Nghị quyết 68/NQ-CP hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn vì Covid-19

thuộc tính Nghị quyết 68/NQ-CP

Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:68/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Lê Minh Khái
Ngày ban hành:01/07/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

NLĐ bị chấm dứt hợp đồng do COVID-19 được hỗ trợ đến 3.710.000 đồng
Ngày 01/07/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo đó, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/7/2021 đến hết 30/6/2021) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ một số trường hợp). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được đó cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

Người lao động, thuộc nhóm đối tượng theo quy định, phải chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.

Ngoài ra, người lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian trên; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc thì được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người. Thêm vào đó, Chính phủ cũng hỗ trợ thêm đối với người lao động đang mang thai, trẻ em, và hỗ trợ tiền ăn đối các trường hợp F0 và F1 theo quy định…

Xem chi tiết Nghị quyết68/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 68/NQ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

___________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại văn bản số 1133-CV/VPTW ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Văn phòng Trung ương Đảng;

Căn cứ ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại văn bản số 2383-CV/ĐĐQH14 ngày 01 tháng 7 năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 34/TTr-LĐTBXH ngày 02 tháng 6 năm 2021 và Tờ trình số 45/TTr-LĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2021.

QUYẾT NGHỊ:

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như sau:

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC
1. Mục tiêu
Hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
2. Nguyên tắc
a) Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
b) Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.
c) Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết này) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
d) Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.
đ) Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện như sau:
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:
- 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
- 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên).
- 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
II. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.
2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.
3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.
4. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
5. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
6. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
7. Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em
a) Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.
b) Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này; được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Bổ sung
8. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
9. Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
10. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.
11. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
a)
Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
b) Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 03 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
12. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
 a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định để triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Mục II Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, kịp thời đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.
c) Điều chỉnh kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em sang hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác theo nội dung thống nhất với nhà tài trợ.
2. Bộ Tài chính:
a) Bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết này.
b) Căn cứ quy định tại Nghị quyết, quy định pháp luật có liên quan và số thực chi của các địa phương (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước) để xem xét, hỗ trợ kịp thời từ ngân sách trung ương cho từng địa phương, định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Hướng dẫn tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm 9 Mục II Nghị quyết này.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí đầy đủ nguồn vốn từ nguồn kế hoạch đầu tư công để cấp phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai nhiệm vụ cho người sử dụng lao động vay trả lương cho người lao động theo số giải ngân thực tế.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn theo trình tự, thủ tục rút gọn và cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng với lãi suất 0%/năm, thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng và không có tài sản đảm bảo để cho người sử dụng lao động quy định tại điểm 11 Mục II Nghị quyết này vay trả lương cho người lao động. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết số tiền tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
b) Được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro trích lập từ nguồn chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý đối với khoản nợ tái cấp vốn tại Nghị quyết này phát sinh quá hạn từ 03 năm trở lên.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và triển khai thực hiện chính sách cho vay theo quy định tại điểm 11 Mục II Nghị quyết này.
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thực hiện các chính sách trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Nghị quyết này.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương và chỉ đạo thực hiện chính sách quy định tại Mục II Nghị quyết; báo cáo kết quả thực hiện theo tiến độ hỗ trợ gửi Bộ Tài chính để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ.
b) Chủ trì xác định và phê duyệt danh sách các đối tượng được hưởng chế độ quy định tại điểm 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Mục II Nghị quyết này; tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, công khai, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
c) Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương để ban hành chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết này từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết này.
10. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phổ biến, phối hợp triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết này./.

Nơi nhận:

Tổng Bí thư (để báo cáo);

Chủ tịch nước (để báo cáo);

Thường trực Ban Bí thư;

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

-Văn phòng Tổng Bí thư;

-Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán nhà nước;

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;

Lưu: VT, KGVX (2).

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Lê Minh Khái

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERMENT

_______

No. 68/NQ-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, July 01, 2021

 

RESOLUTION

On policies to support COVID-19-hit employees and employers

___________

THE GOVERMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019, amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration;

Pursuant to the Government's Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 1, 2016, on the promulgation of the Government's working regulations;

Based on the opinions of the Politburo on a number of policies to support employees and employers facing difficulties due to the COVID-19 pandemic in the Document No. 1133-CV/VPTW dated June 25, 2021, of the Party Central Committee’s Office;

Based on the opinions of the Party Committee of the National Assembly on a number of policies to support employees and employers facing difficulties due to the COVID-19 pandemic in the Document No. 2383-CV/DDQH14 dated July 1, 2021;

Pursuant to Resolution No. 66/NQ-CP dated July 1, 2021, of the Government's thematic session on legislation in June 2021;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs in the Report No. 34/TTr -LDTBXH dated June 2, 2021, and the Report No. 45/TTr -LDTBXH dated June 28, 2021.

