Sở Tài chính - Vật giá, Thông tư Liên tịch số 38/TC-TCCBCP ngày 25/6/1997 của Liên bộ Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý tài chính thuộc chính quyền địa phương các cấp, Thông tư số 138/1999/TT-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đầu tư của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thông tư số 109/1999/TT-BTC ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các văn bản hướng dẫn khác trái với Thông tư này.
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh quyết định các nội dung, biện pháp triển khai cụ thể và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc yêu cầu bổ sung, sửa đổi Thông tư, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ để xem xét giải quyết.