Quyết định 1502/QĐ-TTg 2024 đưa 03 công trình thủy lợi vào Danh mục quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1502/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1502/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/12/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1502/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1502/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc đưa 03 công trình thủy lợi vào Danh mục
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
_______________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2024/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023);
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 năm 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về việc xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đưa 03 công trình thủy lợi: Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa; hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế; hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
1. Phạm vi hành lang bảo vệ như sau:
a) Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa
- Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.
- Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ đầu kênh dẫn thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu và vai tràn theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.
- Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tỉnh từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ DC01 đến DC32, từ HC01 đến HC42 và từ BT01 đến BT18.
- Cống lấy nước: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng về phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu về phía hạ lưu.
- Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là từ cao trình đỉnh đập +121,3 m xuống cao trình 0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).
- Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Cửa Đạt: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,84 km2 ứng với cao trình đỉnh đập là +121,3 m trở xuống phía lòng hồ.
b) Công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-69 đến KDC-ANQG-9.
- Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ mép ngoài các trụ pin về phía lòng hồ; phía hạ lưu tràn xả lũ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ KDC-ANQG-1 đến ANQG-65.
- Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra gồm các mốc từ PC-1 đến PC-50 và từ PC71 đến PC-90.
- Tuyến đường ống Tuynen: Theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-66 đến ANQG-68.
- Cống lấy nước dưới đập phụ 4 và kênh dẫn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu trở ra.
- Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống code +0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).
- Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Tả Trạch: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,3 km2 ứng với cao trình +53 m trở xuống phía lòng hồ.
c) Công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước
- Đập chính: Phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra.
- Đập tràn: Phía thượng lựu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50 m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên.
- Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781, cụ thể:
+ Từ K0 - K1+70 (mốc 1 đến mốc 6): Phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 50 m tính từ chân đập phụ trở ra.
+ Từ K1+70 - K1+342 (mốc 7 đến mốc 8): Phạm vi bảo vệ là 51 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K1+342 - K1+379 (mốc 8 đến mốc 9): Phạm vi bảo vệ là 51 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K1+379 - K2+661 (mốc 9 đến mốc 13): Phạm vi bảo vệ trung bình là 45 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K2+661 - K2+756 (mốc 13 đến mốc 14): Phạm vi bảo vệ trung bình là 45 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K2+756 - K2+950 (mốc 14 đến mốc 17): Phạm vi bảo vệ trung bình là 23 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K2+950 - K10+300 (mốc 17 đến mốc 43): Phạm vi bảo vệ trung bình là 20 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K10+300 - K10+687 (mốc 43 đến mốc 47): Phạm vi bảo vệ trung bình là 50 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K10+687 - K11+019 (mốc 47 đến mốc 49): Phạm vi bảo vệ trung bình là 25 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K11+019 - K11+620 (mốc 49 đến mốc 51): Thuộc phạm vi bảo vệ cống số 2.
+ Từ K11+620 - K19+314 (mốc 51 đến mốc 83): Phạm vi bảo vệ là 25 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
+ Từ K19+314 - K19+614 (mốc 83 đến mốc 84): Thuộc phạm vi bảo vệ cống số 3.
+ Từ K19+614 - K27+996 (mốc 84 đến mốc 112 - mốc cuối): Phạm vi bảo vệ là 22 m tính từ chân đập phụ trở ra đến mép đường nhựa ĐT 781.
- Cống lấy nước số 1, 2, 3: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh trở ra; chiều rộng khu vực bảo vệ cách chân mái ngoài kênh chính ra mỗi bên là 5 m.
- Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là 40 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).
- Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Dầu Tiếng: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 270 km2 ứng với mực nước dâng bình thường là +24,4 m trở xuống phía lòng hồ.
2. Đối với phạm vi hành lang bảo vệ của các công trình đầu mối (đập chính, đập tràn, đập phụ, tuyến đường ống Tuynen, cống lấy nước và kênh dẫn) thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đối với phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước tiếp tục thực hiện các hoạt động đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình; triển khai lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định tại Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phù Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; dự toán kinh phí, cắm mốc bổ sung (nếu cần) phạm vi hành lang bảo vệ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về đưa 03 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước; Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Cửa Đạt; Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Tả Trạch; Tổng Giám đốc Công Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Miền Nam và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước; - Văn phòng Quốc hội; - Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: PL, NC, CN; - Lưu: VT, NN (2). Tuynh | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà |