Quyết định 3752/QĐ-BCT 2017 cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3752/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3752/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/10/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Phòng vệ thương mại
Ngày 02/10/2017, Bộ Công Thương đã ra Quyết định 3752/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại.
Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: quản lý Nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; quản lý Nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;…
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại bao gồm bộ máy giúp việc Cục trưởng và tổ chức sự nghiệp thuộc Cục. Ngoài ra, bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm văn phòng; phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp; phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ; phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài; phòng Pháp chế. Mặt khác, việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và giải quyết theo đề nghị của Cục trưởng.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 3752/QĐ-BCT tại đây
tải Quyết định 3752/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3752/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Phòng vệ thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Viet Nam.
Tên viết tắt: TRAV.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật;
c) Báo cáo kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ chính thức theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, theo dõi và rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
5. Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
a) Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại tại WTO, các Hiệp định thương mại và các tổ chức quốc tế khác;
d) Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý vấn đề nền kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan;
đ) Chủ trì và/hoặc tham gia thảo luận, đàm phán vấn đề phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại, các Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam với các đối tác và các diễn đàn quốc tế khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ Công Thương.
6. Tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại do các đơn vị trong và ngoài Cục đề nghị.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
8. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
9. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
10. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
11. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
13. Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp;
c) Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ;
d) Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài;
đ) Phòng Pháp chế.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
Trung tâm Thông tin và Cảnh báo.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Điều 4. Lãnh đạo Cục
1. Cục Phòng vệ thương mại có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |