Nghị định 12/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 12/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2001/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/03/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 12/2001/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2001/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2001
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI MỘT SỐ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 và Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 25 tháng 6 năm 1996;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
Trong khi chờ Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) và để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1
1. Thành lập Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em.
2. Đổi tên Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được thành lập theo Nghị định số 156/HĐBT ngày 17 tháng 12 năm 1981 thành Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tách Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành hai Văn phòng (Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Văn phòng Hội đồng nhân dân) thì hợp nhất thành một Văn phòng với tên gọi là Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được quy định tại văn bản riêng của Chính phủ.
3. Căn cứ vào đặc điểm địa lý, kinh tế, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước và năng lực cán bộ quản lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhưng ở quận, huyện không quá 10 phòng, ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh không quá 11 phòng, ở thành phố (đô thị loại 2) thuộc tỉnh không quá 12 phòng, ở huyện đảo không quá 8 phòng.
Những cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được quy định tại các Luật, Pháp lệnh thì vẫn giữ nguyên tổ chức và tên gọi như hiện nay.
4. Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn từ Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Điều 2.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.