Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2009
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 50/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 50/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/10/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 9/2009 - Ngày 07/10/2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 50/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 9/2009. Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách đã được đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ như tiếp tục rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện tốt các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Tập trung kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA thuộc các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn…, đặc biệt chú trọng bảo đảm chất lượng các công trình, dự án. Chính phủ cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm tốt việc cung cấp đủ nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cho nông dân, chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo có hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực và tiêu thụ lúa, gạo cho nông dân. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất việc khai thác có hiệu quả cao nhất các loại khoáng sản lớn của đất nước. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; chú trọng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo để thay thế Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành trong tháng 10/2009.
Xem chi tiết Nghị quyết 50/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 50/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦSỐ 50/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2009
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2009
Trong hai ngày 30 tháng 9 và 01 tháng 10 năm 2009, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 năm 2009, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Chính phủ thảo luận và thông qua các báo cáo: Về công tác chỉ đạo phòng, chống cơn bão số 9 và các giải pháp khắc phục hậu quả; Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2009, dự báo về tình hình kinh tế thế giới, trong nước thời gian tới; Đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả các gói kích thích kinh tế đang thực hiện và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiếp theo; Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho người nghèo, vùng khó khăn; Tình hình thực hiện các cam kết và thoả thuận kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm; Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 9/2009; Công tác cải cách hành chính tháng 9/2009; Tình hình soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ trong quý III năm 2009; Tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 8/2009, chương trình công tác của Chính phủ tháng 9/2009, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.
a) Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực chủ động của các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng quốc phòng, công an..., sự đoàn kết chung sức, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 9 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng vũ trang tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, bố trí kịp thời nơi ở tạm cho người dân phải di dời; tổ chức thăm hỏi, cứu trợ, bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo, thuốc chữa bệnh... cho nhân dân vùng bị cô lập, kiên quyết không để người dân nào bị đói do thiếu lương thực.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành phối hợp với các địa phương chủ động kiểm tra, đôn đốc việc xử lý khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ, khôi phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt, sản xuất bình thường, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch, bệnh sau bão, lũ..., sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
b) Thời gian qua, dù trong điều kiện kinh tế suy giảm, nhưng Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo và vùng khó khăn đã được triển khai khá toàn diện, tích cực, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao mức sống ở nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, góp phần xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cả về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện.
Chính phủ thống nhất chỉ đạo tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn đã được ban hành; tập trung ưu tiên bố trí các nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng khó khăn; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành. Các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án; định kỳ báo cáo kịp thời, bảo đảm việc triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả; tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn thời gian qua và đề xuất các giải pháp thích hợp trong giai đoạn mới...
c) Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm, Chính phủ thống nhất nhận định: Mặc dù chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, nhưng nền kinh tế nước ta không bị rơi vào suy thoái. Chính phủ đã dự báo, đánh giá đúng tình hình, kịp thời và linh hoạt đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Việc triển khai thực hiện gói kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội đã mang lại kết quả tích cực, nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi khá rõ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau tăng cao hơn quý trước, 9 tháng đầu năm đạt 4,56%; kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng được kiềm chế ở mức thấp; thu ngân sách đạt khá.
Sản xuất công nghiệp và xây dựng phục hồi khá nhanh; sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển khá ổn định; lĩnh vực dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng khá cao, hoạt động thương mại, dịch vụ nội địa đạt nhiều kết quả tích cực. Vốn đầu tư phát triển tăng mạnh do khai thác và huy động được từ nhiều nguồn. Công tác an sinh xã hội tiếp tục hướng vào xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở xã hội... Công tác xây dựng luật, pháp lệnh, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được tiếp tục chú trọng và có tiến bộ. Việc ký kết và triển khai có kết quả các hiệp định và thoả thuận quốc tế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hơn nữa công tác đối ngoại và quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, củng cố hoà bình và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Những kết quả đạt được nêu trên cho thấy, trong những tháng còn lại của năm 2009, chúng ta có khả năng và điều kiện phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả năm, đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Trong thời gian tới, dự báo kinh tế trong nước có khả năng tiếp tục đà phục hồi, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ tăng trưởng còn ở mức thấp; xuất khẩu giảm nhiều và khả năng chậm được cải thiện, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt; tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng cao; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng tăng, gây áp lực đến mặt bằng giá cả, tỷ giá ngoại tệ và tăng chỉ số giá tiêu dùng; tình hình giải quyết việc làm vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế; thiên tai, dịch bệnh có những diễn biến phức tạp...
Phát huy kết quả đạt được do triển khai các các giải pháp, chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, để bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và tiếp tục phấn đấu nhằm phục hồi nền kinh tế một cách vững chắc, tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 9 (khoá X), các kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện tốt các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh thị trường trong nước để phát triển sản xuất kinh doanh; nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện để khai thác, phát huy các nguồn nội lực của đất nước.
- Tập trung kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA thuộc các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn..., đặc biệt chú trọng bảo đảm chất lượng các công trình, dự án.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm tốt việc cung cấp đủ nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cho nông dân, chủ động phòng, chống dịch bệnh lây lan trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo có hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực và tiêu thụ lúa, gạo cho nông dân. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất việc khai thác có hiệu quả cao nhất các loại khoáng sản lớn của đất nước.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành liên quan, theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính, tiền tệ và các cân đối lớn của nền kinh tế, có biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát cao trở lại; khẩn trương nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách tiếp tục kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2010 cao hơn năm 2009 và tạo cơ sở để tăng cao hơn trong những năm tiếp theo, đồng thời bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, trình Chính phủ xem xét, quyết định tại phiên họp Chính phủ tháng 10 năm 2009.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; chú trọng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Bộ Nội vụ chủ trì theo dõi, đôn đốc và tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các bộ, ngành, địa phương chú trọng công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng và giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn; tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và đại biểu dự họp, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2009 và dự báo năm 2010 trình Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và báo cáo tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII. Các thành viên Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị tốt các báo cáo dự án luật được phân công để trình Quốc hội, các ý kiến phát biểu và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội.
2. Chính phủ nghe và cho ý kiến về việc tiếp thu và giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với Dự án Luật An toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.
Giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật An toàn thực phẩm; Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội và báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về Dự án luật này.
3. Chính phủ nghe và thảo luận tờ trình về các nội dung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành trong tháng 10 năm 2009.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây