Chính sách về BHXH năm 2022 có gì mới?

Chỉ còn gần hai tháng nữa là bước sang năm mới. Năm 2022 tới đây sẽ đánh dấu nhiều sự thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Vậy đó là những thay đổi gì?


1/ Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động so với năm 2021

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, sang đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng (Tăng 03 tháng so với năm 2021).

- Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 08 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2021).

chinh sach bhxh năm 2022


2/ Thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam

Căn cứ Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức chung sau đây:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên nhưng cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.

Cụ thể, Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định:

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng BHXH đủ 20 năm mới được tính hưởng tỷ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.

Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Và muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).


3/ Tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/01/2022

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 108/2021/NĐ-CP quy định:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

Theo đó, những ai đang nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/2022 sẽ được tăng 7,4% mức hưởng so tháng 12/2021.

Ngoài ra, sau khi tăng 7,4% mà mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng của người nghỉ hưu trước năm 1995 vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng thì họ còn được tăng thêm với mức như sau:

- Tăng 200.000 đồng/người/tháng: Người có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống.

- Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng: Người có mức hưởng từ 2,3 - dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Xem thêm: 2 điều cần biết về tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 2022


4/ Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động

Năm 2021, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong đó có thể kể đến Nghị quyết 68, được sửa đổi bởi Nghị quyết 126 và Nghị quyết 116.

Với việc áp dụng các chính sách hỗ trợ, mức đóng BHXH sẽ liên tục có sự thay đổi trong năm 2022. Cụ thể:

* Người lao động Việt Nam và doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam: 

Thời gian

Doanh nghiệp

Người lao động Việt Nam

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hiện nay

14%

3%

0%

0%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

Từ 01/7/2022 - hết 30/9/2022

14%

3%

0,5 hoặc 0,3%

0%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

Từ 01/10/2022 trở đi

14%

3%

0,5 hoặc 0,3%

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

* Người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài:

Thời gian

Doanh nghiệp

Người lao động nước ngoài

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

Hiện nay

-

3%

0%

-

3%

-

-

-

-

1,5%

Từ 01/01/2022 - hết 30/6/2022

14%

3%

0%

-

3%

8%

-

-

-

1,5%

Từ 01/7/2022 trở đi

14%

3%

0,5 hoặc 0,3%

-

3%

8%

-

-

-

1,5%

Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP

chinh sach bhxh nam 2022Thay đổi mức đóng BHXH trong năm 2022 (Ảnh minh họa)


5/ Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Theo Điều  87 Luật BHXH năm 2014, mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Trong đó, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn năm 2022 là 1,5 triệu đồng/tháng (mức cũ năm 2021 là 700.000 đồng/tháng). Kéo theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện từ năm 2022 sẽ tăng.

Hằng tháng, người lao động sẽ phải trích 22% mức thu nhập mà mình chọn để đóng BHXH tự nguyện. Theo đó, từ năm 2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu của người lao động được tính như sau:

Mức đóng tối thiểu = 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng 


6/ Từ 2022, lao động nước ngoài được hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1 - Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

2 - Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

3 - Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

4 - Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Như vậy, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút BHXH 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

Trên đây là thông tin về chính sách BHXH năm 2022 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Nếu gặp vướng mắc liên quan đến chế độ BHXH, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6199 để được LuatVietnam hỗ trợ sớm nhất.

>> Lương hưu, trợ cấp BHXH thay đổi thế nào trong năm 2022?

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?