Nghị quyết 551/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009 - 2012

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 551/NQ-UBTVQH13

Nghị quyết 551/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009 - 2012"
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:551/NQ-UBTVQH13Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:26/12/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI

--------

Số: 551/NQ-UBTVQH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2012

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”

-------------

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

 

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bsung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát ca Quốc hội số 05/2003/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-QH về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013;

Căn cứ Kế hoạch số 292/KH-UBTVQH13 ngày 20/12/2012 ca y ban thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và y ban thường vụ Quốc hội năm 2013,

 

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1.

1. Thành lp Đoàn giám sát ca y ban thường vụ Quốc hội v“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo him y tế giai đoạn 2009-2012” (có danh sách kèm theo).

2. Đoàn giám sát được mời đại diện một scơ quan trung ương tham gia các hoạt động của Đoàn; mời một số chuyên gia của các cơ quan hữu quan đ giúp Đoàn trong công tác giám sát.

Điều 2.

Nội dung, kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 3.

Đoàn giám sát có trách nhiệm thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết qugiám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2013 và giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.

Điều 4.

Căn cvào kế hoạch giám sát chung, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tchức giám sát nhng vấn đ cn được quan tâm thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đng, Ủy ban; các Đoàn đại biểu Quc hội tchức giám sát tại địa phương, thông báo kết quả bằng văn bn cho Đoàn giám sát đ tng hợp, báo cáo Ủy ban thường vụ Quc hội.

Điều 5.

Thường trực Ủy ban về các vấn đ xã hội của Quốc hội chủ trì giúp Đoàn giám sát triển khai nội dung, kế hoạch giám sát.

Văn phòng Quốc hội tchức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

Điều 6.

Đoàn giám sát, Ủy ban về các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban ca Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các Bộ, ngành, cơ quan, tchức liên quan, các địa phương có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

 Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính ph;
- Thường trực HĐDT và các UB của QH;
- Các Ban của UBTVQH;
- VPTƯ, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Các Bộ: Y tế, TC, LĐTBXH
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Các Đoàn ĐBQH; Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, TPTTTW;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND, VP UBND các tnh, TPTTTW;
- Các Vụ, đơn vị: CVĐXH, TH, KH-TC; CQT, TTTH, PBV, PTC-KT (VPQH);
- Lưu: HC, CVĐXH, TH.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Nguyễn Sinh Hùng

 

 

DANH SÁCH

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết s
551/NQ-UBTVQH13 ngày 26/12/2012 của Ủy ban thưng vụ Quốc hội)

 

I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Đồng chí Trương Thị Mai, y viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, y viên y ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm y ban về các vấn đề xã hội, Trưởng đoàn;

2. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm y ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưng đoàn, Tổ trưởng TBiên tập;

3. Đồng chí Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm y ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưng đoàn;

4. Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm y ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn;

5. Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó chnhiệm y ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn;

6. Đồng chí Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, thành viên;

7. Đồng chí Nguyn Thị Khá, y viên thường trực y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

8. Đồng chí Đặng Thuần Phong, y viên thường trực y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

9. Đồng chí Lê Thị Nguyệt, y viên thường trực y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

10. Đồng chí Bùi Ngọc Chương, y viên thường trực y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

11. Đồng chí Trần Quang Chiu, y viên thường trực y ban tài chính, ngân sách, thành viên;

12. Đồng chí Hoàng Thị Hoa, y viên Thường trực y ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, thành viên;

13. Đồng chí Bùi Nguyên Súy, Phó Trưởng Ban dân nguyện, thành viên;

14. Đồng chí Trương Minh Hoàng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tnh Cà Mau, thành viên;

15. Đồng chí Phạm Đức Châu, thành viên y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

16. Đồng chí Hồ Thị Thủy, thành viên y ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

17. Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, thành viên y ban về các vn đề xã hội, thành viên;

18. Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi giám sát, thành viên.

II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Đại diện Bộ Y tế;

2. Đại diện Bảo him xã hội Việt Nam;

3. Đại diện Bộ Tài chính;

4. Một số chuyên gia về y tế, pháp luật.

III. TỔ TỔNG HỢP, THAM MƯU GIÚP VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Đại diện Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội.

2. Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.

3. Đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội (Vụ các vấn đề xã hội, Vụ tổng hp và Cục quản trị).

4. Cán bộ, chuyên viên một số bộ, ngành hữu quan.

5. Một số chuyên gia liên quan đến lĩnh vực giám sát.

 

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết s
551/NQ-UBTVQH13 ngày 26/12/2012 của y ban thường vụ Quc hội)

I. Căn cứ thực hiện giám sát

Thực hiện Nghị quyết số 34/2012/QH13 ngày 15/11/2012 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013 về nội dung giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật him y tế (BHYT), giai đoạn 2009-2012”.

II. Mục đích

1. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật (CS, PL) vBHYT trong giai đoạn 2009-2012, những kết quđạt được, khó khăn, vướng mc, nguyên nhân và một số kinh nghiệm thực tiễn.

2. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện CS, PL về BHYT, đề xuất nội dung sửa đổi Luật BHYT và pháp luật có liên quan.

III. Thi gian và hình thức giám sát

1. Thời gian: Từ tháng 01/2013 - 10/2013.

2. Hình thc giám sát

- Nghe Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012, tổ chức 1 sĐoàn của Quốc hội đi giám sát tại địa phương, cơ sở y tế, cơ quan BHXH để tìm hiểu thực tế về thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.

- Hướng dẫn các Đoàn ĐBQH địa phương tchức giám sát.

- Tchức 2 phiên giải trình và một số hội thảo chuyên đề về BHYT.

IV. Tổ chức giám sát

1. Phạm vi giám sát

- Thực hiện CS, PL về BHYT trong giai đoạn 2009-20121.

2. Đối tượng giám sát

2.1. Giám sát tại các bộ, ngành trung ương

- Đoàn giám sát của Quốc hội nghe Chính phủ và bộ ngành liên quan báo cáo ln thnhất (trước khi đi giám sát tại địa phương), ln thứ 2 (sau khi đã tchức các đoàn giám sát ở các địa phương).

- Tchức 2 phiên giải trình về: Chuyển tuyến bệnh nhân BHYT và Quản lý, sử dụng quỹ BHYT (kết dư, bội chi và phân cấp qun lý); tổ chức một số Hội thảo, hội nghị chuyên gia, nghiên cứu thực tế về thực hiện CS, PL về BHYT (giao y ban về các vn đề xã hội chủ trì).

2.2. Giám sát tại một số địa phương

- Thời gian: tháng 3 và 4/2013.

* Đoàn giám sát của y ban thường vụ Quốc hội:

- Dự kiến tchức 4 Tổ giám sát, mỗi Tcó từ 10 đến 12 người, trong đó có 5-7 Đại biểu Quốc hội.

- Địa điểm giám sát: tại 9 tnh/thành ph, gm Hà Nội, t/p HChí Minh, Điện Biên, Nam Định, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Ninh Thuận, Kiên Giang.

* Các Đoàn đại biu Quốc hội: Tchức giám sát tại địa phương theo hướng dẫn của y ban thường vụ Quốc hội (trừ tnh đã có đoàn giám sát của Quốc hội đến làm việc).

3. Nội dung giám sát

3.1. Kết quả ban hành văn bn hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Luật BHYT: đánh giá về đảm bo đủ số lượng, tiến độ, nội dung, tính phù hợp với thực tế.

3.2. Tchức, triển khai thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.

a) Tchức thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT: hình thức, đi tượng, hiệu quả; cơ chế vận động đ mrộng đối tượng tham gia BHYT...

b) Tchức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.

c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước: thanh tra, kim tra, xlý kỷ luật, bảo đảm ngân sách htrợ tham gia BHYT.

d) Tchức giám định KCB BHYT.

đ) Quản lý, sử dụng Quỹ BHYT.

e) Cơ chế phối hợp liên ngành đthực hiện CS, PL về BHYT (văn bản hướng dẫn, cơ chế phối hợp, kết quả thực tế...).

3.3. Khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện CS, PL về BHYT.

3.4. Đánh giá chung, nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc thực hiện CS, PL về BHYT.

3.5. Kiến nghị về tchức thực hiện Luật BHYT; sửa đi, bổ sung Luật BHYT.

V. Tchức thực hiện giám sát

- Trước 10/01/2013: gửi công văn và nội dung giám sát đến các cơ quan liên quan.

- Trước 15/01/2013: Đoàn giám sát của Quốc hội lần thnhất để thống nhất về Kế hoạch giám sát.

- Tháng 2/2013: Đoàn giám sát nghe Chính phbáo cáo lần thứ nhất.

- Tháng 3-4/2013: Tổ giám sát đi giám sát tại các địa phương và tchức giải trình về BHYT.

- Tháng 5/2013: Kết thúc giám sát tại các địa phương đgửi kết quả về cho đoàn giám sát.

- Đầu tháng 7/2013: Đoàn giám sát nghe Chính phủ báo cáo lần thứ hai và tchức các hội thảo liên quan.

- Cuối tháng 7/2013: Hoàn thành dự thảo Báo cáo kết qugiám sát việc thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.

- Tháng 8/2013: Trình y ban thường vụ Quốc hội Báo cáo kết qugiám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2009-2012.

- Tháng 10-11/2013: Trình Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.

VI. Phân công nhiệm vụ chung

1. Đoàn giám sát của y ban thường vụ Quốc hội

a) Tchức một số Đoàn công tác (Tgiám sát) để tiến hành giám sát tại địa phương.

b) Tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chnh Báo cáo giám sát.

c) Báo cáo kết qugiám sát tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và theo sự chỉ đạo của y ban thường vụ Quốc hội.

2. Ủy ban về các vấn đề xã hội

- Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết thành lập đoàn giám sát, Kế hoạch giám sát; phối hợp với Văn phòng Quốc hội trong việc chuẩn bị và triển khai kế hoạch giám sát, dự kiến thành viên tham gia các đoàn giám sát tại địa phương.

- Chtrì, điều phi, tchức thực hin kế hoạch giám sát.

- Cử các thành viên Ủy ban tham gia Đoàn giám sát.

- Làm Đầu mối tiếp nhận báo cáo, ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương; xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát.

3. Thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội

- C thành viên tham gia Đoàn giám sát.

- Tham dự các bui làm việc của Đoàn giám sát.

- Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát.

- Khi xét thấy cn thiết, có thcó báo cáo riêng của cơ quan, cụ thhơn về những nội dung có liên quan đến việc thực hiện CS, PL về BHYT để gửi đến Đoàn giám sát.

4. Văn phòng Quốc hội

- Xin ý kiến các thành viên y ban thường vụ quốc hội, Lãnh đạo Quc hội; phi hợp tiếp thu, hoàn chỉnh văn bản, trình ký và gửi đến các cơ quan hữu quan; chun bị các điều kiện và liên hệ các cơ quan liên quan để phục vụ Đoàn giám sát.

- Tchức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phtrong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

5. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chính phủ:

- Chđạo các Bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát.

- Chun bị Báo cáo gửi Đoàn giám sát (qua Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội).

b) Bộ Y tế, Bo him xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các cơ quan hữu quan:

- Cử đại diện tham gia một số hoạt động giám sát theo đề nghị của Đoàn giám sát.

- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Quốc hội (qua y ban về các vấn đxã hội của Quc hội) theo nội dung cụ th do Đoàn giám sát yêu cu.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương:

- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn giám sát.

- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Quốc hội (qua y ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội). Các địa phương có Đoàn giám sát đến làm việc gửi báo cáo cho Đoàn giám sát 10 ngày trước khi Đoàn đến theo kế hoạch giám sát.

6. Các Đoàn đại biểu Quốc hội

- Phối hợp với Đoàn giám sát khi Đoàn đến giám sát tại địa phương; cử thành viên tham gia khi Đoàn giám sát đến địa phương làm việc.

- Tổ chức giám sát tại địa phương, gửi Đoàn giám sát Báo cáo kết quả giám sát về Đoàn giám sát (qua y ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) đtng hợp chung (trừ các tnh Đoàn giám sát đến làm việc).

 

1 Luật BHYT được Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi