Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP
Cơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2151/2006/QĐ-TTCP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 10/11/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
THANH TRA CHÍNH PHỦ 2151/2006/QĐ-TTCP NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM
2006
BAN HÀNH QUY
CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH TRA
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật
thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị
định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thanh tra;
Căn cứ Nghị
định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy
chế hoạt động của Đoàn thanh tra".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết
định này thay thế Quyết định số 1776/QĐ-TTNN
ngày 21 tháng 12 năm 1996 của Tổng thanh tra Nhà
nước ban hành "Quy chế hoạt động
của Đoàn thanh tra".
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Thủ
trưởng cơ quan nhà nước có liên quan; Chánh thanh
tra các cấp, các ngành; Thủ trưởng các vụ,
đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
TỔNG
THANH TRA
Trần
Văn Truyền
QUY
CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH TRA
(Ban hành kèm theo
Quyết định số:2151 /2006/ QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11
năm 2006
của
Tổng thanh tra)
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định về
tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh
tra; quan hệ công tác của Đoàn
thanh tra; khen
thưởng và xử lý vi phạm
đối với Đoàn thanh tra.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối
với Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan
thanh tra nhà nước thành lập để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều 3. Nguyên tắc
hoạt động của Đoàn thanh tra
Hoạt
động của Đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc
bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối
tượng, thời hạn ghi trong quyết định
thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
đối tượng thanh tra.
Khi tiến
hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn
thanh tra phải tuân thủ Luật Thanh tra, các văn
bản pháp luật có liờn quan và các quy định
của Quy chế này; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết quả thanh tra.
Điều
4. Địa điểm, thời gian làm việc của
Đoàn thanh tra
1. Trong quá
trình thanh tra, Đoàn thanh tra làm việc với đối
tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan tại công sở hoặc nơi tiến hành
kiểm tra, xác minh.
2. Đoàn
thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành
chính; trường hợp phải làm việc ngoài giờ
hành chính với đối tượng thanh tra, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo đảm
tiến độ thì Trưởng đoàn thanh tra quyết
định và phải chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Điều 5. Bảo đảm
chế độ sinh hoạt Đảng, đoàn thể
của Đoàn thanh tra
Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ thanh tra, Trưởng đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra được tạo
điều kiện để thực hiện việc sinh
hoạt Đảng, đoàn thể theo điều lệ
của các tổ chức đó.
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động của Đoàn thanh tra
1. Thanh tra vượt quá phạm
vi, nội dung ghi trong quyết định thanh tra.
2. Sách
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối
tượng thanh tra hoặc thực hiện các hành vi khác
nh»m vụ lợi.
3. Cố ý b¸o c¸o sai sù thËt; quyết
định xử lý trái pháp luật, bao che cho người
có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài
liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi
chưa có kết luận chính thức.
5. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong
hoạt động thanh tra theo quy định của pháp
luật.
Chương
II
TỔ CHỨC
CỦA ĐOÀN THANH TRA; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA, THÀNH VIÊN ĐOÀN THANH TRA
Điều 7. Tổ
chức của Đoàn thanh tra
Đoàn thanh
tra có Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh
tra; trong trường hợp cần thiết, Đoàn thanh
tra có Phó trưởng đoàn thanh tra. Phó trưởng
đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra tổ
chức thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh
tra, thay mặt Trưởng đoàn thanh tra chỉ
đạo hoạt động của Đoàn thanh tra khi
được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng đoàn thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra,
Trưởng ®oàn thanh tra có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức việc xây
dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình
Người ra quyết định thanh tra phê duyệt;
b) Phân công nhiệm vụ cho các
thành viên trong Đoàn thanh tra;
c) Tổ chức, chỉ
đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện
đúng nội dung, ph¹m vi, thời hạn ghi trong quyết
định thanh tra;
d) Kiến nghị với
Người ra quyết định thanh tra áp dụng các
biện pháp theo thẩm quyền để bảo
đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn
thanh tra;
đ) Yêu cầu đối
tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo
bằng văn bản, giải trình về những vấn
đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần
thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của
đối tượng thanh tra liên quan đến nội
dung thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có
thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật,
giấy phép được cấp hoặc sử dụng
trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình
tiết làm chứng cứ cho việc kết luận,
xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài
liệu của đối tượng thanh tra khi có căn
cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc
kiến nghị người có thẩm quyền đình
chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Kiến nghị người có
thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác,
cho nghỉ hưu đối với người đang
cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối
tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành
quyết định đó gây trở ngại cho việc
