Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc ban hành Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hoá-Thông tin | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2004/QĐ-BVHTT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Quang Nghị |
Ngày ban hành: | 05/05/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Sao chép tác phẩm tạo hình (SMS: 200013) - Ngày 05/5/2004, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Quyết định số 17/2004/QĐ-BVHTT, về việc ban hành "Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình". Theo Quy chế này, việc sao chép tác phẩm mà chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm bằng văn bản. Trường hợp sao chép tác phẩm của tác giả đã qua đời trên 50 năm thì không phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm đó... Bản sao chép phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc, trừ trường hợp sao chép bằng khuôn đúc hoặc khuôn in, phải giữ đúng nội dung, hình thức như tác phẩm gốc, phải ghi ở phía sau các thông tin sau đây: chữ "bản sao" và tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu tác phẩm gốc, năm sáng tác (nếu có), tên người sao chép, kích thước bản sao chép... Bản sao chép tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh để sử dụng ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa-Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh thẩm định và cho phép mới được sử dụng... Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT tại đây
tải Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN SỐ 17/2004/QĐ-BVHTT
NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH
"QUY CHẾ SAO CHÉP TÁC PHẨM TẠO HÌNH"
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA -THÔNG TIN
Căn cứ Nghị định số
63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thông tin;
Nhằm tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sao chép tác phẩm tạo hình;
Nhằm bảo vệ quyền lợi
của tác giả và người sở hữu tác phẩm;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành "Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ SAO CHÉP
TÁC PHẨM TẠO HÌNH
(ban hành kèm theo Quyết định số
17/2004/QĐ-BVHTT ngày 05/5/2004
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động sao chép tác phẩm tạo hình.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động sao chép tác phẩm tạo hình trên lãnh thổ Việt Nam với mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh đều chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
3. Việc sao chép tác phẩm khi xây dựng tượng đài, tượng trong khuôn viên, phần mỹ thuật đài liệt sĩ, tác phẩm tôn giáo cỡ lớn áp dụng theo Quy chế Quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
4. Sao chép tranh, tượng dân gian, khuyết danh không chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
Điều 2. Một số từ ngữ ở trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. Tác phẩm tạo hình là tác phẩm sáng tạo gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc.
2. Sao chép tác phẩm tạo hình là việc căn cứ vào bản mẫu tác phẩm để tạo ra một hoặc nhiều bản mới, kể cả việc chuyển chất liệu tác phẩm, phóng to, thu nhỏ tác phẩm. Bản mới được tạo ra theo bản mẫu gọi là bản sao chép (việc tạo ra hình ảnh tác phẩm tạo hình bằng hình thức photocopy, chụp ảnh hoặc xuất bản không được coi là sao chép tác phẩm tạo hình).
3. Bản mẫu tác phẩm là bản gốc hoặc ảnh chụp bản gốc, khuôn đúc từ bản gốc được dùng làm mẫu để sao chép.
4. Bản gốc tác phẩm là bản hoàn chỉnh đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra, được tác giả đưa ra công bố.
5. Nhân bản tác phẩm tạo hình là việc dùng khuôn đúc hoặc khuôn in để tạo ra nhiều bản giống như bản mẫu.
6. Chủ sở hữu tác phẩm tạo hình là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu các quyền của tác giả có thể chuyển giao theo quy định của pháp luật.
7. Mạo danh tác giả, giả mạo tác phẩm tạo hình là việc tự ý ghi tên tác giả trên tác phẩm không phải do tác giả sáng tạo ra.
Điều 3. Quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, hoặc đề nghị xử lý theo pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ SAO CHÉP TÁC PHẨM TẠO HÌNH
Điều 5.
1. Sao chép tác phẩm mà chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm bằng văn bản (trừ trường hợp chủ sở hữu tác phẩm với người sao chép có thỏa thuận khác). Trường hợp sao chép tác phẩm của tác giả đã qua đời trên 50 năm thì không phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm đó.
2. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đồng ý cho nhiều tổ chức, cá nhân được sao chép tác phẩm của mình.
3. Sao chép tác phẩm của chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Điều 6. Trong văn bản thỏa thuận (hợp đồng sử dụng tác phẩm) giữa chủ sở hữu tác phẩm với người sao chép phải ghi rõ số lượng bản sao chép, mục đích, phạm vi sử dụng, mức thù lao mà người sao chép trả cho chủ sở hữu tác phẩm, hình thức thanh toán và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Điều 7. Bản sao chép phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc, trừ trường hợp sao chép bằng khuôn đúc hoặc khuôn in. Bản sao chép phải giữ đúng nội dung, hình thức như tác phẩm gốc.
Điều 8. Tranh do một tác giả sáng tác nhiều bức giống nhau thì phải đánh số thứ tự từ số 1, 2, 3, 4...đến hết vào phía sau và phải ghi thời gian sáng tác của từng tác phẩm.
Điều 9. Bản sao chép tác phẩm tạo hình phải ghi ở phía sau các thông tin sau đây: chữ "bản sao" và tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu tác phẩm gốc, năm sáng tác (nếu có), tên người sao chép, kích thước bản sao chép.
Điều 10. Sao chép tranh tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được Sở Văn hóa - Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (Bộ Văn hóa - Thông tin) duyệt và cho phép mới được sử dụng làm bản mẫu để sao chép nhằm mục đích kinh doanh hoặc dùng đặt ở nơi công cộng.
2. Bản sao chép tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh để sử dụng ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa - Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (Bộ Văn hóa - Thông tin) thẩm định và cho phép mới được sử dụng.
3. Cơ sở sao chép, trưng bầy, bán tranh, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thể hiện sự tôn kính đối với lãnh tụ được đặt ở vị trí riêng trang trọng.
Điều 11. Những tác phẩm tạo hình có nội dung sau đây không được phép sao chép:
1. Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc.
3. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức, cá nhân sao chép tác phẩm tạo hình có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 13. Việc sao chép tác phẩm tạo hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm hoặc mạo danh tác giả, giả mạo tác phẩm tạo hình đều coi là vi phạm quyền tác giả và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân sao chép tác phẩm tạo hình vi phạm quy định của Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường dân sự theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Vụ trưởngVụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.