Quyết định 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1489/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1489/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/10/2012 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thí điểm mô hình tạo việc làm công cho người nghèo
Ngày 08/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
Với mục tiêu cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn…, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015, bao gồm 04 dự án với tổng kinh phí 27.509 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý là dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn với những nhiệm vụ chính như: Thí điểm thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ; nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới; thí điểm thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản…Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1489/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1489/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1489/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
-----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt...
- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2015:
+ 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.
- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng.
- Huyện nghèo;
- Xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu);
- Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng kinh phí cho Chương trình: 27.509 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương: 20.509 tỷ đồng (trong đó 17.972 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 2.537 tỷ đồng vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 4.000 tỷ đồng;
- Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 3.000 tỷ đồng.
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các huyện nghèo, thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 30a đến năm 2015; tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Đối tượng: Các huyện nghèo.
+ Nhiệm vụ chủ yếu:
. Hoàn thiện đường giao thông từ huyện đến trụ sở Ủy ban nhân dân các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về y tế trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
. Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
. Đầu tư trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện nghèo;
. Đầu tư cơ sở dạy nghề tổng hợp (bao gồm cả nhà ở cho học viên) ở các huyện nghèo;
. Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các huyện nghèo.
+ Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Nhiệm vụ chủ yếu:
. Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã;
. Đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã;
. Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục;
. Đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;
. Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
- Vốn và nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 11.080 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 8.180 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 2.000 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.
+ Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn xã;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn thôn, bản;
+ Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 12.392 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 9.792 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 1.700 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
- Mục tiêu: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; nhân rộng các mô hình khuyến nông - lâm - ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa;
+ Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới;
+ Thí điểm thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ;
+ Thí điểm thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;
+ Thí điểm thực hiện mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.850 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.000 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 250 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 600 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện.
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 80).
- Đối tượng:
+ Người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư;
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nâng cao năng lực giảm nghèo:
. Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân;
. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cộng đồng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo;
. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về giảm nghèo.
+ Truyền thông về giảm nghèo:
. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng về định hướng giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;
. Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp;
. Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo.
+ Hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:
. Xây dựng khung và hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chính sách, Chương trình, dự án giảm nghèo; khung kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 80;
. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp;
. Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ Chương trình;
. Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp trung ương, tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1.187 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 537 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 50 tỷ đồng;
+ Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 600 tỷ đồng.
- Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình theo hướng:
- Tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở;
- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm công khai, minh bạch trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.
- Bố trí công chức chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực Chương trình giảm nghèo ở cấp xã;
- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo;
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các xã nghèo.
- Thành lập Ban Quản lý Chương trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó trưởng ban; thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan.
- Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững ở các cấp địa phương để triển khai thực hiện Nghị quyết 80 và Chương trình trên địa bàn.
- Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2012 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020) giúp Ban Quản lý Chương trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan thường trực, điều phối, giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các Dự án thành phần.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt Dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
- Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng quy định;
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do mình quản lý;
- Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80 chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát.
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |