Thông tư liên bộ 20-TT-LB 1972 hướng dẫn thi hành chế độ đãi ngộ dân quân tự vệ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 20-TT-LB
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 20-TT-LB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đào Thiện Thi; Nguyễn Đôn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/12/1972 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 20-TT-LB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH Số: 20-TT-LB |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 1972 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
Hướng dẫn thi hành một số điểm về chế độ đãi ngộ dân quân tự vệ, quân nhân dự bị trong huấn luyện quân sự, chiến đấu và phục vụ chiến đấu
Căn cứ vào Nghị định số 62-CP ngày 07-4-1972 của Hội đồng Chính phủ và Chỉ thị số 198-TTg ngày 16-7-1971 của Phủ Thủ tướng về chế độ đãi ngộ dân quân tự vệ, quân dân dự bị ở nông thôn, đường phố và ở các đơn vị cơ sở của Nhà nước khi làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành như sau.
I. MẤY QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC CẦN NẮM VỮNG TRONG KHI THỰC HIỆN.
Để thực hiện đúng tinh thần của thông tư, các ngành, các cấp cần nắm vững những quan điểm, nguyên tắc dưới đây:
- Nắm vững quan điểm chiến tranh nhân dân động viên nghĩa vụ bảo vệ địa phương, bảo vệ Tổ quốc, phát huy cao độ tinh thần tự lực của nhân dân, kết hợp với sự giúp đỡ của Nhà nước, tránh ỷ lại:
- Đảm bảo vừa động viên khuyến khích được dân quân tự vệ, quân dân dự bị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ quân sự, vừa phù hợp với khả năng của Ngân sách địa phương và Ngân sách Nhà nước.
- Tính toán chặt chẽ trong việc tổ chức, huy động, sử dụng dân quân tự vệ, quân nhân dự bị; triệt để tiết kiệm thời gian sức lực, tiền của nhân dân và Nhà nước.
II. BẢO ĐẢM TRỢ CẤP, PHỤ CẤP VÀ TRANG PHỤC.
A. ĐỐI VỚI CÁN BỘ VÀ CHIẾN SĨ DÂN QUÂN TỰ VỆ, QUÂN NHÂN DỰ BỊ Ở NÔNG THÔN, ĐƯỜNG PHỐ, (NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THUỘC BIÊN CHẾ CỦA NHÀ NƯỚC)
1. Trợ cấp khi đi huấn luyện.
Những người đi dự lớp huấn luyện quân sự tập trung và động viên thực tập do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (hoặc tương đương) trở lên mở và quản lý theo kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh thành phố, được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 0đ70.
2. Trợ cấp khi làm nhiệm vụ trực chiến, chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
a) Trường hợp làm nhiệm vụ ngắn ngày.
Những người được Ban chỉ huy quân sự huyện hoặc Uỷ ban hành chính huyện và cấp tương đương điều động đi làm nhiện vụ trực chiến, chiến đấu, phục vụ chiến đấu được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 0đ80. Riêng các tỉnh Nghệ-an, Hà-tĩnh, Quảng-bình, khu vực Vĩnh-linh và các huyện vùng rẻo cao mỗi người được trợ cấp mỗi ngày 0đ90.
Nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm có: đánh máy bay, đánh tàu chiến; đánh địch biệt kích, tập kích, truy lùng biệt kích thổ phỉ, truy lùng bắt giặc lái; quan sát báo động, quan sát đánh dấu và rà phá thuỷ lôi, bom; trinh sát và dò tìm đường vòng tránh , bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đi qua khu vực địch đánh; canh gác địch, áp giải địch, đào đắp công sự; tiếp tế; tải thương, cấp cứu khắc phục hậu quả địch đánh phá; vận chuyển vũ khí, sửa chữa bảo quản vũ khí, giao thông liên lạc hoả tốc, ứng cứu giao thông vận tải quân sự, làm đường quân sự, sửa chữa sân bay v.v…
b) Trường hợp làm nhiệm vụ từ một tháng trở lên.
Những người được điều động đi làm nhiệm vụ từ một tháng trở lên, những người trong đơn vị dân quân tự vệ tập trung, tổ chức theo kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh thành phố để làm nhiệm vụ dài ngày và được Bộ tư lệnh quân khu duyệt y thì được trợ cấp mỗi người, mỗi ngày 0đ90 riêng từ Nghệ-an trở vào các huyện vùng rẻo cao mỗi người được trợ cấp mỗi ngày 1đ.
Về mặc, những người làm nhiệm vụ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng được trợ cấp 2m vải, từ 6 tháng đến 9 tháng được cấp một bộ quần áo; từ 9 tháng đến một năm được cấp 2 bộ quần áo, một mũ cứng, một đôi dép lốp hoặc một đôi giầy vải.
c) Trường hợp làm nhiệm vụ tại chỗ.
Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị được Uỷ ban hành chính xã khi phố điều động đi làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ mà phải thoát ly sản xuất được trợ cấp mỗi người, mỗi ngày 0đ50, do Ngân sách xã, khu phố đài thọ. Những xã ít nguồn thu, ngân sách xã không đủ bảo đảm thì Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố xét trợ cấp thêm.
3. Công tác phí.
Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị đi công tác để làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu phục vụ chiến đấu được hưởng công tác phí như cán bộ xã đi công tác, một ngày 0đ80, nửa ngày 0đ40 và được thanh toán tiền tàu xe nếu có.
B. ĐỐI VỚI TỰ VỆ, QUÂN NHÂN DỰ BỊ TRONG CÁC NGÀNH, CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ NHÀ NƯỚC.
a). Tự vệ, quân nhân dự bị là công nhân viên chức trong các ngành, các đơn vị cơ sở của Nhà nước được điều động đi làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và huấn luyện quân sự được tính vào thời gian sản xuất theo quy định trong Chỉ thị 198-TTg thì được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo chế độ hiện hành.
b). Tự vệ làm nhiệm vụ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng thì được mượn quần áo lao động, nếu không có quần áo lao động thì làm nhiệm vụ từ 3 tháng trở lên được cấp 2m vải; đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng thì được cấp một bộ quần áo tương đương áo quần lao động của công nhân; từ 9 tháng đến 1 năm thì được cấp thêm một mũ cứng, một đôi dép lốp hoặc một đôi giày vải.
c). Về công tá phí được hưởng theo chế độ hiện hành như đối với cán bộ, công nhân viên đi công tác.
III. BẢO ĐẢM PHƯƠNG TIỆN TRANG BỊ CHO CÁC TRẬN ĐỊA TRỰC CHIẾN, CÁC ĐƠN VỊ DÂN QUÂN TỰ VỆ TẬP TRUNG, CÁC TRẠM QUAN SÁT THƯỜNG XUYÊN.
Trước hết, dân quân tự vệ, quân nhân dự bị khi đi làm nhiệm vụ cần phải cố gắng phát huy tinh thần tự túc, tự giải quyết lấy những trang bị cần thiết. Ngoài ra, để giải quyết những trường hợp thiếu thốn, các đơn vị dân quân tự vệ tập trung, các trận địa trực chiến, các trạm gác, trạm quan sát của dân quân tự vệ thành lập theo kế hoạch của bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ tư lệnh thành phố và được bộ tư lệnh quân khu duyệt y thì tuỳ theo số người trong biên chế của từng đơn vị, từng trận địa (đối với trạm gác thì tính mỗi trạm từ 10 đến 12 người) mà được mua sắm dần các phương tiện, trang bị như sau để dân quân tự vệ luân phiên mượn làm nhiệm vụ.
a). Chăn, màn, chiếu, áo mưa: Mỗi người 1 chăn Nam-định, một màn cá nhân, một chiếu cá nhân, 2m vải nhựa che mưa. Mỗi đơn vị ở vùng rẻo ca, hải đảo được sắm một số áo ấm (từ 3 đến 5 chiếc) để anh em mượn chống rét và làm nhiệm vụ vào mùa đông.
b) Đèn, dầu, giấy, báo chí, đồng hồ: Mỗi đơn vị làm nhiệm vụ độc lập tương đương với quân số từ 7 người trở lên được trang bị:
- 1 đèn con, mỗi tháng một lít dầu (trung đội được 1 đèn bão; đại đội được 1 đèn pin, và 3 tháng được thay pin một lần),
- Mỗi tháng nửa tập giấy, (đại đội được 1 tập),
- Một tờ báo Quân đội nhân dân,
- Một đồng hồ để bàn cho một số đơn vị làm nhiệm vụ đòi hỏi phải tính toán thời gian chặt chẽ nếu không có không được, do bộ tư lệnh quân khu, bộ tư lệnh thủ đô quyết định.
Đối với các trạm quan sát (máy bay, bom, thuỷ lôi…) thì căn cứ vào những quy định trên đây mà vận dụng cụ thể.
c). Dụng cụ nấu ăn: Đơn vị ăn, ở tập trung với quân số khoảng một tiểu đội được trang bị :
- 1 nồi nấu cơm,
- 1 xong hoặc chảo nấu thức ăn,
- 1 chậu nhôm hoặc sắt tráng men chia thức ăn,
- 2 muôi.
Trường hợp quân số đông hơn thì căn cứ theo quy định này để vận dụng.
d). Thuốc chữa bệnh: Được dự trù như đối với dân công thời chiến, vùng đồng bằng, trung du mỗi người mỗi tháng 0đ35, vùng núi mỗi người mỗi tháng 0đ70.
e) Lều lán.
Nơi có điều kiện thì tự túc hoặc tận dụng các công trình công cộng thích hợp và nhà dân để ở và làm nơi gác. Nơi không có điều kiện thì được làm lều lán theo tiêu chuẩn:
- Lán ở (tính đầu người) mỗi người 3m2 trị giá từ 8đ đến 10đ/m2
- Chòi gác trị giá : từ 15đ đến 20đ/ 1 cái.
Những thứ trang bị trên, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh thành phố căn cứ vào quy định sử dụng trang bị đối với bộ đội thường trực mà quy định thời hạn sử dụng cho hợp lý, chỉ đạo chặt chẽ việc mua sắm, cho mượn quản lý bàn giao khi thay phiên và thu hồi, chỉ định rõ người chịu trách nhiệm bảo quản, tránh để mất mát hư hỏng. Cần dự trù trước và kịp thời cấp phát để đảm bảo cho anh em làm nhiệm vụ.
IV. ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH QUÂN SỰ Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA NHÀ NƯỚC.
Cán bộ chuyên trách quân sự ở các đơn vị cơ sở của Nhà nước (xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm truờng, cửa hàng , trường học, cơ quan, bệnh viện v.v…) nếu không phải là quân nhân biệt phái thì được hưởng các chế độ như sau:
1. Trang bị, mỗi người được cấp:
- 1 mũ cứng dùng trong 4 năm
- 1 đôi giày vải dùng trong một năm
- 1 áo mưa vải bạt dùng trong 3 năm hoặc 2m ni lông dùng trong 2 năm,
- 1 bộ quần áo, tương đương áo quần lao động của công nhân dùng trong 1 năm.
2. Lương thực:
Nếu định lượng thường xuyên chưa đủ 0kg600/ngày thì được mua thêm cho đủ 0kg600/ ngày. Những ngày đi huấn luyện tập trung và trực tiếp phụ trách chiến đấu được mua thêm số lương thực chênh lệch cho đủ 0kg700/ngày.
V. BẢO ĐẢM KINH PHÍ VÀ VẬT TƯ.
1. Các khoản kinh phí cho dân quân tự vệ quân nhân dự bị ở nông thôn, đường phố làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo kế koạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh thành phố do ngân sách tỉnh thành phố đài thọ, vật tư do các ngành hữu quan trong tỉnh cung cấp.
2. Các khoản kinh phí cho tự vệ, quân nhân dự bị, cán bộ chuyên trách quân sự và cho các công tác quân sự khác trong các đơn vị cơ sở của Nhà nước thuộc ngành nào do ngành đó giải quyết theo quy định tại phần III điểm c trong Chỉ thị số 198-TTg; vật tư do các ngành hữu quan cung cấp.
3. Các khoản kinh phí cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị tập trung huấn luyện và làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo lệnh điều động trực tiếp của Bộ Quốc phòng do Ngân sách quốc phòng đài thọ.
4. Tiền lương và phụ cấp của cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước được điều động vào các đơn vị tự vệ tập trung, thoát ly sản xuất do Bộ tư lệnh thành phố, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thành lập và được sự duyệt y của Bộ tư lệnh quân khu thì do ngân sách Nhà nước đài thọ; nếu các bộ, công nhân viên chức đó thuộc cơ quan xí nghiệp trung ương thì tiền lương và phụ cấp do ngân sách trung ương cấp phát qua Bộ chủ quản; nếu cán bộ, công nhân, viên chức ấy thuộc cơ quan xí nghiệp địa phương thì do ngân sách địa phương cấp phát qua ngành chủ quản. Kinh phí này ghi vào loại VI, khoản 68, hạng 3 trong mục lục ngân sách Nhà nước.
5. Các khoản kinh phí cho dân quân tự vệ làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải trên các tuyến đường do các nguồn vốn giao thông và vận tải đài thọ theo quy định giữa Bộ Tài chính và các ngành có liên quan.
Các khoản chi phí cho dân quân tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ sửa chữa đê điều, công trình thuỷ lợi do các nguồn vốn đê điều và thuỷ lợi đài thọ theo các quy định giữa Bộ Tài chính và các ngành có liên quan.
VI. THỦ TỤC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN.
1. Phần do ngân sách địa phương đài thọ
Về việc lập dự toán, quyết toán và xét duyệt chi tiêu cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị ở nông thôn, đường phố làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, chiến đấu và phục vụ chiến đấu thì Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh thành phố và Sở, Ty Tài chính tỉnh, thành phố chấp hành theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Quốc phòng số 10-TT/LB ngày 29-02-1964.
Dự toán và quyết toán chi tiêu cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị là cán bộ, công nhân viên chức trong các ngành,các đơn vị cơ sở của Nhà nước thuộc địa phương quản lý thì do các Sở, Ty chủ quản lập, cơ quan quân sự cấp huyện thị hoặc tương đương trở lên xác nhận, và gửi cho Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt đồng gửi cho Sở, ty Tài chính tỉnh, thành phố.
2. Phần do ngân sách trung ương đài thọ.
Dự toán và quyết toán chi tiêu cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị là cán bộ, công nhân viên chức trong các ngành, các đơn vị cơ sở của Nhà nước thuộc trung ương quản lý thì các Bộ, các ngành chủ quản căn cứ vào dự trù của các cơ sở đã được cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, thị hoặc tương đương trở lên xác nhận (nếu là đơn vị cố định thuộc sự chỉ đạo và chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương) hoặc đã được Ban quân sự của ngành xác nhận (nếu là đơn vị lưu động trực thuộc Ban quân sự của ngành) mà lập và gửi cho Bộ Tài chính xét duyệt (Loại IV - khoản 68 - hạng 3).
Thông tư này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký. Các địa phương, các Bộ, các ngành chủ quản đã tạm ứng chi tiêu cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị trước ngày đó thì được quyết toán theo đúng những điều quy định trong thông tư này.
K.T. BỘ TRƯỞNG |
K.T. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây