7 thay đổi về thủ tục nhận hỗ trợ Covid theo Quyết định 33/2021/QĐ-TTg

Ngày 06/11/2021, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 33/2021/QĐ-TTg điều chỉnh một số quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.


1/ Doanh nghiệp được nộp hồ sơ hỗ trợ đào tạo nghề thành nhiều đợt

Đây là một nội dung đáng chú ý được quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 33/2021/QĐ-TTg:

Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ thành các đợt khác nhau để phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng lao động. Người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 01 lần theo chính sách này.

Theo đó, doanh nghiệp được nộp hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thành nhiều đợt.

Tuy nhiên với mỗi người lao động, doanh nghiệp chỉ được tính một lần hưởng với mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng.

Cùng với đó, để hưởng chính sách hỗ trợ này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi mình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nơi đặt trụ sở chính. Trong khi đó, trước đây yêu cầu chỉ gửi hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.


2/ Phải ghi rõ hình thức tạm hoãn hợp đồng trong hồ sơ hưởng

Theo hướng dẫn tại Quyết định 33/2021, các thủ tục hưởng hỗ trợ của người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương vẫn do doanh nghiệp thực hiện nhưng có thêm một yêu cầu đối với văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương như sau:

Trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,...), sau khi có sự thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

Theo quy định trên, các bên có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương qua mail, điện thoại, tin nhắn,… nhưng phải ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột Ghi chú trong Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội. 

thay doi ve thu tục nhan ho tro covid


3/ Điều chỉnh nơi nộp hồ sơ khi ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương

Trước đây, theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, doanh nghiệp có người lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương phải nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính.

Tuy nhiên từ ngày 06/11/2021, doanh nghiệp có thể tùy chọn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi đặt các địa điểm sau:

- Trụ sở chính.

- Chi nhánh.

- Văn phòng đại diện.

- Địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ: Khoản 6 và khoản 9 Điều 1 Quyết định 33/2021/QĐ-TTg.


4/ Chỉ cần nộp bản sao văn bản chấm dứt hợp đồng lao động

Quyết định 23/2021/QĐ-TTg yêu cầu người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động phải nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định thôi việc.

- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Nhưng với quy định mới tại Quyết định 33/2021, người lao động chỉ cần nộp bản sao các giấy tờ trên mà không yêu cầu chứng thực hay phải có bản chính đi kèm.


5/ Điều chỉnh hồ sơ nhận hỗ trợ đối với F0 đang điều trị tại cơ sở y tế

Để giải quyết việc hỗ trợ tiền ăn đối với F0 đang điều trị Covid-19, cơ sở y tế nơi F0 đang điều trị phải có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo hướng dẫn tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, ngoài danh sách F0 và bản sao giấy tờ cá nhân của người đó, cơ sở y tế còn phải nộp lại giấy ra viện.

Nhưng từ ngày 06/11/2021, cơ sở y tế nơi điều trị F0 có thể thay giấy ra viện bằng giấy chứng tử của cơ sở y tế hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế. 

thay doi ve thu tục nhan ho tro covid anh 1Nhiều thay đổi về thủ tục nhận hỗ trợ Covid-19 của người lao động (Ảnh minh họa)


6/ Bổ sung thủ tục nhận hỗ trợ với hộ kinh doanh không cần đăng ký

Do mới được bổ sung vào đối tượng nhận hỗ trợ tại Nghị quyết 126 nên Quyết định 33/2021/QĐ-TTg đã kịp thời bổ sung thủ tục hưởng dành cho hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.

Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chí xác định đối tượng đang hoạt động trên địa bàn địa phương quản lý, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ đối với các hộ kinh doanh trên.


7/ Bổ sung hồ sơ đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn

Ngoài các giấy tờ giống với Quyết định 23, Quyết định 33/2021/QĐ-TTg còn yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp thêm bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chỉ phải nộp bản sao thay vì bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính của một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Trên đây là tổng hợp những thay đổi về thủ tục hưởng hỗ trợ Covid theo Quyết định 33/2021/TTg. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> [Cập nhật] Các chính sách hỗ trợ Covid-19 cho người dân
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Trong bài viết trước, LuatVietnam đã đề cập đến trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước năm 2009, khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc. Bài viết dưới đây tiếp tục đề cập đến một khoản tiền khác mà người lao động có thể nhận được.