Bạn được nhận tất cả bao nhiêu khoản tiền hỗ trợ do Covid-19?

Để san sẻ phần nào những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho người lao động (NLĐ). Theo đó, một người lao động có thể được nhận đến 18,61 triệu đồng tiền hỗ trợ từ các chính sách này.

Dưới đây là tổng hợp tất cả các khoản tiền hỗ trợ Covid-19 mà người lao động được nhận trong thời gian qua.

Đối tượng nhận hỗ trợ

Điều kiện nhận hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Hạn nhận hỗ trợ

Tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP

 - NLĐ tạm hoãn Hợp đồng lao động (HĐLĐ)

 - NLĐ nghỉ việc không lương

(Phải điều trị, cách ly y tế…)

- Đang tham gia BHXH bắt buộc;

- Tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ 01/5 - hết 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương từ ngày 01/5 - hết 31/12/2021.

- Từ 15 ngày - dưới 01 tháng: 1,855 triệu đồng/người;

- Trên 01 tháng: 3,71 triệu đồng/người.

Chậm nhất ngày 04/02/2022

NLĐ ngừng việc

- Đang tham gia BHXH bắt buộc;

- Phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên từ ngày 01/5 - hết 31/12/2021.

- Hỗ trợ 01 lần: 01 triệu đồng/người

Chậm nhất ngày 08/02/2022

NLĐ chấm dứt HĐLĐ

- Phải dừng hoạt động từ ngày 01/5 - hết 31/12/2021;

- Đang tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ 01 lần: 3,71 triệu đồng/người.

Chậm nhất ngày 11/02/2022

NLĐ mang thai, có con nhỏ

NLĐ thuộc đối tượng tại các mục 4, 5, 6 Nghị quyết 68:

- Đang mang thai (1);

- Mẹ hoặc cha đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ dưới 06 tuổi (2).

- (1): Hỗ trợ thêm 01 triệu đồng/người;

- (2): Hỗ trợ thêm 01 triệu đồng/trẻ.

Đạo diễn, diễn viên, họa sĩ hạng IV

- Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang);

- Phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên từ 01/5 - hết 31/12/2021

Hỗ trợ 01 lần: 3,71 triệu đồng/người.

Chậm nhất ngày 07/02/2022

Hướng dẫn viên du lịch

Đã có thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Hỗ trợ 01 lần: 3,71 triệu đồng/người.

Chậm nhất ngày 04/02/2022

Lao động tự do

- Căn cứ điều kiện, khả năng ngân sách địa phương

- Theo số ngày thực tế tạm dừng hoạt động

Không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày

Thời hạn chi trả sẽ thực hiện theo quy định của từng tỉnh.

Ví dụ, tại Hà Nội, thời hạn nhận hỗ trợ chậm nhất là ngày 10/2/2022

NLĐ là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn

- F0 đang điều trị Covid-19 (tối đa 45 ngày);

- F1 đang thực hiện cách ly y tế (tối đa 21 ngày).

(Từ ngày 27/4 - 31/12/2021)

Hỗ trợ mức 80.000 đồng/người/ngày

Chậm nhất ngày 10/02/2022

Giả sử, NLĐ nghỉ việc không lương thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68, đang mang thai và đang nuôi 01 con nhỏ.

Khi đó, mức hỗ trợ tối đa NLĐ này có thể được nhận là: 3,71 triệu + 02 triệu + (80.0000 đồng x 45) = 9,31 triệu đồng.

Tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Nghị quyết 116/NQ-CP)

NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Thuộc một trong 02 trường hợp:

+ Đang tham gia BHTN tại thời điểm 30/9/2021 (không gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

+ Đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng từ 01/01/2020 - 30/9/2021, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

Mức hỗ trợ từ 1,8 - 3,3 triệu đồng/người.

(Căn cứ vào thời gian đóng BHTN chưa hưởng).

- NLĐ đang tham gia BHTN: Chậm nhất 30/11/2021.

- NLĐ đã dừng đóng BHTN: Chậm nhất 31/12/2021.

Theo Nghị quyết 116/NQ-CP, NLĐ được nhận hỗ trợ tối đa 3,3 triệu đồng/người từ Quỹ BHTN.

Tiền hỗ trợ từ Công đoàn (Quyết định 3749/QĐ-TLĐ)

Đoàn viên, NLĐ là F0

Đoàn viên, NLĐ là F0 không vi phạm phòng, chống dịch.

- Tối đa 03 triệu đồng/người: Có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện.

- Tối đa 1,5 triệu đồng/người: Điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện dưới 21 ngày.

Dừng hỗ trợ từ 01/3/2022

Theo Quyết định 3749/QĐ-TLĐ, NLĐ là F0 được nhận tối đa 03 triệu đồng/người tiền hỗ trợ từ Công đoàn.

Tiền hỗ trợ thuê nhà (Quyết định 08/2022/QĐ-TTg)

NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp

- Ở thuê, ở trọ từ ngày 01/02/2022 - 30/6/2022.

- Làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên và bắt đầu làm việc trước 01/4/2022.

- Có thêm 01 trong 02 điều kiện:

+ Đang tham BHXH bắt buộc;

+ Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Có tên trong danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ.

Hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng

(trong tối đa 03 tháng)

Chậm nhất ngày 23/8/2022

NLĐ quay trở lại thị trường lao động

- Ở thuê, ở trọ từ 01/4/2022 - 30/6/2022.

- Ký HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên và làm việc từ 01/4/2022 - 30/6/2022.

- Có thêm 01 trong 02 điều kiện:

+ Đang đóng BHXH bắt buộc;

+ Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc là NLĐ mới tuyển dụng và có ký hợp đồng nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc: Có tên trong danh sách trả lương tại tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ.

Hỗ trợ 01 triệu đồng/người/tháng.

(trong tối đa 03 tháng)

Theo Quyết định 08/2022, NLĐ được nhận tối đa 03 triệu đồng/người tiền hỗ trợ thuê nhà ở.

Từ bảng trên, có thể thấy, nếu một NLĐ đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Nghỉ việc không lương trên 01 tháng từ ngày 01/5 - hết 31/12/2021, cách ly y tế 45 ngày, đang mang thai và đang nuôi 01 con nhỏ (thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68);

- Đang tham gia BHTN nhưng không phải đang làm việc tại cơ quan, tổ chức do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên tại thời điểm 30/9/2021 (thuộc đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 116);

- Đáp ứng điều kiện là NLĐ quay lại làm việc và được nhận hỗ trợ theo Quyết định 08/2022;

- Là đoàn viên thuộc đối tượng nhận hỗ trợ của Công đoàn.

Khi đó, tổng số tiền hỗ trợ do Covid-19 mà người này có thể được nhận là:

3,71 triệu đồng (hỗ trợ NLĐ nghỉ việc không lương) + 01 triệu đồng (đang nuôi con nhỏ) + 01 triệu đồng (đang mang thai) + (80.0000 đồng x 45 ngày) (tiền ăn) + 3,3 triệu đồng (mức tối đa tiền hỗ trợ BHTN) + 03 triệu đồng (mức tối đa Công đoàn hỗ trợ) + 03 triệu đồng (tiền thuê nhà) = 18,61 triệu đồng.

Đây là một ví dụ điển hình về số tiền hỗ trợ tối đa một người lao động sẽ được nhận do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian qua. Tuy nhiên, phần lớn các chính sách chỉ áp dụng trong năm 2021 (dù hạn nộp hồ sơ có thể nộp trong năm 2022) ngoại trừ hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trên đây là tất cả khoản tiền hỗ trợ Covid-19 người lao động được nhận. Nếu bạn không thuộc trường hợp đã nêu ví dụ ở trên, để tra cứu cụ thể số tiền mình có thể được hỗ trợ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, bạn có thể gọi đến tổng đài của LuatVietnam 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ tính chính xác.

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Nghị định 62/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực có nhiều điểm mới so với dự thảo lấy ý kiến trước đó.

Các trường hợp được ưu tiên, tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2022

Các trường hợp được ưu tiên, tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2022

Các trường hợp được ưu tiên, tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2022

Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số đối tượng đặc biệt sẽ được cộng điểm ưu tiên, xét tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT). Vậy năm nay, trường hợp nào được ưu tiên, tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội?