Quyết định 1653/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1653/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1653/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/07/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1653/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
BỘ Y TẾ SỐ 18/2009/TT-BYT NGÀY
14 THÁNG 10 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật Bảo vệ
sức khoẻ nhân dân ngày 11/6/1989;
Căn cứ Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số
153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
Y tế Việt
Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn (nhiễm các vi sinh vật gây bệnh) trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân như sau:
Chương I
CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN
MÔN VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Điều 1. Vệ sinh tay
1. Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh
viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định
và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến
thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Thực hiện các quy định về vô khuẩn
1. Khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ
thuật xâm lấn khác phải bảo đảm điều kiện, phương tiện và kỹ thuật vô khuẩn
theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế.
2. Các dụng cụ y tế sử dụng lại phải được khử
khuẩn, tiệt khuẩn tập trung tại bộ phận (đơn vị) tiệt khuẩn và phải bảo đảm vô
khuẩn từ khâu tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển cho tới khi sử dụng cho người
bệnh.
3. Không dùng chung găng tay cho người bệnh,
thay găng khi chuyển từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một
người bệnh và khi thực hiện động tác kỹ thuật vô khuẩn phải mang găng vô khuẩn.
4. Nhân viên y tế tuyệt đối tuân thủ các quy
định về vô khuẩn, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly khi xâm nhập, làm việc
ở các khu vực vô khuẩn.
Điều 3. Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng
cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị.
1. Các dụng cụ, phương tiện, vật liệu y tế dùng
trong phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác phải được khử khuẩn,
tiệt khuẩn và được kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn trước khi sử dụng theo hướng
dẫn của Bộ Y tế.
2. Các dụng cụ, thiết bị, phương tiện chăm sóc
và điều trị sau khi sử dụng cho mỗi người bệnh nếu sử dụng lại phải được xử lý
theo quy trình thích hợp.
3. Dụng cụ nhiễm khuẩn phải được xử lý (khử
nhiễm) ban đầu tại các khoa trước khi chuyển đến đơn vị (bộ phận) khử khuẩn,
tiệt khuẩn.
4. Tại bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn
tập trung, mọi dụng cụ phải được làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn và
lưu trữ theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập
trung phải có thiết bị làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn cần thiết; phải có xe và
thùng vận chuyển chuyên dụng để nhận dụng cụ bẩn và chuyển dụng cụ vô khuẩn
riêng tới các khoa phòng chuyên môn.
6. Các khoa, phòng chuyên môn phải có đủ phương
tiện, xà phòng, hoá chấtkhử khuẩn cần thiết để xử lý ban đầu dụng cụ nhiễm
khuẩn và có tủ để bảo quản dụng cụ vô khuẩn.
7. Dụng cụ đựng trong các bao gói, hộp đã quá
hạn sử dụng, bao bì không còn nguyên vẹn hoặc đã mở để sử dụng trong ngày nhưng
chưa hết thì không được sử dụng cho người bệnh mà phải tiệt khuẩn lại.
Điều 4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
cách ly
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuyên truyền,
huấn luyện cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh,
khách thăm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp.
2. Nhân viên y tế phải áp dụng các biện pháp
Phòng ngừa chuẩn khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học khi chăm sóc, điều trị với
mọi người bệnh không phân biệt bệnh được chẩn đoán và áp dụng các dự phòng bổ
sung theo đường lây.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ
thống quản lý, giám sát, phát hiện, xử trí và báo cáo tai nạn rủi ro nghề
nghiệp ở nhân viên y tế. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế dự phòng cùng cấp
để thông báo và xử lý dịch kịp thời.
4. Những người bệnh khi nghi ngờ hoặc xác định
được căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm cần áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa
cách ly thích hợp theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền
nhiễm.
5. Thầy thuốc, nhân viên y tế làm việc trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm như viêm gan B, cúm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
6. Những người bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa
kháng thuốc phải được áp dụng biện pháp phòng ngừa cách ly phù hợp với đường
lây truyền của bệnh.
Điều 5. Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc
phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức, giám sát,
phát hiện và thông báo, báo cáo các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm
tối nguy hiểm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
2. Tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo và lưu
giữ số liệu về các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải trong mỗi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn
liên quan đến chăm sóc y tế.
Điều 6. Vệ sinh môi trường và quản lý chất
thải
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:
a) Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi
trường thích hợp và chuyên dụng như tải lau, khăn lau, cây lau nhà, hoá chất vệ
sinh, xe chuyên chở phương tiện vệ sinh.
b) Xây dựng lịch và quy trình vệ sinh môi trường
phù hợp cho từng khu vực theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
c) Tổ chức giám sát vi sinh tối thiểu 6 tháng
một lần về không khí trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, nguồn nước dùng
trong điều trị và sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải y tế
theo đúng qui định.
đ) Có quy định và thực hiện vệ sinh tẩy uế buồng
bệnh và các phương tiện chăm sóc liên quan ngay sau khi người bệnh mắc các bệnh
truyền nhiễm có khả năng gây dịch được chuyển khoa, chuyển viện, ra viện hoặc
tử vong.
e) Bảo đảm vệ sinh khoa phòng, vệ sinh ngoại
cảnh và tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng định kỳ theo quy định đảm bảo môi
trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2. Hộ lý và nhân viên làm công tác vệ sinh tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được đào tạo về vệ sinh trong các cơ sở y
tế theo chương trình đào tạo do Bộ Y tế ban hành.
Điều 7. Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà
người bệnh
1. Người bệnh, người nhà người bệnh (khi vào
thăm và tham gia chăm sóc người bệnh) phải mặc quần áo bệnh viện theo quy chế
trang phục y tế và sử dụng đồ dùng riêng cho từng cá nhân.
2. Trước khi phẫu thuật, người bệnh phải được vệ
sinh thân thể theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế.
Điều 8. Vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn có trách
nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm tại nơi ăn, uống, chế biến thực phẩm trong cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
2. Cơ sở trực tiếp chế biến và phân phối thức
ăn, nước uống trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và người làm việc trực tiếp trong cơ sở này được
kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Điều 9. Quản lý và sử dụng đồ vải
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện
đúng quy chế trang phục y tế cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế; có
lịch thay đồ vải và thực hiện việc thay đồ vải cho người bệnh hàng ngày và khi
cần.
2. Đồ vải của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải
được giặt, khử khuẩn tập trung. Các đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu và dịch
tiết sinh học phải thu gom, vận chuyển và xử lý riêng đảm bảo an toàn.
3. Đồ vải sạch phải được bảo quản trong các tủ
sạch, đồ vải phục vụ chuyên môn phải bảo đảm quy cách, chất lượng và đáp ứng
yêu cầu vô khuẩn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trang bị xe đẩy và
thùng vận chuyển riêng để nhận đồ vải nhiễm khuẩn và chuyển đồ vải đã giặt sạch
đến các khoa, phòng chuyên môn.
Điều 10. Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp,
mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử vong
Việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi hài
phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT
ngày 26/5/2009 về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
Chương II
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO
ĐẢM CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Điều 11. Cơ sở vật chất
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:
1. Được thiết kế và trang bị cơ sở vật chất để
bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi xây mới hoặc sửa chữa cải tạo có sự
tham gia tư vấn của khoa hoặc cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Có bộ phận (đơn vị) khử khuẩn - tiệt khuẩn
tập trung đạt tiêu chuẩn: Thiết kế một chiều; ngăn cách rõ ba khu vực nhiễm
khuẩn, sạch và vô khuẩn; dựa vào phân hạng và phân cấp điều trị để trang bị các
phương tiện xử lý dụng cụ phù hợp như: máy rửa-khử khuẩn, máy hấp ướt, máy tiệt
khuẩn nhiệt độ thấp, máy sấy khô, đóng gói dụng cụ; các phương tiện làm sạch,
hoá chất, các test kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn; các buồng, tủ, giá kê để bảo
quản dụng cụ tiệt khuẩn.
3. Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và
phương tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải, xe vận chuyển đồ
vải bẩn, sạch; bể (thùng) chứa hoá chất khử khuẩn để ngâm đồ vải nhiễm khuẩn,
tủ lưu giữ đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn. Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thể hợp đồng với Công ty có chức năng giặt khử khuẩn đồ vải y tế để bảo
đảm việc giặt và cung cấp đồ vải đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh và chuyên
môn.
4. Có cơ sở hạ tầng để bảo đảm xử lý an toàn
chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí y tế theo Quy định về quản lý
chất thải y tế.
5. Các khoa phải có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh,
nước sạch, phương tiện rửa cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế.
6. Mỗi khoa phải có ít nhất một buồng để đồ bẩn
và xử lý dụng cụ y tế.
7. Buồng phẫu thuật và buồng chăm sóc đặc biệt
được trang bị hệ thống thông khí, lọc khí thích hợp, đảm bảo yêu cầu vô khuẩn.
8. Khoa lâm sàng phải có ít nhất một buồng cách
ly được trang bị các phương tiện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế để cách ly
người bệnh có nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
9. Khoa lâm sàng phải có ít nhất một buồng thủ
thuật có đủ trang thiết bị, thiết kế đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn: có
bồn rửa tay, vòi nước, nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, khăn lau
tay, bàn chải chà tay, bàn làm thủ thuật, tủ đựng dụng cụ vô khuẩn, thùng đựng
chất thải.
10. Phòng xét nghiệm phải bảo đảm điều kiện an
toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ và chỉ được tiến hành xét nghiệm trong
phạm vi chuyên môn theo quy định của Luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
11. Khoa truyền nhiễm phải có đủ phương tiện
phòng ngừa lây truyền bệnh và có khoảng cách an toàn với các khoa, phòng khác
và khu dân cư theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
12. Cơ sở vật chất chế biến, phân phối thực phẩm
trong bệnh viện phải được xây dựng và thiết kế theo đúng các quy định pháp luật
về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Điều 12. Trang thiết bị và phương tiện
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được trang bị đủ
các trang thiết bị và phương tiện dưới đây để bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm
khuẩn:
1. Bảo đảm các phương tiện vệ sinh môi trường
đầy đủ và phù hợp:
a) Phương tiện rửa tay: bồn rửa tay, phương tiện
sát khuẩn tay, khăn lau tay sạch dùng một lần và hóa chất rửa tay.
b) Có đủ phương tiện vệ sinh chuyên dụng bảo đảm
cho công việc vệ sinh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiệu quả.
c) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp
đồng với Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp thì hợp đồng phải xác
định rõ yêu cầu về trang thiết bị, hóa chất, tiêu chuẩn vệ sinh, quy trình vệ
sinh, đào tạo nhân viện vệ sinh theo chương trình tài liệu của Bộ Y tế và kiểm
tra đánh giá chất lượng.
d) Có đủ phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu
giữ chất thải. Thùng, túi lưu giữ chất thải phải bảo đảm đủ số lượng, chất
lượng và đúng mầu quy định.
2. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được trang bị các
phương tiện văn phòng để phục vụ công tác giám sát, đào tạo như máy vi tính,
máy in; các phương tiện khác phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi
trường và kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Cơ sở chế biến thực phẩm và phân phối xuất ăn
trong bệnh viện phải có đầy đủ trang thiết bị và phương tiện theo đúng các quy
định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 13. Nhân lực chuyên trách kiểm soát
nhiễm khuẩn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực
cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận
như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm
tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.
Điều 14. Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng
thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ nhân viên y tế.
1. Thầy thuốc, nhân viên của Khoa (tổ) kiểm soát
nhiễm khuẩn phải được đào tạo chuyên khoa và thường xuyên cập nhật kiến thức,
kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thầy thuốc, nhân viên của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phải được đào tạo về các quy trình kỹ thuật chuyên môn kiểm soát
nhiễm khuẩn, sử dụng đúng và thành thạo, các phương tiện phòng hộ cá nhân.
Chương III
HỆ THỐNG TỔ CHỨC,
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 15: Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm
khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức
kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
b) Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải
thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại điểm a và
điểm c khoản 1 của Điều này và có cán bộ phụ trách về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 16. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng
(Ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám
đốc (Thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thành lập. Hội đồng
bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Uỷ viên thường trực và các uỷ viên.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là
lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Uỷ viên
thường trực là Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc Tổ trưởng tổ kiểm soát
nhiễm khuẩn hay một lãnh đạo khoa, phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm
soát nhiễm khuẩn.
c) Uỷ viên của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là
đại diện của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; các phòng Kế hoạch tổng hợp,
phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ
chức cán bộ, Phòng Vật tư thiết bị Y tế và các bộ phận liên quan khác.
2. Nhiệm vụ:
a) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc (thủ
trưởng) đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về
kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
b) Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị về kế
hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên
quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấnsửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các
công trình y tế trong đơn vị phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chỉ
đạo tuyến và tuyên truyền thuộc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi đơn vị
quản lý.
Điều 17. Tổ chức, nhiệm vụ Khoa (tổ) kiểm
soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150
giường bệnh hoặc bệnh viện hạng II trở lên phải thành lập Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn; nếu có dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; các
phòng khám đa khoa và các trạm y tế cần có nhân viên phụ trách công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô
bệnh viện có các bộ phận sau: hành chính-giám sát; khử khuẩn-tiệt khuẩn; giặt
là và các bộ phận khác do Giám đốc quyết định.
c) Lãnh đạo khoa (tổ): Có Trưởng khoa (tổ
trưởng), các Phó trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa. Trưởng khoa (tổ trưởng)
có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng hoặc dược và được
đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định
kỳ và hàng năm để trình Hội đồng (ban) Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước
khi Giám đốc (thủ trưởng) phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm
soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình
Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c) Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên
quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh
truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm
khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi
khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
d) Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng
lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và
khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa
bệnh.
đ) Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa
học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
e) Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn,
tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn,
đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn
vị.
g) Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai
nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân
viên y tế.
h) Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các
khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
i) Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên
mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 18. Tổ chức và nhiệm vụ của các thành
viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức: Gồm đại diện các khoa lâm sàng và
cận lâm sàng; mỗi khoa cử ít nhất một bác sĩ hoặc một điều dưỡng, hộ sinh tham
gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của
Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn. Các thành viên thường xuyên được huấn luyện
cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
b) Tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thầy
thuốc, nhân viên tại đơn vị thực hiện các quy định, quy trình chuyên môn liên
quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng
khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước Giám đốc
(thủ trưởng) cơ sở khám, chữa bệnh về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong đơn
vị:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Lập kế hoạch công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thựchiện.
c) Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện và đề
xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn
liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình
kiểm soát nhiễm khuẩn và chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
đ) Đề xuất kế hoạch mua sắm, định mức và tiêu
chuẩn kỹ thuật các thiết bị, vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
e) Tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện
kiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học sinh, sinh
viên y, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, huấn luyện và
chỉ đạo tuyến về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
h) Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan
đánh giá hiệu quả thực hiện các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
i) Tổng kết, báo cáo hoạt động và kết quả công
tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
2. Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của Trưởng Khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân
thực hiện đúng các qui định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với Giám đốc (thủ trưởng) khen
thưởng, kỷ luật các cá nhân và tập thể có thành tích hoặc vi phạm các kỹ thuật
chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của Thông tư này.
d) Là uỷ viên thường trực Hội đồng Kiểm soát
nhiễm khuẩn, uỷ viên Hội đồng quản lý chất lượng (nếu có), Hội đồng thuốc và
điều trị.
Điều 20: Nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng
trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng
trưởng khoa.
b) Giúp Trưởng khoa thực hiện các nhiệm vụ của
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Giúp Trưởng khoa lập kế hoạch quản lý trang
thiết bị, sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn
tại khoa.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình
kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
e) Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân
công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Quyền hạn:
Có quyền hạn như các Điều dưỡng trưởng khoa khác
và có quyền kiểm tra giám sát các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa,
phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 21: Nhiệm vụ và quyền hạn của các thầy
thuốc, nhân viên chuyên môn Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn:
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện đúng các quy định về kiểm soát
nhiễm khuẩn .
b) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình
kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
c) Thực hiện giám sát, phát hiện, theo dõi, tổng
hợp tình hình nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế tại các khoa phòng.
d) Quản lý các trang thiết bị, vật tư, hoá chất
phục vụ cho hoạt động chuyên môn khi được phân công.
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của
Trưởng khoa
2.Quyền hạn:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các cá nhân và các
khoa theo sự phân công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC
HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm của Giám đốc (thủ
trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh. Xây dựng và ban hành các qui định cụ thể về các kỹ thuật chuyên môn
kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với thực tế của đơn vị theo hướng dẫn của Thông
tư này.
2. Đầu tư kinh phí thường xuyên hàng năm đủ cho
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Bảo đảm đủ nhân lực, phương tiện, thiết bị,
hoá chất, vật tư cho việc thực hành chuyên môn, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý
chất thải và vệ sinh, bảo đảm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xanh, sạch, đẹp.
4. Chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn.
5. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa lây bệnh truyền
nhiễm cho nhân viên y tế và cho người bệnh, nhất là trong các tình huống có
dịch bệnh.
6. Phát động phong trào thi đua và thực hiện
khen thưởng, kỷ luật về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 23: Trách nhiệm của Hội đồng Kiểm soát
nhiễm khuẩn
1. Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh về các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Xem xét các đề xuất của Khoa (tổ) kiểm soát
nhiễm khuẩn và thành viên Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn để tham mưu cho Giám
đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kế hoạch, bổ sung sửa đổi các
quy định, quy trình và các vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Đưa ra những ý kiến và đề xuất liên quan đến
kiểm soát nhiễm khuẩn khi được Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
yêu cầu.
Điều 24. Trách nhiệm của các phòng chức năng
Phòng Điều dưỡng, phòng Kế hoạch tổng hợp và các
phòng liên quan phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng các quy
định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và thực hiện kiểm tra, giám sát liên quan
đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 25. Trách nhiệm của các Trưởng khoa
trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình
kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Tổ chức hướng dẫn người bệnh, người nhà người
bệnh, khách đến thăm thực hiện các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn người bệnh,
người nhà người bệnh và khách tới thăm.
3. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
tổ chức huấn luyện, giám sát, đánh giá công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa.
4. Phát hiện và thông báo kịp thời các trường
hợp nhiễm khuẩn mắc phải tại khoa cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và Giám
đốc (thủ trưởng) cơ sở khám, chữa bệnh. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm
khuẩn tiến hành giám sát, xác định các trường hợp dịch bệnh, nhiễm khuẩn bệnh
viện và vi khuẩn kháng thuốc tại khoa.
Điều 26. Trách nhiệm của các điều dưỡng
trưởng khoa
1. Kiểm tra đôn đốc thầy thuốc, nhân viên y tế,
người bệnh, người nhà, học sinh, sinh viên, cán bộ y tế đến học tập tuân thủ
quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc và điều trị.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ rửa tay của
thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và khách tới thăm.
3. Quản lý, hướng dẫn, giám sát sử dụng các
phương tiện phòng hộ cá nhân, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả
kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Phân công điều dưỡng hoặc hộ sinh tham gia
mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 27. Trách nhiệm của Khoa vi sinh (xét
nghiệm)
1. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
thực hiện điều tra giám sát nhiễm khuẩn mắc phải và môi trường.
2. Thông báo kịp thời cho Khoa (tổ) kiểm soát
nhiễm khuẩn và khoa lâm sàng về kết quả nuôi cấy vi khuẩn và tình hình kháng
thuốc của các vi khuẩn gây bệnh theo quy định.
Điều 28. Trách nhiệm của Khoa Dược
1. Cung cấp thông tin về hoá chất khử khuẩn,
thuốc kháng sinh và tình hình sử dụng thuốc kháng sinh an toàn hợp lý của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Phối hợp cùng Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
đề xuất mua sắm, cung cấp và sử dụng hoá chất, vật tư tiêu hao đáp ứng công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 29. Trách nhiệm của thầy thuốc, nhân viên
y tế, giáo viên, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
1. Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến
thức về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thực hiện đúng các quy trình, quy định về
kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 30. Trách nhiệm của người bệnh, người
nhà người bệnh và khách tới thăm
1. Thực hiện đúng các quy định về giờ thăm, biện
pháp cách ly theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân và
vệ sinh bệnh viện, phân loại chất thải và các quy định khác của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.
3. Người mắc, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
phải tuân thủ chế độ điều trị, cách ly, di chuyển hoặc ra viện theo quy định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009.
2. Bãi bỏ Quy chế Chống nhiễm khuẩn, Quy chế
công tác khoa Chống nhiễm khuẩn và Quy chế chức năng, nhiệm vụ của Trưởng khoa
Chống nhiễm khuẩn trong Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số
1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục
Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các
Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế,
Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các
ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên