Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 04/1997/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phân công trong lãnh đạo bộ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 04/1997/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/1997/QĐ-BCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đặng Vũ Chư |
Ngày ban hành: | 23/10/1997 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 04/1997/QĐ-BCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 04/1997/QĐ-BCN NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÂN
CÔNG TRONG LàNH ĐẠO BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
- Căn cứ Nghị định số
74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy Bộ công nghiệp;
- Căn cứ Quy chế làm
việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 01/12/1992;
- Theo đề nghị của
đồng chí Chánh văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Những nguyên tắc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng:
1. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo từng lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng, được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết tất cả các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trừ những công việc Bộ trưởng trực tiếp giải quyết.
2. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết; trường hợp không nhất trí thì báo cáo Bộ trưởng quyết định.
3. Tuỳ theo tình hình công tác, việc phân công giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi.
4. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các quyết định của Thứ trưởng liên quan đến việc thực hiện các công việc được Bộ Trưởng phân công.
5. Sáng Thứ Hai hàng tuần, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp giao ban để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể.
Điều 2: Trong phạm vi công việc được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Chỉ đạo các cơ quan Bộ và các ngành kinh tế - kỹ thuật xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế, chính sách và các dự án Luật, Pháp lệnh để trình Chính phủ.
2 Kiểm tra, đôn đốc các Vụ chức năng, các ngành kinh tế - kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và của Bộ, các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
3. Riêng trong lĩnh vực đầu tư, các đồng chí Thứ trưởng theo dõi ngành kinh tế - kỹ thuật nào chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư trong nước, liên doanh và đầu tư nước ngoài của ngành đó (dự án tiền khả thi, luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán và quyết toán...). Đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm tổng hợp toàn ngành và là đầu mối kế hoạch và quan hệ công tác chung.
4. Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công làm Thứ trưởng thường trực thay mặt Bộ trưởng giải quyết các công việc khi Bộ trưởng vắng mặt. Khi Thứ trưởng thường vụ vắng mặt, Bộ trưởng chỉ định một Thứ trưởng khác tạm thay làm Thứ trưởng thường trực.
Điều 3: Phân công cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng như sau.
1. Bộ trưởng Đặng Vũ Thư:
- Lãnh đạo, quản lý chung và toàn diện công tác của ngành, chương trình Nhà nước về công nghệ tự động;
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, quy hoạch và cân đối lớn trong phát triển công nghiệp; tổ chức - cán bộ, đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp; thanh tra, pháp luật và thi đua - khen thưởng - kỷ luật;
- Phụ trách Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra bộ.
2. Thứ trưởng Lê Huy Côn:
- Làm nhiệm vụ thường trực và lãnh đạo công tác nội chính của cơ quan Bộ;
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu toàn ngành; lao động - tiền lương - y tế; công tác quốc phòng; quan hệ phối hợp với các cơ quan nội chính, các đoàn thể quần chúng và cơ quan ngôn luận;
- Theo dõi ngành công nghiệp hàng tiêu dùng: Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, Tổng Công ty Sành sứ và Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Nhựa Việt Nam;
- Phụ trách Vụ kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Bộ.
3. Thứ trưởng Nguyễn Xuân Chuẩn:
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: hợp tác quốc tế và kinh tế đối ngoại, quan hệ với các tổ chức quốc tế; chương trình công nghệ thông tin và cải cách hành chính;
- Theo dõi ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, điện tử và tin học: Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam;
- Phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế và Báo công nghiệp Việt Nam.
4- Thứ trưởng Giã Tấn Dĩnh:
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, tài nguyên và an toàn lao động công nghiệp;
- Theo dõi ngành địa chất, tài nguyên khoáng sản: Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt nam:
- Phụ trách Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Cục Kiểm tra giám sát Kỹ thuật an toàn công nghiệp, các Trường đào tạo.
5. Thứ trưởng Hoàng Trung Hải:
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: đầu tư - xây dựng cơ bản và phòng chống bão lụt;
- Theo dõi ngành năng lượng: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện, Tổng Công ty Cơ khí năng lượng và mỏ, các Công ty Xây dựng và Dịch vụ tư vấn đầu tư;
- Phụ trách Vụ Kế hoạch và Đầu tư (phần Đầu tư xây dựng cơ bản).
6. Thứ trưởng Lê Quốc Khánh:
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, môi trường và công nghiệp địa phương phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra); chương trình Công nghệ vật liệu mới;
- Theo dõi các ngành công nghiệp hoá chất và hoá dầu: Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam;
- Phụ trách Vụ Quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm, các cơ quan nghiên cứu khoa học.
7. Thứ trưởng Nguyễn Minh Thông:
- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: tài chính, giá cả, cổ phần hoá doanh nghiệp; hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương phía nam (từ Thừa Thiên - Huế trở vào);
- Theo dõi các ngành công nhiệp chế biến thực phẩm: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Dầu thực vật - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam, Công Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam và Công ty Bánh kẹo Hải Hà;
- Phụ trách Vụ Tài chính - Kế toán.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các đồng chí: Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Giám đốc Sở Công nghiệp, Tổng Giám đốc và Giám đốc các cơ quan, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.