Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2015
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN
Cơ quan ban hành: | Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2015 | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 35/QĐ-BCĐLSCPVN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/03/2015 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 35/QĐ-BCĐLSCPVN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN LỊCH SỬ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 1945 - 2015 Số: 35/QĐ-BCĐLSCPVN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN LỊCH SỬ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 1945 – 2015
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN LỊCH SỬ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 1945 – 2015
Căn cứ Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015);
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TRƯỞNG BAN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN LỊCH SỬ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM (1945 - 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-BCĐLSCPVN ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015)
Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) (gọi tắt là công trình). Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Phê duyệt đề cương và kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình. Phê duyệt danh mục và đề cương các chuyên đề, các cuộc hội thảo cấp quốc gia.
2. Phê duyệt đề cương biên soạn từng thời kỳ và cơ quan thực hiện, người chủ trì.
3. Nghiệm thu các sản phẩm và kết quả biên soạn của công trình.
4. Nghiệm thu toàn bộ công trình khi hoàn thành.
5. Cho ý kiến về các vấn đề có liên quan trong quá trình biên soạn.
6. Chỉ đạo Bộ Nội vụ tổ chức biên soạn và xuất bản công trình.
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cử bổ sung hoặc thay thế thành viên Ban Chỉ đạo.
d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện biên soạn và xuất bản lịch sử Chính phủ trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt.
b) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo.
c) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn theo kế hoạch đã được duyệt.
d) Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, trình Ban Chỉ đạo.
đ) Đề xuất với Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ quan, người chủ trì biên soạn từng tập lịch sử và từng chuyên đề.
e) Thay mặt Ban Chỉ đạo ký các hợp đồng nghiên cứu, biên soạn và xuất bản với các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học chủ trì từng tập lịch sử và từng chuyên đề.
g) Chuẩn bị các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, các hội thảo cấp quốc gia, tọa đàm khoa học.
h) Chỉ đạo việc ghi chép đầy đủ nội dung các phiên họp và lưu giữ các văn bản, tài liệu của Ban Chỉ đạo.
4. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo
a) Tham gia các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo; đôn đốc và huy động bộ máy giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch được Ban Chỉ đạo phê duyệt.
b) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
c) Tham gia ý kiến đối với những vấn đề quan trọng trong các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
1. Ban Chỉ đạo làm việc dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban. Ban Chỉ đạo thảo luận công khai tất cả các vấn đề do Trưởng Ban Chỉ đạo nêu ra, hoặc do các thành viên Ban Chỉ đạo kiến nghị có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 03 tháng một lần (không kể các phiên họp chuyên đề bàn và quyết định các vấn đề về nội dung nghiên cứu, biên soạn, hoặc giải quyết công việc phát sinh).
3. Hình thức hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định thông qua các phiên họp của Ban Chỉ đạo hoặc xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo được cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo để phục vụ công việc.
5. Thành lập Ban Biên soạn theo đề nghị của Tổng thư ký để giúp Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban biên soạn là Tổng thư ký Ban Chỉ đạo. Bộ Nội vụ làm thường trực của Ban Chỉ đạo. Viện Khoa học tổ chức nhà nước làm thường trực của Ban Biên soạn.
6. Những thành viên không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Ban Chỉ đạo, tùy theo mức độ, Trưởng Ban Chỉ đạo căn cứ vào ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm.
Những thành viên vắng mặt trong ba phiên họp liên tiếp của Ban Chỉ đạo mà không có lý do chính đáng, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm.
Việc miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở ý kiến của tập thể Ban Chỉ đạo.
1. Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Tổng thư ký sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ trong các hoạt động phục vụ biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015).
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn do ngân sách nhà nước cấp trích từ kinh phí nghiên cứu, biên soạn công trình này, dự toán kinh phí trong ngân sách của Bộ Nội vụ và huy động từ các nguồn khác (nếu có).
2. Việc quản lý tài chính, chi tiêu kinh phí thực hiện theo cơ chế do liên Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ thống nhất ban hành./.