Thông tư 170/2004/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 170/2004/TT-BQP

Thông tư 170/2004/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:170/2004/TT-BQPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Văn Trà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/12/2004
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 170/2004/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 170/2004/TT-BQP DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
_____________


Số: 170/2004/TT-BQP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ
về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
____________________

Ngày 11 tháng 5 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định 119/CP; các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương gọi tắt là các Bộ, ngành, địa phương)

Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 của Nghị định 119/CP, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:

I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
1. Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng (GDQP) toàn dân và thực thiện công tác GDQP toàn dân cho cán  bộ công chức và người lao động trong các cơ quan; đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý; phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng (KTQP) cho các đối tượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật", để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trên, các Bộ, ngành cần triển khai những công việc sau:
1.1. Chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Bộ, ngành quản lý bằng các hình thức, biện pháp, nội dung phù hợp với đặc điểm tính chất hoạt động công tác, sản xuất, kinh doanh của từng cơ quan, đơn vị nhằm làm cho cán bộ, công chức và người lao động có nhận thức đúng về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nêu cao ý thức cảnh giác và trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tại cơ quan, đơn vị doanh nghiệp của mình.
1.2. Căn cứ vào nội dung, chương trình, giáo trình GDQP và bồi dưỡng KTQP do Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia ban hành; từng Bộ, ngành và từng cấp xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức và công tác bảo đảm thực hiện nhiệm vụ GDQP, bồi dưỡng KTQP có hiệu quả thiết thực.
1.3. Thực hiện tốt việc bố trí, phân công cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành học tập môn GDQP và thực hiện bồi dưỡng KTQP theo phân cấp và quy định của Chính phủ.
2. Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển tinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ động viên các nguồn lực của Bộ, ngành để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống", để thực hiện nhiệm vụ trên, yêu cầu các Bộ, ngành triển khai những công việc sau:
2.1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đánh giá, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng trên các vùng chiến lược và lập kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng trong các tình huống. Trong quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành cần gắn với yêu cầu xây dựng, tích lũy tiềm lực đáp ứng cho quốc phòng theo phạm vi chức năng của ngành, lĩnh vực.
2.2. Thực hiện các kế hoạch và nhu cầu quốc phòng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ hàng năm và đột xuất, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở về các mặt nhân lực, vật tư, thiết bị, vận chuyển, đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội, thiết kế và tổ chức sản xuất sản phẩm phục vụ cho quốc phòng.
2.3. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân phần chuyên ngành mình theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Kế hoạch này phải đáp ứng nhu cầu quốc phòng về lực lượng, vật chất, phương tiện theo quy định, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của nhân dân khi có chiến tranh, chuyển nhanh nền kinh tế từ thời bình sang tình trạng khẩn cấp hoặc thời chiến một cách có tổ chức, có kế hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất mọi thiệt hại do địch gây ra.
3. Tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "Phối hợp với Bộ quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc", để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, các Bộ, ngành cần phối hợp chỉ dạo thực hiện những nội dung sau:
3.1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan quản lý ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong xây dựng KVPT, kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng kế hoạch B, kế hoạch động viên, chuẩn bị cơ sở hậu cần, kỹ thuật tại chỗ; chỉ đạo việc diễn tập theo chuyên ngành về quốc phòng - an ninh (QPAN) và tham gia diễn tập cùng các ban, ngành theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp.
3.2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành tham gia với các quân khu, địa phương xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng thế trận, QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND) nhất là trên các địa bàn trọng điểm, xung yếu.
3.3. Giải quyết các kiến nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực.
3.4. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân và cơ quan quân sự địa phương (QSĐP) các tỉnh (thành phố), huyện (quận) tổ chức kiểm tra và đôn đốc hướng dẫn các cơ sở thuộc Bộ, ngành quản lý ở các địa phương để thực hiện nhiệm vụ xây dựng tỉnh thành phố thành KVPT vững chắc.
4. Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành phối hợp với cơ quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổ chức huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ, quản lý, huy động lực lượng dự bị động viên,  tuyển quân và tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Thực hiện công tác phòng thủ dân sự, động viên công nghiệp huy động tiềm lực khoa học công nghệ của Nhà nước cho công tác quốc phòng", để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, các Bộ, ngành cần tập trung triển khai những công việc sau:
4.1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ theo Pháp lệnh DQTV và hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở.
4.2. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương và đơn vị quân đội nhận nguồn, đăng ký, quản lý nguồn động viên sẵn sàng nhập ngũ; thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; sắp xếp, biên chế; quản lý quân nhân dự bị theo Pháp lệnh về Dự bị động viên (DBĐV). Chỉ đạo việc thực hiện Pháp lệnh về Động viên công nghiệp (ĐVCN) đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
4.3. Căn cứ chỉ tiêu của Chính phủ giao về động viên phương tiện, thiết bị, về xây dựng các đơn vị chuyên môn dự bị để lập kế hoạch động viên của ngành mình, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đó; hướng dẫn và theo dõi các đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu được phân bổ.
4.4. Tổ chức và huy động lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương, cơ sở nhất là trong việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, cứu hộ, cứu nạn.
4.5. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và huy động tiềm lực khoa học công nghệ của ngành, lĩnh vực vừa bảo đảm cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội vừa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quốc phòng khi cần thiết.
5. Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách khác có liên quan đến công tác quốc phòng", để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các Bộ, ngành cần triển khai những công việc sau:
5.1. Chỉ đạo thực hiện việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng, quân sự của Bộ, ngành hàng năm theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5.2. Theo phạm vi chức năng của Bộ, ngành, nghiên cứu đề xuất tham gia ý kiến với Nhà nước trong việc ban hành các chính sách kinh tế, xã hội có liên quan đến việc củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
5.3. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, chính sách hậu phương quân đội, chính sách đối với lực lượng tự vệ, DBĐV và các chính sách khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy định của pháp luật
6. Tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 119/CP quy định: "Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng hàng năm và từng thời kỳ tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng", để thực nhiệm vụ trên yêu cầu các Bộ, ngành cần phối hợp thực hiện những công việc sau:
6.1. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ và Thanh trai Quốc phòng về thực hiện công tác Quốc phòng, Thủ trưởng các Bộ, ngành chỉ đạo cơ quan hoặc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng và cơ quan thanh tra của Bộ, ngành mình xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp tổ chức thanh tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng hàng năm và từng thời kỳ theo đúng kế hoạch đã xác định.
6.2. Cơ quan, cán bộ làm công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và nắm chắc kết quả triển khai thực hiện ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền để bảo đảm cho công tác thanh tra, kiểm tra được chặt chẽ và đạt hiệu quả thiết thực.

6.3. Hàng năm, cơ quan Thanh tra Quốc phòng chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6.4. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Quốc phòng các Bộ, ngành tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quốc phòng của Bộ, ngành mình; trong báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Bộ, ngành phải có nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
1. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Tổ chức tuyên truyền GDQP toàn dân và thực hiện công tác GDQP toàn dân, bồi dưỡng KTQP cho cán bộ các cấp và GDQP cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật", để thực hiện tốt nhiệm vụ trên yêu cầu các địa phương cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1. Chỉ đạo, quán triệt tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 62/CT-TW ngày 12/02/2001 của Bộ Chính trị, Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ về công tác GDQP. Việc GDQP toàn dân ở các địa phương cần tiến hành bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực, phong phú, hiệu quả giáo dục quốc phòng cao thích hợp với từng đối tượng và đặc điểm cụ thể của địa phương. Cần kết hợp và phát huy có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thảo khoa học, thể thao quốc phòng... để giáo dục, nhất là vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Về công tác tổ chức; theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy (thành ủy), sự điều hành của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng GDQP, cơ quan quân sự các cấp phải phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, trước hết là các cơ quan văn hóa thông tin, tuyên truyền thống nhất nội dung, biện pháp và phương thức tiến hành để nâng cao chất lượng công tác GDQP toàn dân.
1.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với cơ quan quân sự tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình môn học GDQP trong các trường trung học phổ thông; phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện việc GDQP cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học; cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân ở địa phương giúp các nhà trường thực hiện môn học GDQP.
Chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương phối hợp với cơ quan; tổ chức cử cán bộ thuộc diện quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng KTQP do cấp trên tổ chức. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc bồi dưỡng KTQP cho cán bộ theo phân cấp
1.3. Thường xuyên duy trì nề nếp công tác và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQP ở các địa phương để tổ chức này phát huy vai trò tham mưu, tư vấn cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác GDQP.
2. Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh; gắn quốc phòng với an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương", để thực hiện nhiệm vụ trên yêu cầu các địa phương phải chú trọng kết hợp và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.1. Khi xây dựng các dự án về phát triển kinh tế - xã hội (ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn), các Sở, ngành ở địa phương phải trao đổi và thống nhất với cơ quan quân sự cùng cấp, bảo đảm cho các dự án vừa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm yêu cầu về củng cố quốc phòng và xây dựng khu vực phòng thủ. Khi thẩm định các dự án có liên quan đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng, Uỷ ban nhân dân cần tham khảo ý kiến của cơ quan quân sự địa phương cùng cấp và xin ý kiến của cơ quan quân sự cấp trên của cơ quan quân sự địa phương cùng cấp theo quy định của pháp luật. Trong chỉ đạo, điều hành, cơ quan quân sự phải thực hiện đúng Quy chế về kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội theo Quyết định số 285/2003/QĐ-BQP ngày 28/1/12003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.2. Chỉ đạo việc xây dựng và điều chỉnh, bổ sung kịp thời các kế hoạch bảo đảm kinh tế - xã hội cho năm đầu chiến tranh của các sở, ban, ngành (Kế hoạch B) trên cơ sở quyết tâm phòng thủ của cơ quan quân sự. Các quyết tâm, phương án tác chiến của cơ quan quân sự cũng phải được điều chỉnh, bổ sung kịp thời trên cơ sở những phát triển mới về kinh tế - xã hội của địa phương mình.
2.3. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan quân sự và công an trong việc gắn hoạt động quân sự với hoạt động bảo vệ ANCT - TTATXH ở địa phương cơ sở, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng
2.4. Chỉ đạo việc xây dựng khu vực phòng thủ một cách toàn diện cả về chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh. Thường xuyên chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện theo Chỉ thị số 58/TTg ngày 15/02/1993 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở, điều kiện để xây dựng khu vực phòng thủ ở các địa phương có chiều sâu và ngày càng vững chắc.
3. Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Thực hiện các biện pháp về xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống", để thực hiện nhiệm vụ trên, Uỷ ban nhân dân các địa phương và cơ quan QSĐP các cấp cần triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
3.1. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc xây dựng, không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự và bảo vệ các tiềm lực ấy để sẵn sàng huy động khi có các tình huống xảy ra.
3.2. Chỉ đạo cơ quan kế hoạch và đầu tư phối hợp với cơ quan quân sự và các ngành liên quan xây dựng và kịp thời điều chỉnh bổ sung kế hoạch khi có tình trạng khẩn cấp hoặc chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến.
4. Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Chỉ đạo, tổ chức xây dựng, huấn luyện và bảo đảm hoạt động tác chiến của Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên; thực hiện công tác tuyển quân và động viên theo quy định của pháp luật", để thực hiện nhiệm vụ trên các địa phương phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
4.1. Tập trung củng cố, xây dựng cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị BĐDP vững mạnh toàn diện; nhất là năng lực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương và chỉ huy LLVT thuộc quyền trong xây dựng SSCĐ và CĐ; cơ quan QSĐP các cấp phải trung tâm chủ trì. hiệp đồng với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận QPTD ở địa phương.
4.2. Xây dựng các đơn vị Bộ đội địa phương "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại" để đối phó thắng lợi mọi tình huống xảy ra trên địa bàn và là nòng cốt phát triển lực lượng khi địa phương chuyển lên các trạng thái SSCĐ.
4.3. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp
4.3.1. Các địa phương cần chỉ đạo quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và DBĐV trong tình hình mới. Coi trọng công tác giáo dục và các biện pháp nâng cao chất lượng về chính trị cho DQTV; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với công tác DQTV; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ xã đội và cán bộ BCHQS ở các cơ quan, tổ chức theo Pháp lệnh DQTV. Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng Tự vệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chú trọng xây dựng DQTV ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và trọng điểm nội địa.
4.3.2. Chỉ đạo việc tập huấn cán bộ và giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho lực lượng DQTV theo các quy định của Bộ Quốc phòng.
4.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động xử lý các tình huống đúng chức năng nhiệm vụ và có hiệu quả. Duy trì chặt chẽ chế độ SSCĐ theo Chỉ thị, Chỉ lệnh về SSCĐ của Bộ Quốc phòng, nhất là DQTV ở biên giới, biển, đảo và các cơ sở có diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
4.4. Về công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ:
4.4.1. Tiến hành công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và thanh niên về Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.
4.4.2. Chỉ đạo và triển khai thực hiện việc đăng ký thống kê nguồn sẵn sàng nhập ngũ.
4.4.3. Chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
4.4.4. Chỉ đạo và tổ chức giao quân đúng luật, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cao, đúng thời gian, an toàn và tiết kiệm.
4.4.5. Sơ kết, tổng kết sau từng đợt và hàng năm về công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
4.5. Về công tác động viên.
4.5.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác động viên quân đội, động viên công nghiệp theo quy định của Pháp lệnh về DBĐV, Pháp lệnh ĐVCN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4.5.2. Tổ chức, chỉ dạo tốt việc đăng ký, quản lý nguồn động viên. Lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng DBĐV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4.5.3. Tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra trình độ SSCĐ đối với các đơn vị DBĐV thuộc địa phương quản lý. Bàn giao quân nhân dự bị cho các đơn vị quân đội. Tiến hành công tác giáo dục chính trị với lực lượng DBĐV và tổ chức huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch
4.5.4. Thực hiện việc bảo đảm hậu cần trang bị kỹ thuật và tài chính cho công tác xây dựng lực lượng DBĐV.
4.5.5. Tổ chức, chỉ đạo khảo sát, xây dựng kế hoạch ĐVCN; chỉ đạo việc hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị và quản lý duy trì các dây chuyền đó. Tổ chức huấn luyện, diễn tập ĐVCN và bồi dưỡng chuyên môn cho nguồn lao động.
4.5.6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động các lực lượng DBĐV và động viên công nghiệp.
4.5.7. Thực hiện các biện pháp để huy động lực lượng DBĐV, ĐVCN và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho huy động khi có lệnh.
4.5.8. Sơ, tổng kết sau từng đợt công tác và hàng năm về động viên quân đội.
4.6. Với quân nhân xuất ngũ:
Thực hiện việc tiếp nhận, đăng ký vào nguồn DBĐV, ưu tiên đào tạo nghề và sắp xếp việc làm theo các quy định của Chính phủ.
5. Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm công tác vận động quần chúng và tổ chức các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương", để thực hiện nhiệm vụ trên các địa phương và cơ quan QSĐP các cấp cần quan tâm chỉ đạo những nội dung sau:
5.1. Chỉ đạo lực lượng vũ trang thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với công an thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở theo Quyết định số l07/2003/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới và các Thông tư hướng dẫn thi hành kèm theo.
5.2. Chỉ đạo lực lượng vũ trang tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5.3. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và huy động lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện tốt Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ về công tác phòng không nhân dân và nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các sụ cố nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.
6. Tại khoản 6, Điều 5 Nghị định số 119/CP quy định: "Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách chi cho công tác quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách vể củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", để thực hiện nhiệm vụ trên các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện những nội dung sau:
6.1. Xây dựng hệ thống tổ chức và bảo đảm hậu cần địa phương, hậu cần nhân dân để đáp ứng nhu cầu cả lực lượng vũ trang trong các tình huống. Bảo đảm ngân sách chi cho công tác quốc phòng địa phương theo Luật ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng ở địa phương thực hiện theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
6.2. Tổ chức quán triệt và chỉ đạo việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật về củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách đối với DQTV, DBĐV theo quy định của pháp luật.
Cục Tài chính cùng các cơ quan chức năng giúp Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều tiết, hỗ trợ cho công tác quốc phòng địa phương ở các tỉnh trọng điểm quốc phòng miền núi, vùng sâu, vùng xa, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, chưa cân đối được ngân sách để đáp ứng chi cho nhiệm vụ quốc phòng.
7. Tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 119/CP quy định: "Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng ở địa phương hàng năm và từng thời kỳ", để thực hiện nhiệm vụ trên các địa phương cần chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
7.1. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng đối với các Sở, ngành và địa phương thuộc quyền. Chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân cấp mình.
7.2. Thanh tra quốc phòng các tỉnh (thành phố) giúp Bộ Chỉ huy quân sự tổ chức thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở các địa phương, Sở, ngành thuộc phạm vi quản lý của mình, báo cáo Thanh tra Nhà nước tỉnh (thành phố) theo quy định.
7.3. Thanh tra Nhà nước cấp huyện phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tiến hành thanh tra thực hiện công tác quốc phòng của địa phương, cơ sở mình quản lý theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
7.4. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các cấp tiến hành sơ kết 6 tháng và tổng kết năm về thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương, cơ sở mình và báo cáo kết quả lên Uỷ ban nhân dân cấp trên. Việc tổng kết công tác quốc phòng từng thời kỳ của Uỷ ban nhân dân các cấp được thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh quân khu.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
1. Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 119/CP quy định: "Tổ chức bộ máy cơ quan, cán bộ làm công tác quốc phòng"
Việc kiện toàn hệ thống cơ quan, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ. Trong Thông tư này làm rõ một số điểm sau:
1.1. Việc quyết định biệt phái sĩ quan, điều động, tiếp nhận sĩ quan biệt phái thực hiện theo các điều 6, 7, 8 của Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
1.2. Việc theo dõi, tổng hợp công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương do cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế của cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng do Bộ Tổng tham mưu đề xuất trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
1.3. Việc tổ chức Ban chỉ huy quân sự ở các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức thực hiện theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ (số 19/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 119/CP quy định: "Các mối quan hệ của các Bộ, ngành, địa phương về công tác quốc phòng", để thực hiện các quan hệ đó, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần giải quyết tốt các mối quan hệ sau:
2.1. Hàng năm Bộ quốc phòng có chỉ thị và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng cho các bộ, ngành, địa phương để thống nhất chỉ đạo thực hiện. Căn cứ chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh quân khu, cơ quan cán bộ làm công tác quốc phòng ở Bộ ngành và cơ quan quân sự các cấp tham mưu giúp lãnh đạo các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cùng cấp quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương, cơ sở mình. Căn cứ chỉ thị và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, người đứng đầu cơ quan hoặc cán bộ làm công tác quốc phòng tham mưu cho lãnh đạo Bộ, ngành ban hành các văn bản và triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở Bộ, ngành mình.
2.2. Hàng quý, Bộ quốc phòng tổ chức hội báo để trao đổi, nắm tình hình thực hiện công tác quốc phòng đối với một số bộ, ngành. Thời gian hội báo của từng quý, cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hiệp đồng cụ thể. Định kỳ 6 tháng và một năm, các Bộ, ngành Trung ương tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng về Bộ Quốc phòng (qua cơ quan Thường trực là Cục Dân quân tự vệ - Bộ Tổng tham mưu) để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2.3. Cơ quan quân sự địa phương các cấp (tỉnh, huyện và xã) phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương; đồng thời là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo phạm vi chức năng nhiệm vụ từng cấp.
2.4. Hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác quốc phòng của tỉnh (thành phố) với Bộ Quốc phòng (qua cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Tư lệnh các quân khu để theo dõi, chỉ đạo thực hiện.
2.5. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội và nhiệm vụ quốc phòng của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ quốc phòng báo cáo Chính phủ mở hội nghị toàn quốc bàn về công tác quốc phòng hoặc tổng kết một số chuyên đề về công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Chính phủ.
3. Tại Điều 9 Nghị định số 119/CP quy định về: "Quan hệ giữa Bộ Tư lệnh quân khu và cơ quan quân sự địa phương với Uỷ ban nhân dân các cấp", để giải quyết các quan hệ công tác đó yêu cầu các quân khu, địa phương cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:
3.1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng (theo chỉ thị, chỉ lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng) và tình hình thực tiễn của các địa phương, hàng năm Bộ Tư lệnh các quân khu cần tổ chức hội nghị liên tịch với cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành phố trên địa bàn quân khu để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng quân sự địa phương và quán triệt triển khai thực hiện nhiệm vụ năm tới; thành phần, nội dung, thời gian phương pháp tổ chức triển khai nhiệm vụ quốc phòng do Bộ Tư lệnh quân khu xác định.
3.2. Căn cứ tình hình thực tiễn và sự chỉ đạo của quân khu về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung. ương mở hội nghị với lãnh đạo các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc để đánh giá kết quả công tác quốc phòng và triển khai nhiệm vụ quốc phòng năm sau.
3.3. Hăng năm, cơ quan QSĐP các cấp giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp đánh giá kết quả công tác quốc phòng trên địa bàn, dự kiến nhiệm vụ quốc phòng năm sau lên Uỷ ban nhân dân và cơ quan quân sự cấp trên. Đối với những vấn đề quan trọng trực tiếp liên quan đến công tác quân sự quốc phòng (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương do cấp trên xác định trong quyết tâm phòng thủ; sử dụng Bộ đội địa phương, lực lượng DBĐV, DQTV khi địa phương có diễn biến phức tạp về an ninh trật tự hoặc trong các tình huống khẩn cấp...); Uỷ ban nhân dân các cấp trao đổi thống nhất với cơ quan quân sự cấp trên trước khi kiến nghị với Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ (đối với những vấn đề vượt quá quyền hạn của cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp).
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Tại Điều 11, 12 và Điều 13 của Nghị định số 119/CP quy định: "Trách nhiệm của Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương thực hiện trách nhiệm đối với công tác quốc phòng". Yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương cần chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Người đứng đầu các Bộ, ngành và các cơ quan tổ chức ngoài việc chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức mình có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tại các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương có liên quan; đồng thời theo dõi nắm chắc tình hình kết quả thực hiện công tác quốc phòng của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực. Kịp thời phát hiện, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực vế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của Bộ, ngành và địa phương.
2. Bộ Tư lệnh các quân khu có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng ở các địa phương trên địa bàn quân khu hướng dẫn với Uỷ ban nhân dân các địa phương trong quân khu thống nhất những nội dung, chủ trương, biện pháp để thực hiện công tác quốc phòng và thực hiện theo 6 nội dung quản lý nhà nước về công tác quốc phòng đã được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 119/CP của Chính phủ.
3. Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (tỉnh đội, huyện đội và xã đội), là trung tâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tham mưu đề xuất với HĐND, Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng địa phương theo quy định của pháp luật. Ngoài chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo, chỉ huy, tổ chức xây dựng, huấn luyện và bảo đảm tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương thuộc quyền còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để tham mưu; đề xuất giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng và quản lý nhà nước về công tác quốc phòng ở địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về quốc phòng ở địa phương mình theo quy định tại Điều 13 Nghị định 119/CP.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Tại Điều 16, 17, 18 Nghị định 119/CP quy định việc: "Bảo đảm ngân sách chi cho công tác quốc phòng; dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách và chế độ, chính sách thực hiện công tác quốc phòng". Các quy định trên thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ. Riêng việc bảo đảm kinh phí, chế độ chính sách đối với công tác DQTV thực hiện theo quy định của Pháp lệnh DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo.
VI. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Những nội dung hướng dẫn trên đây chỉ nêu những vấn đề cơ bản, chủ yếu có liên quan đến công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành và địa phương. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào đặc điểm của từng Bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu vận dụng và cụ thể hóa cho sát với thực tiễn địa phương, cơ sở.
2. Bộ tổng tham mưu chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng nghiên cứu đề xuất với Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ phận Thường trực giúp Bộ Quốc phòng theo dõi, chỉ đạo công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương được quy định trong Nghị định 119/CP theo sự phân công của Bộ Quốc phòng.
3. Hàng năm và từng thời kỳ Thanh tra quốc phòng của Bộ Quốc phòng lập kế hoạch, giúp Bộ tổ chức thanh tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành, địa phương, kịp thời uốn nắn khắc phục những khuyết điểm, tồn tại để góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng và đưa công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành địa phương vào nền nếp.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 1915/QP-TT ngày 11/10/1994 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 19/CP ngày 12/3/1994 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương.
Thủ trưởng các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Tổng cục, các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu, quân chủng, binh chủng và cơ quan quân sự địa phương các cấp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi