Quyết định 06/QĐ-CHQ 2025 chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Giám sát quản lý về hải quan
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 06/QĐ-CHQ
Cơ quan ban hành: | Cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 06/QĐ-CHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Thọ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 05/03/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 06/QĐ-CHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ban Giám sát quản lý về hải quan thuộc Cục Hải quan
_______________
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan và Trưởng Ban Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Ban Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị thuộc Cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục Hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là nghiệp vụ giám quản).
Cơ cấu tổ chức của Ban Giám sát quản lý về hải quan có các Tổ:
Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Tổ thuộc Ban Giám sát quản lý về hải quan theo Phụ lục đính kèm.
Ban Giám sát quản lý về hải quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Giám sát quản lý về hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan trước đây theo quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thọ |
Phụ lục
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
CỦA CÁC TỔ THUỘC BAN GIÁM SÁT QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 06/QĐ-CHQ ngày 05 tháng 3 năm 2025
của Cục trưởng Cục Hải quan)
______________________
A. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
I. Tổ Nghiệp vụ xuất xứ, sở hữu trí tuệ và tổng hợp
Tổ Nghiệp vụ xuất xứ, sở hữu trí tuệ và tổng hợp (sau đây gọi là Tổ Nghiệp vụ số 1) có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan hướng dẫn công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa, đàm phán các hiệp định thương mại tự do có liên quan đến nghiệp vụ giám sát, quản lý hải quan; công tác tổng hợp - hành chính và tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng.
Tổ Nghiệp vụ số 1 có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách thực thi và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành và doanh nghiệp thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất xử lý đơn đề nghị, gia hạn, chấm dứt kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
2. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành và doanh nghiệp việc thực hiện kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả xác minh xuất xứ, cơ chế tự chứng nhận xuất xử, chống chuyển tải bất hợp pháp và gian lận xuất xứ; Đề xuất thông báo kết quả, chấm dứt hiệu lực của thông báo kết quả xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Đầu mối về công tác hội nhập quốc tế và tham gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do, phiên họp nhóm chuyên trách, hội thảo quốc tế và khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chức năng nhiệm vụ của Tổ;
4. Tham mưu nghiên cứu, ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại để chuẩn hoá, cải cách các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
5. Xây dựng theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm chương trình, kế hoạch công tác của Ban;
6. Tổng hợp, đề xuất ý kiến đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá năng lực cán bộ công chức; thực hiện kế hoạch cải cách hành chính; phối hợp xây dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám sát quản lý về hải quan;
7. Tiếp nhận, xử lý văn bản đến; kiểm tra thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản trước khi trình Cục Hải quan; thực hiện việc lập hồ sơ công việc tại đơn vị và giao nộp vào lưu trữ cơ quan;
8. Tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng cho công chức;
9. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
II. Tổ Thủ tục hải quan và chính sách chuyên ngành
Tổ Thủ tục hải quan và chính sách chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ Nghiệp vụ số 2) có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan trong công tác quản lý việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; xăng, dầu, ga, khí hóa lỏng; phát triển đại lý làm thủ tục hải quan; đầu mối triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (trừ những hàng hóa đã được giao cho các Tổ khác thuộc Ban).
Tổ Nghiệp vụ số 2 có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Chủ trì xây dựng quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan và tổ chức triển khai, tham mưu, đề xuất hướng dẫn, trả lời các vướng mắc của tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ;
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
3. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành trong việc thực hiện chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và kiến nghị các Bộ, ngành giải đáp vướng mắc, hướng dẫn về chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
4. Tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đại lý làm thủ tục hải quan; quản lý, theo dõi và đề xuất cơ chế ưu tiên cho đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
5. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
- Xây dựng kế hoạch về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại;
- Xây dựng, trình Cục Hải quan và các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với các văn bản quy định, hướng dẫn về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đầu mối, giúp việc cho Cục Hải quan, Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại;
6. Chủ trì, phối hợp với các Tổ Nghiệp vụ khác xây dựng yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống thông quan điện tử và các hệ thống kiểm tra, giám sát, quản lý về hải quan; nghiệm thu về mặt nghiệp vụ các hệ thống trước khi đi vào vận hành;
7. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
III. Tổ Giám sát, quản lý hàng ưu đãi đầu tư, gia công và sản xuất xuất khẩu
Tổ Giám sát, quản lý hàng ưu đãi đầu tư, gia công và sản xuất xuất khẩu (sau đây gọi tắt là Tổ Nghiệp vụ số 3) có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan trong công tác quản lý việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa ưu đãi đầu tư; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; gia công; nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ, khu công nghệ cao; khu kinh tế cửa khẩu; khu thương mại tự do; khu phi thuế quan; kho bảo thuế.
Tổ Nghiệp vụ số 3 có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
1. Tham mưu đề xuất xây dựng chính sách quản lý hải quan; xác nhận đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các chế độ ưu tiên khác trong khu kinh tế, khu thương mại tự do, khu phi thuế quan, khu công nghệ cao, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất;
2. Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, đề án, dự án, quy trình nghiệp vụ và tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vướng mắc các đơn vị trong ngành và các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với nước ngoài, sản xuất xuất khẩu, kho bảo thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ;
3. Chủ trì xây dựng chính sách, thủ tục hải quan; tổ chức triển khai, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong ngành; tham mưu, đề xuất hướng dẫn, trả lời vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan thủ tục hải quan đối với: máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hàng hoá đầu tư tại nước ngoài; hàng hoá tạm nhập để tái chế, sửa chữa sau đó tái xuất;
4. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
IV. Tổ Giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu khác
Tổ Giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu khác (sau đây gọi là Tổ Nghiệp vụ số 4) có chức năng tham mưu giúp Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan trong công tác quản lý việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; hàng miễn thuế (hàng hóa bán miễn thuế) và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích thương mại.
Tổ Nghiệp vụ số 4 có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ và tổ chức quản lý, triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đường bưu chính, chuyển phát nhanh và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; hoạt động kinh doanh bán miễn thuế, bán hàng trong khu cách ly;
2. Tham gia ý kiến về công tác quy hoạch, bố trí địa điểm bán hàng miễn thuế, địa điểm bán hàng trong khu cách ly tại sân bay, cảng biển, địa điểm chuyển phát nhanh;
3. Chủ trì xây dựng chính sách, thủ tục hải quan; tổ chức triển khai, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong ngành; tham mưu, đề xuất hướng dẫn, trả lời vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các loại hình:
- Hàng hóa quá cảnh, trung chuyển, chuyển cảng, kinh doanh chuyển khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh theo Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất; hàng hóa là phương tiện chứa hàng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo phương thức quay vòng; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác, bao gồm cả hàng hóa theo Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa;
- Hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa là hành lý vượt tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tài sản di chuyển; hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của đối tượng ưu đãi miễn trừ; hàng viện trợ; hàng hóa phục vụ theo yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu không thanh toán và các hàng hóa không nhằm mục đích thương mại khác;
4. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
V. Tổ Giám sát, quản lý địa điểm và phương tiện xuất nhập cảnh
Tổ Giám sát, quản lý địa điểm và phương tiện xuất nhập cảnh (sau đây gọi là Tổ Nghiệp vụ số 5) có chức năng tham mưu giúp Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan trong công tác giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu đường biển, cửa khẩu đường hàng không, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất nhập khẩu, ga liên vận quốc tế; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; xử lý hàng tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan; xây dựng nhu cầu đầu tư trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý các địa điểm bao gồm: kho ngoại quan, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm làm thủ tục hải quan được thành lập trong nội địa (cảng cạn, ICD), địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS), địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới, kho hàng không, kho hàng không kéo dài, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất nhập khẩu, ga liên vận quốc tế và địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật (gọi tắt là kho bãi, địa điểm).
Tổ Nghiệp vụ sổ 5 có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quản lý kho, bãi, địa điểm, bao gồm: địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho hàng không kéo dài và địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật;
2. Xây dựng quy trình nghiệp vụ hướng dẫn kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ và xử lý hàng hóa tồn đọng tại các kho, bãi, địa điểm;
3. Tham gia ý kiến, đề xuất quy hoạch, thiết kế, xây dựng tổng thể khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa, cảng biển, sân bay, nhà ga đường sắt liên vận quốc tế kiểm tra, giám sát, làm thủ tục hải quan đối với hành khách, phương tiện vận tải và hàng hóa;
4. Tham mưu đề xuất xây dựng quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập;
5. Đầu mối triển khai Hiệp định vận tải đường bộ, đường thủy nội địa với các nước có chung đường biên giới, Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng, Hiệp định vận tải biển, Hiệp định Biên giới đất liền, cơ chế một cửa một điểm dừng, kiểm tra chung tại cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng; hoạt động thương mại biên giới; hàng hóa cư dân biên giới, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng mô hình cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh;
6. Tổng hợp, đánh giá sự cần thiết về đầu tư mua sắm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan trên cơ sở đề xuất của Chi cục Hải quan khu vực và xây dựng quy trình nghiệp vụ hướng dẫn sử dụng;
7. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ, mẫu dấu nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, thực hiện quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh để trình cấp có thẩm quyền ban hành;
8. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
B. LÃNH ĐẠO VÀ BIÊN CHẾ
1. Tổ thuộc Ban Giám sát quản lý về hải quan có Tổ trưởng và một số Phó Tổ trưởng.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổ. Phó Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Biên chế của các Tổ thuộc Ban Giám sát quản lý về hải quan do Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
C. MỚI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Mối quan hệ công tác của các Tổ thuộc Ban Giám sát quản lý về hải quan:
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan.
2. Đối với các Tổ thuộc Ban Giám sát quản lý về hải quan là quan hệ phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đối với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành Hải quan là quan hệ phối hợp công tác theo sự chỉ đạo và ủy quyền của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây