Thông tư 155/2007/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 155/2007/TT-BQP

Thông tư 155/2007/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:155/2007/TT-BQPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Văn Được
Ngày ban hành:05/10/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 155/2007/TT-BQP NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO QUÂN ĐỘI

 

Căn cứ Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao.

Để thực hiện Thông tư Liên tịch số 34/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH-UBTDTT ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn thực hiện Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao;

Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong Quân đội như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ tiền công; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chế độ bồi thường tai nạn lao động; chế độ tiền thưởng quy định tại Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội. Các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Thông tư này được áp dụng kể từ ngày  Quyết định số 234/QĐ-TTg có hiệu lực.

2. Đối tượng áp dụng là các huấn luyện viên, vận động viên, đội tuyển, tuyển trẻ, tuyển năng khiếu đại diện cho quân đội hằng năm được Bộ Tổng Tham mưu, giao nhiệm vụ tổ chức tập huấn tham gia thi đấu giải quốc gia, quốc tế không hưởng lương, sinh hoạt phí (SHP), hoặc đang hưởng lương sinh hoạt phí do các cơ quan, đơn vị trả trong thời gian tập trung tập luyện và thi đấu nhưng thấp hơn mức tiền công quy định ở Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg.

3. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao các Trung tâm, đoàn đội, câu lạc bộ thể thao tổng hợp danh sách, lập dự toán đảm bảo cho huấn luyện viên, vận động viên gửi các cơ quan chức năng của Bộ theo đúng luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành luật và điều lệ công tác tài chính trong quân đội đúng đối tượng, đúng chế độ, đạt hiệu quả.

 

II. CHẾ ĐỘ TIỀN CÔNG

 

1. Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, tuyển trẻ, tuyển năng khiếu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền, được cơ quan, tổ chức sử dụng trả tiền công theo ngày như sau:

a) Huấn luyện viên

Huấn luyện viên đội tuyển: 75.000đồng/ngày/người

Huấn luyện viên tuyển trẻ, tuyển năng khiếu: 55.000đồng/ngày/người

b) Vận động viên:

Vận động viên đội tuyển: 50.000đồng/người/ngày

Vận động viên đội tuyển trẻ: 25.000đồng/người/ngày

Vận động viên đội tuyển năng khiếu: 15.000 đồng/người/ngày

2. Huấn luyện viên, vận động viên nếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

2.1. Huấn luyện viên, vận động viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu được các đơn vị quản lý trả  lương:

a) Được hưởng nguyên lương tại cơ quan, tổ chức quản lý huấn luyện viên, vận động viên. Trường hợp mức tiền lương quy ra ngày thấp hơn mức tiền công ngày tương ứng nêu trên thì được bù chênh lệch bằng mức tiền công quy định tại Điểm a, Khoản 2, Mục 2, Thông tư này. Mức tiền lương theo ngày của huấn luyện viên, vận động viên được xác định bằng tiền lương tháng chia cho 22 ngày (số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng).

b) Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên có thời gian thực tế tập huấn và thi đấu cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (nhiều hơn 22 ngày) thì đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trả tiền công bằng mức quy định tại Khoản 1, Mục 2, Thông tư này cho số ngày cao hơn ngày làm việc theo tiêu chuẩn.

c) Khoản bù chênh lệch giữa tiền lương và tiền công trả cho số ngày làm việc cao hơn số ngày làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Mục 2, Thông tư này không được dùng để tính đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1: Huấn luyện viên A là công nhân quốc phòng, có hệ số lương được hưởng là 2,34 và 50% phụ cấp Quốc phòng - An ninh. Trong thời gian tập trung, tập huấn và thi đấu trong đội tuyển Quân đội huấn luyện viên A được hưởng nguyên lương và được trả phần chênh lệch giữa tiền lương so với mức tiền công quy định tại Khoản 1, Mục 2, Thông tư này. Cụ thể như sau:

- Mức tiền lương ngày của huấn luyện viên A là:

 

(2,34 x 450.000) + (2,34 x 450.000) x 50%

22

=

71.795 đồng/ngày

 

  - Đơn vị sử dụng huấn luyện viên A thực hiện chi trả phần chênh lệch là:

75.000 đồng - 71.795 đồng = 3.205 đồng/ngày

Nếu huấn luyện viên A thực hiện chế độ luyện tập 26ngày/tháng thì được chi trả tiền bù chênh lệch và tiền công trong một tháng tập huấn là:

(3.205 đồng x 22 ngày) + (75.000 đồng x 4 ngày) = 370.510 đồng/tháng

2.2. Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, Binh sĩ trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu được đơn vị quản lý trả sinh hoạt phí, nhưng tiền sinh hoạt phí tính quy ra ngày cộng với tiền ăn cơ bản bộ binh theo ngày thấp hơn mức tiền công ngày tương ứng nêu trên thì được đơn vị sử dụng bù chênh lệch bằng mức tiền công quy định tại Khoản 1, Mục 2, Thông tư này.

Ví dụ 2: Vận động viên A là Binh nhì được hưởng sinh hoạt phí 180.000đ/tháng và tiền ăn cơ bản 17.000đ/ngày. Trong thời gian tập trung, huấn luyện và thi đấu trong đội tuyển Quân đội vận động viên A được hưởng nguyên lương và được đơn vị sử dụng trả phần chênh lệch giữa tiền lương so với mức tiền công quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

- Mức sinh hoạt phí và tiền ăn cơ bản ngày của vận động viên A là:

 

180.000đ

22

+

17.000đ

=

25.200đồng/ngày

 

- Đơn vị sử dụng vận động viên A chi trả phần chênh lệch là:

50.000 đ – 25.200 đ = 24.480 đồng/ngày

Nếu vận động viên A thực hiện chế độ luyện tập 26ngày/tháng thì đơn vị sử dụng vận động viên A được chi trả tiền bù chênh lệch và tiền công trong một tháng tập huấn là:

(24.480đ x 22 ngày) + (50.000 đ x 4 ngày) = 738.560đồng/tháng

 

III. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

 

1. Đối với huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu, đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên chịu trách nhiệm trích nộp kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho huấn luyện viên, vận động viên theo quy định hiện hành của pháp luật và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Huấn luyện viên, vận động viên được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chế độ quy định.

2. Đối với huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước  nhưng đang làm việc tại các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu cơ quan tổ chức sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trích chuyển cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên, nguồn kinh phí để nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Huấn luyện viên, vận động viên được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chế độ quy định.

3. Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì trong thời gian tập trung, tập huấn, thi đấu nếu bị ốm đau phải nghỉ luyện tập, nghỉ thi đấu; bị tai nạn hoặc chết thì được giải quyết trợ cấp như sau:

a) Trường hợp bị ốm đau hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình: Được chi trả toàn bộ chi phí, khám chữa bệnh (theo mức viện phí làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế) và được hưởng trợ cấp ốm đau bằng 75% tiền công hiện hưởng trong những ngày nghỉ ốm hoặc thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

b) Trường hợp bị tai nạn lao động:

Được chi trả toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu (theo mức viện phí làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế) đến khi điều trị ổn định thương tật và được hưởng trợ cấp bằng  100% tiền công hiện hưởng trong những ngày điều trị.

Sau khi điều trị ổn định được giám định khả năng lao động, nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được trợ cấp một lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động, cụ thể như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng tiền lương tối thiểu, sau đó cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng tiền lương tối thiểu chung; ngoài ra, còn được nhận khoản trợ cấp một lần tính theo thời gian làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung: từ 1 năm (12 tháng) trở xuống thì được hưởng bằng 0,5 tháng tiền công, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền công.

Trường hợp ốm đau, tai nạn, nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng trợ cấp theo quy định tại Điểm a, b khoản này.

c) Huấn luyện viên, vận động viên là thành viên các đội tuyển, tuyển trẻ, tuyển năng khiếu quân đội khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên được trợ cấp một lần. Cứ mỗi năm (12 tháng) làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung (nếu có thời gian ngắt quãng thì được tính cộng dồn), được hưởng 1,5 tháng (26 ngày/tháng) tiền công trước khi thôi việc, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền công.

Thời gian huấn luyện viên, vận động viên tập trung được cộng dồn lớn hơn hai năm (24 tháng) mà có tháng lẻ thì:

Dưới ba tháng không được hưởng trợ cấp.

Từ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính 1/2 năm.

Từ trên 6 tháng đến 12 tháng được tính tròn 1 năm.

Tiền công tháng làm cơ sở tính trợ cấp được xác định bằng mức tiền công ngày gần nhất khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên nhân với 22 ngày.

Ví dụ 3:

Vận động viên Trần Văn B không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có thời gian được cơ quan có thẩm quyền triệu tập tập trung tập huấn và thi đấu như sau: ở đội tuyển quân đội 7 năm 9 tháng. Khi thôi làm vận động viên Trần Văn B được tính hưởng trợ cấp một lần như sau:

- Thời gian được hưởng trợ cấp một lần là 7 năm, 9 tháng. Tính tròn là 8 năm. Được tính hưởng trợ cấp bằng 12 tháng tiền công (mức tiền công khi là vận động viên đội tuyển quân đội là 50.000đồng/người/ngày):

50.000đồng x 22 ngày x 8 năm x 1,5 tháng = 13.200.000 đồng

b) Nếu huấn luyện viên, vận động viên chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như mức quy định đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo pháp luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên chết do tai nạn trong khi tập huấn, thi đấu hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn trong quá trình tập huấn, thi đấu thì ngoài trợ cấp, mai táng, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu chung, nếu chết trước ngày 1/1/2007; bằng 36 tháng tiền lương tối thiểu chung, nếu chết từ ngày 1/1/2007 trở đi.

 

IV. CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG

 

1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại Mục 3 trên đây, huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn hoặc chết trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được bồi thường một lần theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cụ thể như sau:

a) Bồi thường một lần bằng 30 tháng tiền công và phụ cấp (nếu có) cho huấn luyện viên, vận động viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động chết do bị tai nạn mà không do lỗi của huấn luyện viên, vận động viên. Trong trường hợp do lỗi của huấn luyện viên, vận động viên thì được bồi thường bằng 12 tháng tiền công.

b) Bồi thường bằng 1,5 tháng tiền công (theo mức tương ứng quy định tại Khoản 1 Mục 2 Thông tư này) cho huấn luyện viên, vận động viên bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 10% ; Nếu bị suy giảm khả năng lao động trên 10% đến dưới 81% thì cứ 1% tăng thêm được bồi thường thêm 0,4 tháng tiền công nếu tai nạn không do lỗi trực tiếp của huấn luyện viên, vận động viên. Trường hợp tai nạn do lỗi trực tiếp của huấn luyện viên, vận động viên thì được bồi thường bằng 40% mức bồi thường tương ứng nêu trên.

c) Khi xảy ra tai nạn trong tập luyện, thi đấu, các đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên phải lập biên bản ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích, mức độ thiệt hại, nguyên nhân, trách nhiệm xảy ra tai nạn; Có chữ ký của đại diện đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên, ban tổ chức thi đấu (trong các giải thi đấu) hoặc những người chứng kiến.

 

V. CHẾ ĐỘ TIỀN THƯỞNG

 

1. Huấn luyện viên, vận động viên là thành viên đội tuyển, tuyển trẻ quân đội tham gia thi đấu lập thành tích tại các giải: Quân đội các nước thế giới (CSIM), quân đội các nước Đông Nam Á (ASEAN), giải vô địch quốc gia, vô địch trẻ quốc gia, Đại hội TDTT toàn quốc, Đại hội, hội thao TDTT toàn quân.

Mức thưởng được quy định như sau:

 

 

TT

 

 

Tên cuộc thi

Thành tích

HCV

HCB

HCĐ

1

Quân đội các nước thế giới

45.000.000

25.000.000

20.000.000

2

Quân đội các nước Đông Nam Á

5.000.000

3.000.000

2.000.000

3

Đại hội, vô địch toàn quốc

5.000.000

3.000.000

2.000.000

4

Vô địch trẻ quốc gia

 

 

 

Dưới 12 tuổi

1.000.000

600.000

400.000

Từ 12 tuổi - 16 tuổi

1.500.000

900.000

600.000

Từ 16 tuổi - 18 tuổi

2.000.000

1.200.000

800.000

Từ 18 tuổi - 21 tuổi

2.500.000

1.500.000

1.000.000

5

Đại hội hội thao toàn quân

2.000.000

1.200.000

800.000

 

2. Đối với môn thể thao tập thể mức thưởng chung bằng số lượng người tham gia môn thể thao tập thể nhân với mức thưởng tương ứng.

Ví dụ 4: Đội tuyển bóng chuyền quân đội gồm 12 vận động viên đăng ký thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc, đạt huy chương vàng. Mức thưởng chung cho các vận động viên đội tuyển bóng chuyền quân đội là:

12 người x 5.000.000 đồng = 60.000.000 đồng

3. Đối với các môn thể thao có nội dung thi đấu đồng đội (mà thành tích thi đấu của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong cùng một lần thi), số lượng vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng vận động viên nhân với 50% mức thưởng tương ứng.

Ví dụ 5: 03 vận động viên: Đỗ Văn A, Nguyễn Văn B, Lê Văn C đạt huy chương vàng đồng đội ở nội dung súng trường 3 tư thế tại giải vô địch bắn súng quốc gia. Mức thưởng chung cho các vận động viên này là:

5.000.000 đồng x 50% x 3 người = 7.500.000 đồng

4. Đối với các môn thể thao có nội dung thi đấu đồng đội (mà thành tích thi đấu của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong những lần thi đấu khác nhau), số lượng vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng vận động viên nhân với mức thưởng tương ứng.

Ví dụ 6: 03 vận động viên: Hoàng Văn A, Nguyễn Văn C, Lê Văn B đạt huy chương vàng ở nội dung đồng đội nam tại giải vô địch Bóng bàn quốc gia. Mức thưởng chung cho các vận động viên này là:

5.000.000 đồng x 3 người = 15.0000.000 đồng

5. Ngoài chế độ tiền thưởng được quy định tại Khoản 1, Mục V nếu vận động viên nêu kỷ lục mới thì được thưởng cụ thể như sau:

a) Đối với những vận động viên nêu kỷ lục mới thì được cộng thêm bằng mức thưởng huy chương vàng tương ứng ở Khoản 1, Mục V Thông tư này.

Ví dụ 7: Vận động viên Trần Văn A nêu kỷ lục mới ở cự ly 100m giải vô địch điền kinh toàn quốc. Mức thưởng chung cho vận động viên này là:

(5.000.000 đồng x 1 người) + 5.000.000 đồng = 10.000.000 đồng

b) Đối với những vận động viên phá kỷ lục quốc gia thì được thưởng bằng 50% mức huy chương vàng tương ứng ở Khoản 1, Mục V Thông tư này:

Ví dụ 8: Vận động viên Nguyễn Văn B phá kỷ lục quốc gia ở cự ly bơi ngửa 100m nam tại giải vô địch bơi toàn quốc. Mức thưởng chung cho vận động viên này là:

(5.000.000 x 1 người) x 50% = 2.500.000 đồng

6. Đối với những môn thi phối hợp trong chương trình thi đấu Olympic và thể thao quân sự chỉ thưởng cho thành tích toàn năng (không khen thưởng thành tích đơn môn).

7. Chế độ thưởng đối với huấn luyện viên:

a) Những môn thi đấu cá nhân: Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích trong các cuộc thi đấu mức thưởng được tính bằng mức thưởng vận động viên. Trường hợp vận động viên có nhiều huấn luyện viên huấn luyện tỷ lệ phân chia tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện đội tuyển được 60%, huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên tại các tuyến trước khi tham gia đội tuyển được 40%.

b) Những môn thi đấu tập thể: Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện thi đấu lập thành tích thì được mức thưởng tương ứng đối với vận động viên đạt giải.

Số lượng huấn luyện viên của các đội được xét thưởng được quy định theo mức sau:

Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 2 - 5 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho một huấn luyện viên.

Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 6 - 12 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 2 huấn luyện viên.

Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 13 vận động viên trở lên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 3 huấn luyện viên.

c) Những môn thi đấu đồng đội và những môn thi phối hợp: Số lượng huấn luyện viên được thưởng theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Mục V Thông tư này. Mức thưởng tương ứng với mức thưởng quy định cho vận động viên.

8. Đối với những huấn luyện viên, vận động viên quân đội được Uỷ ban TDTT triệu tập vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu đạt thành tích tại các giải quốc tế, ngoài chế độ tiền thưởng được Uỷ ban TDTT khen tại Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg. Căn cứ vào thành tích đạt được của từng giải, các cơ quan chức năng sẽ đề xuất mức khen thưởng riêng báo cáo Thủ trưởng Bộ phê duyệt.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị lập báo cáo dự toán gửi về Cục Quân huấn/BTTM và Cục Tài chính/BQP trước ngày 15 tháng 6 để tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng của Nhà nước, thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí ngân sách sự nghiệp thể thao quy định tại hướng dẫn theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

2. Nguồn kinh phí chi trả các chế độ cho đối tượng quy định tại Thông tư này nằm trong dự toán kinh phí năm được công báo do ngân sách Nhà nước và Quốc phòng cấp (loại 16, Khoản 11: hoạt động thể thao); Do vậy các đơn vị chỉ được quyết toán khoản kinh phí này trong chỉ tiêu ngân sách năm được thông báo. Kinh phí khen thưởng đối với giải quân đội các nước thế giới, quân đội các nước Đông Nam Á và hội thao, Đại hội TDTT toàn quân quy định tại hướng dẫn này nằm trong dự toán kinh phí tham gia giải hoặc kinh phí tổ chức hội thao, Đại hội TDTT toàn quân được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

3. Khen thưởng thành tích thi đấu của các huấn luyện viên, vận động viên đạt được tại các giải đấu phải có xác nhận của một trong những cơ quan sau: Uỷ ban TDTT, Ban tổ chức giải đấu hoặc Hiệp hội, Liên đoàn các môn và Cục Quân huấn BTTM.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Công văn số 02/LC-TC8-QH ngày 03/01/2000 của Liên cục Tài chính/BQP, Cục Quân huấn/BTTM hướng dẫn “thực hiện một số chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao trong quân đội” và chế độ tiền thưởng được quy định tại Công văn số 405/TC8-CĐ ngày 30/9/1995 của Liên cục Tài chính/BQP, Cục Quân huấn/BTTM. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Quốc phòng để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Được

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi