KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ----------------------- Số: 1379/QĐ-KTNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
------------------
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-KTNN ngày 11/7/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:
1. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; lãnh đạo, điều hành công tác của Kiểm toán Nhà nước; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước theo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong từng lĩnh vực công tác của Kiểm toán Nhà nước.
3. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; kịp thời báo cáo, xin ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước những vấn đề quan trọng. Những công việc liên quan đến các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khác thì chủ động cùng phối hợp giải quyết, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
4. Khi vắng mặt tại trụ sở Kiểm toán Nhà nước và nếu xét thấy cần thiết, Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy nhiệm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực vắng mặt thì Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy nhiệm một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khác lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.
5. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước vắng mặt thì Tổng Kiểm toán Nhà nước trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc hoặc phân công cho một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đó.
6. Căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng
a) Phụ trách chung các lĩnh vực công tác trong toàn ngành; lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Kiểm toán nhà nước.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác tổ chức cán bộ.
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Công tác thi đua - khen thưởng.
- Công tác cải cách hành chính.
- Công tác kiểm toán trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan đảng, cơ yếu và dự trữ quốc gia.
- Công tác đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước.
- Quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.
- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng thi đua - Khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước.
d) Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib.
2. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái
a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực.
b) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước.
- Công tác tài chính - kế toán, hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ.
- Công tác thông tin, tuyên truyền.
- Công tác kiểm toán trong các lĩnh vực ngân hàng nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng và các quỹ tài chính tập trung của Nhà nước (ngoài ngân sách).
- Quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Thủ trưởng cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Kiểm toán Nhà nước; Người phát ngôn của Kiểm toán Nhà nước; Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng Kiểm toán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực IV; Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII; Báo Kiểm toán.
3. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng
a) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác pháp chế; thanh tra; quan hệ quốc tế.
- Công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
- Công tác kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án vay nợ, viện trợ và công tác kiểm toán liên quan đến các đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
b) Tham gia Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế; Vụ Quan hệ quốc tế; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V; Kiểm toán Nhà nước khu vực I; Kiểm toán Nhà nước khu vực V.
4. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc
a) Thực hiện nhiệm vụ Uỷ viên thường trực Ban cán sự đảng; Phó bí thư thường trực Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước.
b) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước.
- Thực hiện quy chế Dân chủ cơ sở của Kiểm toán Nhà nước.
- Quan hệ phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Kiểm toán Nhà nước.
- Công tác kiểm toán liên quan đến các đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo
- Quan hệ phối hợp với các cơ quan Bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo công nghệ thông tin Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Kiểm toán Nhà nước; chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Kiểm toán Nhà nước khu vực II; Kiểm toán Nhà nước khu vực III; Kiểm toán Nhà nước khu vực XI; Trung tâm Tin học.
5. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Hoàng Quân
a) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Xây dựng kế hoạch, phân giao nhiệm vụ kiểm toán và theo dõi thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
- Công tác kiểm toán ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách nhà nước; trình bày ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
- Công tác tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kiểm toán đột xuất theo quy định; tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và công tác kiểm toán liên quan đến đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Quan hệ, phối hợp công tác với Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các cơ quan của Quốc hội và quan hệ với các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
b) Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III; Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII.
6. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên
a) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học.
- Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy trình, chuẩn mực, hồ sơ kiểm toán.
- Công tác kiểm toán liên quan đến các đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo
- Quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
b) Trực tiếp làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng khoa học; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ; Kiểm toán Nhà nước khu vực VI; Kiểm toán Nhà nước khu vực X.
7. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành
a) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác kiểm toán lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đất đai, doanh nghiệp nhà nước và công tác kiểm toán liên quan đến các đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo
- Quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo.
b) Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI; Kiểm toán Nhà nước khu vực IX; Kiểm toán Nhà nước khu vực XII.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Tổng Kiểm toán Nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Chủ tịch nước; - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các Ngân hàng thương mại nhà nước; - Lưu: VT, TCCB (15) | TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Đinh Tiến Dũng |