thanh tra;
l) Kiểm tra, theo dõi, đôn
đốc việc thực hiện nhiệm vụ của
các thành viên Đoàn thanh tra; quản lý các thành viên Đoàn
thanh tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh
tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền
để giải quyết các kiến nghị của thành
viên Đoàn thanh tra;
m) Ghi nhật ký Đoàn thanh tra;
n) Tổ chức việc xây
dựng báo cáo kết quả thanh tra;
o) Báo cáo với Người ra
quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách
quan của báo cáo đó;
p) Đối với hoạt
động thanh tra chuyên ngành, trong quá trình thanh tra, ngoài
những nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o
Khoản 1 Điều này, Trưởng ®oàn thanh có quyền
yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình
giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề; lập biên bản về việc vi phạm
của đối tượng thanh tra; xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi xét thấy không cần
thiết áp dụng các biện pháp quy định tại các
điểm g, h, i, k cña Khoản 1 Điều này thì
Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định
hoặc kiến nghị huỷ bỏ ngay việc áp
dụng các biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1
Điều này, Trưởng Đoàn thanh tra phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi
phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc
bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền
hạn của thành viên Đoàn thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, thành viên
Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a. Thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra, báo
cáo Trưởng đoàn thanh tra về kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b. Yêu cầu đối
tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo
bằng văn bản, giải trình về những vấn
đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài
liệu đó;
c. Kiến nghị Trưởng
Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra
quy định tại Điều 8 của Quy chế này
để bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ được giao;
d. Kiến nghị việc xử
lý về những vấn đề khác liên quan đến
nội dung thanh tra;
đ. Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao với
Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra
về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung
đã báo cáo;
e. Tham
gia xây dựng báo cáo kết quả thanh tra;
g. Thực hiện các công việc
khác liên quan đến cuộc thanh tra khi Trưởng
đoàn thanh tra giao;
2. Trong quá trình thanh tra, thành viên
Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các
điểm a, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Thay đổi Trưởng đoàn
thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn
thanh tra
1. Trong quá trình
thanh tra, việc thay đổi Trưởng đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện
trong trường hợp Trưởng đoàn thanh tra, thành
viên Đoàn thanh tra không đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ thanh tra, vi phạm pháp luật
hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện
nhiệm vụ thanh tra.
2. Việc
bổ sung thành viên Đoàn thanh tra được thực
hiện trong trường hợp cần bảo đảm
tiến độ, chất lượng thanh tra hoặc
để đáp ứng các yêu cầu khác phát sinh trong quá
trình thanh tra.
3. Việc thay
đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra do
Trưởng đoàn thanh tra đề nghị bằng
văn bản. Văn bản đề nghị thay
đổi, bổ sung phải ghi rõ lý do, họ tên thành viên được
thay đổi, bổ sung.
4. Việc thay
đổi Trưởng đoàn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra quyết
định.
Chương III
HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH TRA
Mục 1
CHUẨN BỊ THANH TRA
Điều 11. Xây dựng kế hoạch tiến hành
thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch
tiến hành thanh tra trình Người ra quyết định
thanh tra phê duyệt. Kế hoạch tiến hành thanh tra
phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội
dung cuộc thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra;
tiến độ thực hiện.
Điều 12. Phổ biến kế hoạch thanh tra
Trưởng
đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra
để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh
tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn
thanh tra; tổ chức việc tập huấn nghiệp
vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết.
Điều 13. Đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Căn
cứ vào nội dung quyết định thanh tra, kế
hoạch tiến hành thanh tra đã được
Người ra quyết định thanh tra phê duyệt,
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức
việc xây dựng Đề cương yêu cầu
đối tượng thanh tra báo cáo.
Đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung,
thời gian, hình thức báo cáo và những vấn đề
khác liên quan (nếu có).
Đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
phải được gửi cho đối tượng
thanh tra trước khi công bố quyết định thanh
tra.
Mục 2
TIẾN HÀNH THANH TRA
Điều 14. Công bố quyết định thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết
định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm công bố quyết định thanh tra với
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra. Trước khi công bố quyết
định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo
với đối tượng thanh tra về thời gian,
thành phần tham dự, địa điểm công bố
quyết định.
2.
Thành phần tham dự buổi công bố quyết
định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra, Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là
đối tượng thanh tra. Trong trường hợp
cần thiết có thể mời đại diện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự.
3. Khi công
bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra đọc toàn văn quyết định thanh tra,
nêu rõ quyền và nghĩa vụ của đối
tượng thanh tra; thông báo chương trình làm việc
giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh
tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt
động của Đoàn thanh tra.
4. Việc
công bố quyết định thanh tra phải
được lập thành biên bản.
Điều 15. Thu nhận báo cáo của
đối tượng thanh tra, nghe đối tượng
thanh tra báo cáo
Trưởng
đoàn thanh tra có trách nhiệm thu nhận văn bản báo
cáo của đối tượng thanh tra làm cơ sở
cho việc tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần
thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức cho
Đoàn thanh tra nghe đại diện Thủ trưởng
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối
tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh
tra theo đề cương đã yêu cầu.
Điều 16. Thu thập,
kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1.
Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra áp
dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu
thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội
dung thanh tra.
2.
Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách
nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin tài
liệu đã thu thập được; tiến hành
kiểm tra, xác minh các thông tin tài liệu đó khi cần thiết
làm cơ sở để kết luận các nội dung
thanh tra.
3. Việc kiểm tra, xác minh thông
tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
phải lập thành biên bản.
Điều 17. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ
thanh tra
1. Thành viên Đoàn thanh tra có trách
nhiệm báo cáo với Tru?ng đoàn thanh tra, Tru?ng đoàn
thanh tra có trách nhi?m báo cáo v?i Ngu?i ra quyết định thanh
tra về tiến độ thực hiện nhiệm
vụ thanh tra.
2. Việc báo cáo tiến độ
thực hiện nhiệm vụ thanh tra được
thực hiện bằng văn bản. Báo cáo tiến
độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải
có nội dung sau đây:
a) Tiến
độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra
đến ngày báo cáo;
b) Nội
dung thanh tra đã hoàn thành, kết quả thanh tra
bước đầu, nội dung thanh tra đang tiến
hành; dự kiến công việc thực hiện trong
thời gian tới;
c) Khó
khăn, vướng mắc và biện pháp giải quyết
(nếu có).
Điều
18. Nhật ký Đoàn thanh tra
1. Nhật ký Đoàn thanh tra là
sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn
thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt
động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày,
từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn
giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhật ký Đoàn thanh tra
phải ghi rõ công việc do Đoàn thanh tra tiến hành,
việc chỉ đạo, điều hành của
Trưởng đoàn thanh tra diễn ra trong ngày. Trong trường
hợp có ý kiến chỉ đạo của Người
ra quyết định thanh tra, có những vấn
đề phát sinh liên quan đến hoạt động
của Đoàn thanh tra trong ngày thì phải ghi rõ trong nhật
ký Đoàn thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm lập, ghi chép đầy đủ những
nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này
vào nhật ký Đoàn thanh tra và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Người
ra quyết định thanh tra về tính chính xác, trung
thực của nội dung nhật ký Đoàn thanh tra.
4.
Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra được
thực hiện theo mẫu do Tổng thanh tra quy
định và được lưu trong hồ sơ
cuộc thanh tra.
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung
kế hoạch tiến hành thanh tra
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải
sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì
Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản
đề nghị Người ra quyết định thanh
tra xem xét, quyết định. Văn bản đề
nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh
tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ
sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường
hợp Người ra quyết định thanh tra có văn
bản đồng ý về việc sửa đổi
bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào
văn bản đó để sửa đổi, bổ
sung kế hoạch tiến hành
thanh tra.
Điều 20. Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên
Đoàn thanh tra
Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ được giao, thành viên Đoàn
thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với
Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực
hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác, trung thực của báo cáo đó.
Mục 3
KẾT THÚC THANH TRA
Điều 21. Thông báo kết thúc việc thanh tra tại
nơi được thanh tra
Khi kết thúc việc thanh tra
tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối
tượng thanh tra biết.
Điều 22. Xây dựng dự thảo Báo cáo kết
quả thanh tra
1. Trên cơ sở báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên
Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm
xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra,
tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn
thanh tra vào dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra.
2. Trong trường hợp các thành
viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung
dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra thì Trưởng
đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm
trước pháp luật, Người ra quyết
định thanh tra về quyết định của mình.
Điều 23. Báo cáo kết quả thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể
từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi
được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo
kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ
thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính
chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm (nếu có);
c) ý kiến khác nhau giữa
thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra
về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý
theo thẩm quyền đã được áp dụng;
kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trong trường hợp
phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết
quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham
nhũng theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng
lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong
quản lý;
c) Bao che cho người có
hành vi tham nhũng.
3. Trong báo cáo kết quả
thanh tra phải nêu rõ các quy định pháp luật làm
căn cứ để xác định tính chất, mức
độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.
4. Báo cáo kết quả thanh
tra được gửi tới Người ra quyết
định thanh tra. Trong trường hợp Người
ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh
tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ
quan thanh tra cùng cấp.
Điều 24. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
1. Khi được giao xây
dựng dự thảo Kết luận thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết
quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người
ra quyết định thanh tra để xây dựng dự
thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết
định thanh tra.
2. Trong trường hợp Người ra quyết
định thanh tra gửi dự thảo Kết luận
thanh tra cho đối tượng thanh tra và đối
tượng thanh tra có văn bản giải trình thì
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu và
đề xuất với Người ra quyết
định thanh tra hướng xử lý nội dung
giải trình của đối tượng thanh tra.
3. Dự thảo Kết luận thanh tra phải có các
nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ của đối tượng
thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được
thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi
phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã
được áp dụng; kiến nghị các biện pháp
xử lý.
Điều 25. Công bố Kết luận thanh tra
1. Trong trường hợp
Người ra quyết định thanh tra quyết
định công bố Kết luận thanh tra và ủy
quyền cho Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng
đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn
bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra về
thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
buổi công bố Kết luận thanh tra. Thành phần tham
dự buổi công bố Kết luận thanh tra gồm
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân là đối tượng thanh tra, đại diện
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.
Tại buổi công bố Kết luận thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn Kết
luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Kết
luận thanh tra.
3. Việc công
bố Kết luận thanh tra được lập thành
biên bản.
Điều 26. Rút kinh nghiệm về
hoạt động của Đoàn thanh tra
Sau khi có kết luận thanh
tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ
chức họp Đoàn thanh tra để trao đổi, rút
kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh
tra; bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện nhiệm vụ thanh tra để
đề nghị người có thẩm quyền khen
thưởng (nếu có).
Điều 27. Lập, bàn giao hồ sơ
thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh
tra có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ
sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra bao gồm:
a) Quyết định thanh
tra; biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập;
báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra;
báo cáo kết quả thanh tra;
b) Kết luận thanh tra;
c) Văn bản về
việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Nhật ký Đoàn thanh tra;
các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
2. Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ
thanh tra. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì
thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài
nhưng không quá 90 ngày.
3. Trong thời hạn quy
định tại Khoản 2 Điều này, Trưởng
đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ thanh tra
cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng
đoàn thanh tra; trường hợp mà Người ra
quyết định thanh tra không phải là Thủ
trưởng cơ quan trực tiếp quản lý
Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra
báo cáo Người ra quyết định thanh tra để
xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra
cho cơ quan có thẩm quyền.
4.
Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được
lập thành biên bản.
Chương
IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐOÀN THANH
TRA
Điều 28. Quan
hệ giữa Đoàn thanh tra với Người ra
quyết định thanh tra
1. Trong quá trình
thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh
tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
theo yêu cầu của Người ra quyết định
thanh tra.
2. Người ra quyết định thanh tra theo dõi,
đôn đốc, chỉ đạo hoạt động,
xử lý kịp thời các kiến nghị của Đoàn
thanh tra.
Điều 29. Quan
hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với thành viên
Đoàn thanh tra, giữa các thành viên Đoàn thanh tra
1. Thành viên Đoàn thanh tra có
trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo
điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành
nhiệm vụ.
2. Thành
viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ
đạo, điều hành của Trưởng đoàn
thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ
được giao. Trong trường hợp có vấn
đề phát
sinh vượt quá thẩm quyền thì báo cáo kịp
thời với Trưởng đoàn thanh tra và đề
xuất các biện pháp xử lý.
Điều 30. Quan hệ giữa
Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý
trực tiếp
1. Trưởng đoàn thanh
tra là cán bộ, công chức thuộc cơ quan thanh tra nhà
nước có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý
về kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh
tra. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra,
thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm tạo điều
kiện thuận lợi để Trưởng đoàn
thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
2. Trường hợp Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước là
Người ra quyết định thanh tra thì Thủ
trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ
trưởng đơn vị thuộc cơ quan thanh tra nhà
nước trực tiếp quản lý Trưởng đoàn
thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt
động của Đoàn thanh tra để đảm
bảo thực hiện đúng kế hoạch tiến hành
thanh tra được phê duyệt; tham gia ý kiến dự
thảo Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết
luận thanh tra trước khi trình Người ra quyết
định thanh tra.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 31. Khen thưởng
1. Đoàn thanh tra hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ thanh tra thì được đề
nghị cấp có thẩm quyền xét thưởng.
2. Trưởng đoàn thanh tra,
thành viên Đoàn thanh tra có thành tích xuất sắc trong quá
trình thanh tra thì được đề nghị cấp có
thẩm quyền xét khen, thưởng.
3. Việc bình bầu, đề
nghị khen, thưởng phải được tiến
hành công khai, dân chủ, khách quan theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của Tổng thanh tra
về thi đua khen thưởng.
Điều 32. Xử lý vi phạm
Trong quá trình thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra vi phạm điều
cấm trong hoạt động thanh tra hoặc vi phạm
quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính
chất mức độ mà bị xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.