Quyết định 1956/QĐ-TTg bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1956/QĐ-TTg

Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1956/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:30/11/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày 30/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cụ thể, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng, khoảng 125 ha. Trong đó, riêng đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có diện tích 9,15 ha (Khu vực bảo vệ I là 0,317 ha và Khu vực bảo vệ II là 8,833 ha) và Khu vực phát huy giá trị di tích có diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II sau khi khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch chính thức (gồm: đất bãi bồi ven sông và phần đất phía trước cánh đồng Mả Dứa).

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quán Trung Tân và Tháp bút Kình Thiên; các không gian lịch sử, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với di tích. Thủ tướng yêu cầu thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.

Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cụm di tích, góp phần giáo dục truyền thống hiếu học và hình thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa của Thành phố Hải Phòng.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1956/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 1956/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 203/TTr-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các nội dung cụ thể sau đây:

1. Phạm vi, quy mô và ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, khoảng 125 ha.

b) Quy mô và ranh giới quy hoạch: Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (theo Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) làm một cụm bao gồm các điểm di tích sau đây:

- Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có diện tích 9,15 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,317 ha và Khu vực bảo vệ II là 8,833 ha) và Khu vực phát huy giá trị di tích có diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II sau khi khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch chính thức (gồm: đất bãi bồi ven sông và phần đất phía trước cánh đồng Mả Dứa), nhằm hoàn thiện khu vực hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và khu trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp đường đê sông Thái Bình và xứ đồng Gốc Cọ; phía Nam giáp khu dân cư thôn Trung Am; phía Đông giáp đường trục Thôn 6, xã Lý Học và phía Tây giáp sông Lý Am.

- Quán Trung Tân, có diện tích 0,36 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,017 ha và Khu vực bảo vệ II là 0,074 ha) và diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II làm khu vực phát huy giá trị di tích là 0,269 ha.

Ranh giới xác định như sau: Phía Bắc giáp sông Thái Bình; phía Nam và phía Đông giáp đường đê sông Thái Bình; phía Tây giáp khu đông ngoài đê sông Thái Bình.

- Tháp bút Kình Thiên, có diện tích 0,449 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,038 ha và Khu vực bảo vệ II là 0,046 ha) và diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II làm khu vực phát huy giá trị di tích là 0,365 ha.

Ranh giới xác định như sau: Phía Bắc giáp trường Trung học cơ sở Lý Học; phía Nam và phía Đông giáp khu cánh đồng thuốc lào Vĩnh Bảo; phía Tây giáp đường vào thôn Trung Am và Nghĩa trang liệt sỹ xã Lý Học.

2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch

a) Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quán Trung Tân và Tháp bút Kình Thiên; các không gian lịch sử, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với di tích.

b) Không gian cảnh quan, môi trường xung quanh cụm di tích và khu vực phát huy giá trị di tích. Mối liên hệ với các di tích, công trình, địa điểm du lịch và di sản văn hóa trong khu vực để kết nối, phát triển du lịch.

c) Các yếu tố về kinh tế - xã hội, dân cư, đô thị; các thể chế chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất của cụm di tích.

d) Công tác quản lý, bảo tồn và đầu tư xây dựng tại cụm di tích.

3. Mục tiêu lập quy hoạch

a) Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cụm di tích, góp phần giáo dục truyền thống hiếu học và hình thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa của thành phố Hải Phòng.

b) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật của cụm di tích, bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường xung quanh và các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.

c) Định hướng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị cụm di tích gắn với phát triển bền vững các loại hình du lịch, hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

d) Làm căn cứ pháp lý để xây dựng quy định quản lý, bảo vệ, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan; để lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị cụm di tích theo quy hoạch được duyệt.

4. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch

a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát cụm di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan

- Nghiên cứu, khảo sát: giá trị cụm di tích và các di sản văn hóa phi vật thể gắn với từng điểm di tích; tài liệu phục vụ lập quy hoạch; vị trí, vai trò của cụm di tích trong mối liên hệ vùng, trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương.

- Nghiên cứu, khảo sát điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, đặc điểm cộng đồng dân cư của địa phương; thực trạng hoạt động du lịch tại cụm di tích và trong khu vực.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan của cụm di tích; tình trạng kỹ thuật và công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gắn với cụm di tích; hiện trạng xây dựng trong khu vực nghiên cứu.

b) Xác định đặc trưng và giá trị của di tích; những hạn chế, khó khăn; các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

c) Đề xuất nội dung định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới:

- Kiến nghị về việc điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích và phân vùng chức năng; vùng cảnh quan cần được bảo vệ; khu vực hạn chế, kiểm soát phát triển và cho phép xây dựng mới.

- Đề xuất định hướng phát triển:

+ Định hướng quy hoạch về bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo tồn, tu bổ và mức độ bảo tồn đối với từng hạng mục di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất bảo tồn vùng cảnh quan gắn với các di tích; đề xuất các hạng mục công trình xây dựng bổ sung.

+ Định hướng phát triển không gian các khu vực phát huy giá trị di tích về: kiến trúc, xây dựng, các khu vực cần kiểm soát về độ cao, mật độ xây dựng, về hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng.

+ Định hướng điều chỉnh đất đai các khu chức năng: nhu cầu sử dụng đất tại các khu chức năng, nhất là các khu vực phát huy giá trị di tích; giải phóng mặt bằng và giải tỏa các vi phạm; định hướng phương án tái định cư (nếu có).

- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về: Giao thông; cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn; cấp điện; thông tin liên lạc và phòng cháy chữa cháy

- Định hướng phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích và xây dựng nông thôn mới: Xây dựng tuyến, điểm du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng cơ sở vật chất du lịch, phát triển nguồn nhân lực.

- Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch. Đề xuất cơ chế và giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, các danh mục đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường di tích hiệu quả và tiết kiệm.

đ) Đề xuất giải pháp phục hồi các di sản văn hóa phi vật thể tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

e) Xác định kế hoạch thực hiện Quy hoạch

- Đề xuất lộ trình và giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Xác định kế hoạch công tác cắm mốc giới cho khu vực bảo vệ di tích sau khi có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch và các hoạt động khác theo quy định; kế hoạch triển khai các dự án tổng thể về đầu tư xây dựng, phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật.

- Xác định các nhóm dự án thành phần, dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư phù hợp với từng thời kỳ quy hoạch và khả năng đảm bảo nguồn lực thực hiện, gồm: (i) Giải phóng mặt bằng; (ii) cắm mốc giới bảo vệ di tích và tái định cư; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; (iii) Nghiên cứu giá trị của di tích, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng dân cư ở khu vực; (iv) Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; (v) Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và công trình kỹ thuật phụ trợ gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển du lịch.

- Đề xuất nguồn vốn, giải pháp huy động vốn và các nguồn lực hợp pháp để thực hiện quy hoạch; phân bổ nguồn vốn, thứ tự ưu tiên và lộ trình đầu tư; bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công và nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo từng giai đoạn quy hoạch.

5. Thành phần hồ sơ và sản phẩm

a) Hình thức, quy cách thể hiện bản đồ, bản vẽ, thành phần hồ sơ sản phẩm bảo đảm tuân thủ theo quy định tại Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác về xây dựng.

- Hệ thống bản đồ, bản vẽ, bao gồm:

+ Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch (Tỷ lệ 1/2000 - 1/5000);

+ Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích, khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích (Tỷ lệ 1/2000);

+ Các bản đồ tỷ lệ 1/500, gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt; Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng, phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích; Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật

+ Các bản vẽ phối cảnh, bản vẽ minh họa có liên quan khác (nếu có).

- Bản chụp các văn bản liên quan kèm theo, gồm: Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng tại khu vực lập quy hoạch; Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch; văn bản thẩm định đồ án Quy hoạch di tích và các văn bản khác có liên quan.

- Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch; Tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

- Hồ sơ lưu trữ đồ án quy hoạch theo quy định của pháp luật về lưu trữ (bao gồm cả định dạng tài liệu điện tử đối với các thành phần hồ sơ nêu trên).

b) Tổ chức thực hiện

- Tiến độ: Thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.

- Trách nhiệm:

+ Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;

+ Cơ quan quản lý lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng;

+ Cơ quan chủ trì thẩm định và trình duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Đơn vị tư vấn: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hải Phòng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, NN, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 04/2024/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Thông tư 04/2024/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi