Thông tư liên tịch 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ; Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đỗ Quang Trung; Lê Thị Thu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/12/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
UỶ BAN DÂN SỐ GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM - BỘ NỘI VỤ Số: 02/2004/TTLT-UBDSGĐTE-BNV |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2004 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CPngày
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày
Liên Bộ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh; về các dịch vụ công trong lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về dân số, gia đình và trẻ em và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình;
2.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
2.3. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em đối với Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
2.4. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát vã chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án về dân số gia đình và trẻ em đã được phê duyệt và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
2.5. Tổ chức công tác thông tin, truyền thông, giáo dục chính sách pháp luật và thông tin về các lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em;
2.6. Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ về dân số, gia đình và trẻ em và chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp sau khi được phê duyệt; chỉ đạo, tổ chức các ngày kỷ niệm về dân số, gia đình, trẻ em và "tháng hành động vì trẻ em" trên địa bàn tỉnh;
2.7. Về dân số
a) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh; việc sử dụng các phương tiện tránh thai và thuốc thiết yếu phục vụ dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình và đăng ký dân số, tổng hợp, phân tích tình hình về dân số;
c) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình nâng cao chất lượng dân số, sơ tổng kết nhân rộng mô hình.
2.8. Về gia đình
a) Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chuẩn mực về gia đình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và chuẩn mực của Việt
b) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện đề án về phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; thực hiện các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới.
2.9. Về trẻ em
a) Tổ chức triển khai các mô hình phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các tiêu chí, chuẩn mực về quyền trẻ em; ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm quyền trẻ em và bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
c) Vận động các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước để bổ sung nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em; quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em ở tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em ở cấp dưới theo quy định của pháp luật.
2.10. Quản lý và chịu trách nhiệm sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư cho các chương trình mục tiêu về dân số, gia đình và trẻ em được giao;
2.11. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn; quản lý các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Ủy ban;
2.12. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em theo quy định của pháp luật;
2.13. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh;
2.14. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
2.15. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh việc hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện và nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về công tác dân số, gia đình và trẻ em;
2.16. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban theo quy định của pháp luật;
2.17. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, xây dựng cơ sở dữ liệu về dân số, gia đình và trẻ em;
2.18. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban và chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2.19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn và cộng tác viên làm công tác dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
2.20. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
2.21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Tổ chức và biên chế
3.1. Lãnh đạo Ủy ban:
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh có Chủ nhiệm chuyên trách, không quá ba Phó chủ nhiệm chuyên trách và các ủy viên kiêm nhiệm;
Chủ nhiệm Uỷ ban là người đứng đầu ủy ban; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban và việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
Phó Chủ nhiệm là người giúp Chủ nhiệm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật;
Việc bổ nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành;
Việc miễn nhiệm, quyết định cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;
Các ủy viên kiêm nhiệm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, gồm có:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên nguyên tắc bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Ủy ban; chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Ủy ban; phù hợp với tính chất, đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương; bảo đảm đơn giản về thủ tục hành chính và thuận tiện trong việc giải quyết các đề nghị của tổ chức và công dân.
Số lượng các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban không quá 4 phòng. Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể và yêu cầu cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Uỷ ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị thuộc Uỷ ban theo quy định của pháp luật.
3.3. Biên chế
Biên chế của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ là biên chế quản lý nhà nước. Biên chế của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước và Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế, đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Chủ nhiệm Uỷ ban bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ ban phù hợp với chức danh chuyên môn, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT/BTCCBCP-UBQGDS&KHHGĐ-UBBV&CSTEVN ngày 06/6/2001 của Liên Bộ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam;
4.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh; hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em;
4.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Bộ Nội vụ nghiên cứu, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM Lê Thị Thu |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Đỗ Quang Trung |