 

HEREBY RESOLVES:

 

In the face with the complicated developments of the COVID-19 pandemic, which has greatly impacted the people's production, business and lives, the Government decides to implement a number of policies to support COVID-19-hit employees and employers as follows:

I. OBJECTIVES AND PRINCIPLES

1. Objectives

Supporting employees and employers who have been facing difficulties due to the impact of the COVID-19 pandemic, thus contributing to the recovery of production and business, minimizing the negative impacts of the pandemic, stabilizing production and trade, and ensuring good life and safety for employees.

2. Principles

a) Ensuring timely support for the right beneficiaries in a public and transparent manner, allowing no one to take advantage of, or profit from, the policies.

b) Developing criteria and favorable conditions for employees and employers to easily benefit from policies.

c) Ensuring the feasibility and effectiveness of the policies and resources for the implementation thereof. Each group of beneficiaries shall be entitled to benefit only once from one support policy. Employees who are entitled to a one-off financial support (except for the beneficiaries of additional supports prescribed at Points 7, 8, Section II of this Resolution) shall be entitled to only one support policy; beneficiaries who voluntarily refuse to benefit from the policies shall not be supported.

d) Promoting the initiative of all levels, sectors and localities on the basis of their actual conditions in flexibly deploying the support policies to ensure the objectives and principles in a timely manner.

dd) The support from the State budget shall be implemented as follows:

Provinces and municipalities that have to remit over 60% of their revenues to the Central-level budget shall be self-funded.

The Central-level budget shall support other localities on the following principles:

- 80% of the actual expenditures as prescribed in this Resolution, as for the mountainous provinces and the Central Highlands.

- 60% of the actual expenditures as prescribed in this Resolution, as for the provinces that have not yet balanced their budgets (other than the mountainous provinces and the Central Highlands).

- 40% of the actual expenditures as prescribed in this Resolution, as for other provinces and municipalities that have to remit a proportion of their revenues to the Central-level budget.

The provinces and municipalities shall actively use 50% of the local budget reserves (at all 3 levels of province, district and commune) and 70% of the local financial reserve funds and the remaining salary reform sources to implement the principles and support policies prescribed in this Resolution.

II. SUPPORT POLICIES

1. Reduction of premiums for labor accident and occupational disease insurance

Employers are entitled to pay 0% of the salary fund, which serves as the basis for paying social insurance premiums, to the Insurance Fund for Labor Accidents and Occupational Diseases for 12 months (from July 1, 2021 to the end of June 30, 2022) for the premiums of the employees who are subject to labor accident and occupational disease insurance (except for cadres, civil servants, public employees, and people working in the People's Armed Forces, employees of agencies of the Party and the State, administrative agencies, public non-business units whose salaries are paid by the State budget). The employers shall use all amounts obtained from the reduction abovementioned to support their employees in the fight against the COVID-19 pandemic.

2. Suspension of contributions to the fund for retirement and death benefits

If the employers have fully paid social insurance premiums or are temporarily suspending contributions to the retirement and death benefit fund until the end of April 2021 but are affected by the COVID-19 pandemic resulting in a reduction of 15% or more of the employees participating in social insurance, in comparison to that of early April 2021 (including the employees who are out of work, have their labor contracts suspended, or agree to take unpaid leave), such employers and their employees shall be temporarily suspended from making contributions to the retirement and death benefit fund for 6 months from the time of submitting their applications. The cases that have been entitled to the suspension of contributions thereof in accordance with the Resolution No. 42/NQ-CP dated April 9, 2020, and the Resolution No. 154/NQ-CP dated October 19, 2020, of the Government, if eligible, shall still be entitled to this policy, but the total period of postponement shall not exceed 12 months.

3. Support in training to maintain employment for employees

Employers shall be entitled to financial support for training, fostering and improvement of vocational skills from the Unemployment Insurance Fund if they fully pay the unemployment insurance premiums for their employees for full 12 months or more by the date of submitting their applications for support; or change their technological structure as prescribed in Clause 1, Article 42 of the Labor Code; or have their revenues of the preceding quarter before the time of submitting their applications for support decrease by 10% or more in comparison to the same period in 2019 or 2020; or have their own plans or cooperate with vocational education institutions to develop plans for training, fostering and improving vocational skills and qualifications in order to maintain employment for their employees in accordance with law provisions. The maximum support amount is VND 1,500,000/employee/month and the maximum support period is 06 months. Applications for support shall be submitted from July 1, 2021, to the end of June 30, 2022.

4. Assistance for employees having their contracts suspended or unpaid leave

For employees who works at enterprises, cooperatives, public non-business units covering their own recurrent expenditures or their own investment and recurrent expenditures, people-founded and private preschools, kindergartens, primary schools, lower secondary high schools, upper secondary high schools and vocational schools which are temporarily suspended at the request of competent State agencies for the COVID-19 pandemic prevention and control, if they have their labor contracts suspended or take unpaid leave within the term of their labor contracts in 15 consecutive days or more during the period from May 1, 2021 to the end of December 31, 2021, and such suspension or unpaid leave begins during the period from May 1, 2021 to the end of December 31, 2021; and they are paying compulsory social insurance up to the time right before the above suspension or unpaid leave, they shall be entitled to one-off support as follows: VND 1,855,000/person for labor contract suspension or unpaid leave ranging from 15 consecutive days to less than 01 month; and VND 3,710,000/person for labor contract suspension or unpaid leave of 01 month or more.

5. Support to out-of-work employees

Employees working under labor contracts who are out of work in accordance with Clause 3, Article 99 of the Labor Code and subject to medical quarantine or isolated in lockdown areas at the request of competent State agencies within 14 days or more during the period from May 1, 2021 to the end of December 31, 2021; if they are paying compulsory social insurance up to the time right before they are out of work, they shall be entitled to a one-off support of VND 1,000,000/person.

6. Support to employees with their labor contracts temperately terminated

For employees who works at enterprises, cooperatives, public non-business units covering their own recurrent expenditures or their own investment and recurrent expenditures, people-founded and private preschools, kindergartens, primary schools, lower secondary high schools, upper secondary high schools and vocational schools which temperately terminate the labor contracts because competent State agencies request them to suspend their operations in order to prevent and control the COVID-19 pandemic during the period from May 1, 2021 to the end of December 31, 2021; and such employees are paying compulsory social insurance but are not eligible for unemployment benefits, they shall be entitled to a one-off support of VND 3,710,000/person.

7. Additional support and assistance to children

a) Employees as prescribed at Points 4, 5, 6, Section II herein who are pregnant shall be entitled to an additional support of VND 1,000,000/person; those who are raising children or taking care of children under 6 years old shall be entitled to an additional support of VND 1,000,000/under-6-year-old child and only 1 parent of the child shall be supported as such.

b) For children who are under treatment for COVID-19 infection or undertake medical quarantine under decisions of competent State agencies, their treatment expenses and meals as prescribed at Point 8, Section II of this Resolution shall be covered by the State budget; and they shall be entitled to an additional support of VND 1,000,000/child funded by the State budget during their treatment and quarantine during the period from April 27, 2021, to the end of December 31, 2021.

8. People who are under treatment for COVID-19 infection (F0) during the period from April 27, 2021, to the end of December 31, 2021, shall be entitled to a financial support covering their meals of VND 80,000/person/day during their actual treatment time, but not exceeding 45 days.

People who undertake medical quarantine (F1) according to the competent State agencies’ decisions during the period from April 27, 2021, to the end of December 31, 2021, shall be entitled to a financial support covering their meals of VND 80,000/person/day, but not exceeding 21 days.

9. Art directors, actors, and painters holding class IV professional titles in public non-business units engaged in performing arts (excluding art troupes of the armed forces), which must be suspended for 15 days or more in order to prevent and control the COVID-19 pandemic during the period from May 1, 2021, to the end of December 31, 2021, shall be entitled to a one-off support of VND 3,710,000/person.

Tour guides with tourist guide practice cards who are affected by the COVID-19 pandemic during the period from May 1, 2021, to the end of December 31, 2021, shall be entitled to a one-off support of VND 3,710,000/person for.

10. Assistance to business households

Business households which have made their business and tax registration and must be suspended for 15 consecutive days or more during the period from May 1, 2021, to December 31, 2021, at the request of competent State agencies in order to prevent and control the COVID-19 pandemic shall be entitled to a one-off support of VND 3,000,000/household covered by the State budget.

11. Loans to pay for out-of-work employees and for production recovery

a) Loans to pay for out-of-work employees: Employers are entitled to loans from the Vietnam Bank for Social Policies at the interest rate of 0% and do not have to take loan security measures in order for them to pay for their employees who are paying compulsory social insurance but must be out of work for 15 consecutive days or more as prescribed in Clause 3, Article 99 of the Labor Code during the period from May 1, 2021 to the end of March 31, 2022. The employers must have no bad debt at any credit institution and foreign bank branch at the time of applying for such loans. The maximum loan is equal to the regional minimum salary multiplying the number of employees and their actually out-of-work period up to 03 months. The loan term is less than 12 months.

b) Loans to pay for production recovery: Employers, who must suspend their operations at the request of competent State agencies in order to prevent and control the COVID-19 pandemic during the period from May 1, 2021 to the end of March 31, 2022, recovering their production and business, and employers operating in the fields of transportation, aviation, tourism, accommodation services and sending Vietnamese employees to work overseas under contracts during the period from May 1, 2021 to the end of March 31, 2022, shall be entitled to loans from the Vietnam Bank for Social Policies at the interest rate of 0% and do not have to take loan security measures in order for them to pay for the employees working under labor contracts and paying compulsory social insurance. The employers must have no bad debt at any credit institution and foreign bank branch at the time of applying for such loans. The maximum loan is equal to the regional minimum salary multiplying the number of employees under contracts and their actually payment period up to 03 months. The loan term is less than 12 months.

12. For employees without labor contracts (freelancers) and some other special cases:

Based on their specific conditions and budgets, the authorities of provinces and municipalities shall develop criteria, determine the beneficiaries and the support amounts, but the support shall not be lower than VND 1,500,000/person/one-off support or VND 50,000/person/day based on the actual number of days in which they are requested to be suspended by the local authorities.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, submitting to the Prime Minister for promulgation a Decision to implement the contents prescribed in Section II of this Resolution according to the simplified order and procedures.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, inspecting and urging the implementation of the Resolution, promptly proposing the Government and the Prime Minister solutions to remove arising difficulties and problems.

c) Allocate the funds to cover meals of children who are under treatment for COVID-19 infection or undertake medical quarantine at the request of competent authorities from the Child Protection Fund as supporting children in other special circumstances based on the agreement with the donors.

2. The Ministry of Finance shall:

a) Ensure the State budget sources to implement the policies prescribed in this Resolution.

b) Base themselves on the provisions of this Resolution, relevant laws and regulations, and the actual expenditures of the localities (certified by the State Treasury) to timely consider and allocate funds from the Central-level budget to each locality, at the same time periodically summarize and report the results to the Prime Minister.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

Guide the implementation of support policies as prescribed at Point 9, Section II of this Resolution.

4. The Ministry of Planning and Investment shall:

Assume the prime responsibility for advising the competent authorities to fully allocate capital from the public investment planning to provide management fees for the Vietnam Bank for Social Policies to implement the task of providing loans to employers in order to pay for employees based on the actual disbursement.

5. The State Bank of Vietnam shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, Vietnam Social Insurance and relevant agencies in promulgating Circulars guiding the simplified order and procedures, and providing refinanced loans to the Vietnam Bank for Social Policies up to VND 7,500 billion with the interest rate of 0%/year and the refinancing term of less than 12 months without collaterals in order to provide loans for the employers prescribed at Point 11, Section II of this Resolution to pay for their employees. The time limit for the refinanced disbursement is until the end of March 31, 2022, or when the refinanced amount is fully disbursed, whichever comes first.

b) Be allowed to use the risk provision set up from the difference between revenues and expenditures of the State Bank of Vietnam to handle the refinanced debts as prescribed in this Resolution if they are overdue for 03 years or more.

6. The Vietnam Bank for Social Policies shall guide and implement the lending policies in accordance with the provisions of Point 11, Section II of this Resolution.

7. The Vietnam Social Security shall implement the policies prescribed in this Resolution within the scope of its responsibilities.

8. The People's Committees of provinces and municipalities:

a) Actively use local resources and direct the implementation of policies prescribed in Section II of the Resolution; make reports on the results of implementation on in line with the schedules and send them to the Ministry of Finance for summarizing and submitting to the competent authorities to make the support.

b) Assume the prime responsibility for determining and approving the list of beneficiaries of the policies prescribed at Points 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Section II of this Resolution; organize the implementation on a timely, effective and public manner for the right beneficiaries and allow no one to take advantage of, or profit from, the policies.

c) Base themselves on the actual situation of their respective localities to issue support policies as prescribed at Point 12, Section II of this Resolution from the local budgets and other legally mobilized sources.

9. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Party Central Committee’s Commission for Information and Education, ministries, Central-level and local agencies, and news agencies and newspapers in popularizing this Resolution.

10. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor and other socio-political organizations are requested to participate in the dissemination, coordination, realization, and supervision of the implementation of this Resolution.

11. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and municipalities shall take direct accountability to the Government and the Prime Minister for the implementation of this Resolution and the results thereof.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERMENT

P.P. THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

(signed) 

 

Le Minh Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 68/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 68/NQ-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất