Quyết định 1255/QĐ-BVHTTDL 2024 Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi VH phi vật thể các dân tộc thiểu số

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1255/QĐ-BVHTTDL

Quyết định 1255/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1255/QĐ-BVHTTDLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Thị Thủy
Ngày ban hành:08/05/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1255/QĐ-BVHTTDL

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1255/QD-BVHTTDL PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 1255_QD-BVHTTDL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
__________

Số: 1255/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy
văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3884/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 ” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 887/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Dự án “ Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 và 2023 của Vụ Văn hóa dân tộc và Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Công văn về việc phối hợp tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023-2024 của các tỉnh Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Thành lập Ban Tổ chức, mời Báo cáo viên và phê duyệt Danh sách nghệ nhân, học viên tham gia tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024 (có Danh sách kèm theo).

- Ban Tổ chức có trách nhiệm triển khai tổ chức nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Báo cáo viên có nhiệm vụ truyền đạt các chuyên đề theo đúng nội dung, kế hoạch đề ra;

- Nghệ nhân và học viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.

Điều 3. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 kéo dài sang năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Trịnh Thị Thủy

- Như Điều 5;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng;

- UBND các tỉnh: Trà Vinh, Yên Bái, và Vĩnh Phúc (để biết)

- Sở VHTTDL các tỉnh Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc

- UBND, P.VHTT huyện Châu Thành

- UBND, P.VHTT thị xã Nghĩa Lộ

- UBND, P.VHTT huyện Mù Cang Chải

- UBND, P.VHTT huyện Tam Đảo

(để phối hợp)

- Lưu: VT, VHDT, C (19).

 

 

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy
văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024

(Kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL ngày tháng năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

__________________

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương;

- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc;

- Tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy nghề truyền thống, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình;

- Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ giữa nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Thường xuyên tuyên truyền, lồng ghép kế hoạch phát triển văn hoá phi vật thể và du lịch vào các chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một;

- Khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể: nghề thủ công truyền thống, nghi lễ truyền thống trong cộng đồng dân tộc, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Khmer, Thái, Mông và Sán Dìu tại các tỉnh Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc;

- Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh

1.1. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

1.2. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân các huyện có đồng bào Khmer sinh sống.

1.3. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia

- Thời gian: Quý II - III, năm 2024.

- Địa điểm triển khai: các huyện tại tỉnh Trà Vinh.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Khmer tại các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh;

+ Cán bộ, công chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc tại tỉnh Trà Vinh;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp (nếu có).

1.4. Nội dung triển khai:

a) Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh”

- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể.

- Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan thực trạng, đánh giá thực trạng, đặt chuyên gia viết 07 chuyên đề, xây dựng các báo cáo số liệu, báo cáo điều tra khảo sát, báo cáo tổng hợp.

b) Tổ chức Hội thảo (Báo cáo) khoa học, xây dựng báo cáo khoa học

Đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh”.

c) Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy, trình diễn, tái hiện “Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh” (Số lượng 05 nghệ nhân ưu tú, người truyền dạy và 65 học viên dân tộc Khmer)

- Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy về bảo tồn văn hóa phi vật thể, gồm 04 chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Ý nghĩa mão, mặt nạ trong đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và đồng bào Khmer Nam Bộ nói riêng;

+ Chuyên đề 2: Sự ảnh hưởng từ tác phẩm Ream Kê đến những sáng tạo văn hóa trong chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh;

+ Chuyên đề 3: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay gắn với thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới;

+ Chuyên đề 4: Vai trò của cộng đồng dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.

d) Tổ chức trình diễn, tái hiện “Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh”

+ Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư thực hành trình diễn;

+ Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn “Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh”, in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ tại tỉnh Trà Vinh.

đ) Tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

2. Tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

2.1. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

2.2. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ.

2.3. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia

- Thời gian: Quý II - III, năm 2024.

- Địa điểm triển khai: thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Thái thị xã Nghĩa Lộ;

+ Cán bộ, công chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc thị xã Nghĩa Lộ;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp (nếu có).

2.4. Nội dung triển khai:

a) Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật khèn Bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”

- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể.

- Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan thực trạng, đánh giá thực trạng, đặt chuyên gia viết 07 chuyên đề, xây dựng các báo cáo số liệu, báo cáo điều tra khảo sát, báo cáo tổng hợp.

b) Tổ chức Hội thảo (Báo cáo) khoa học, xây dựng báo cáo khoa học

Đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật khèn Bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”.

c) Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy, trình diễn “Nghệ thuật khèn Bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái” (Số lượng 05 nghệ nhân, người truyền dạy và 65 học viên dân tộc Thái)

- Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy về bảo tồn văn hóa phi vật thể, gồm 04 chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam;

+ Chuyên đề 2: Nghệ thuật Khèn bè đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái;

+ Chuyên đề 3: Quá trình ra đời, tồn tại của nghệ thuật trình diễn khèn bè của dân tộc Thái ở Mường Lò;

+ Chuyên đề 4: Phát huy nghệ thuật trình diễn Khèn bè gắn với phát triển du lịch ở vùng đất Mường Lò.

d) Tổ chức trình diễn “Nghệ thuật khèn Bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”

+ Hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ tổ chức trình diễn;

+ Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn“Nghệ thuật khèn Bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”, in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.

đ) Tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

3. Tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

3.1. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

3.2. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải.

3.3. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia

- Thời gian: Quý II - III, năm 2024.

- Địa điểm triển khai: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải;

+ Cán bộ, công chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc huyện Mù Cang Chải;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp (nếu có).

3.4. Nội dung triển khai:

a) Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”

- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể.

- Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan thực trạng, đánh giá thực trạng, đặt chuyên gia viết 07 chuyên đề, xây dựng các báo cáo số liệu, báo cáo điều tra khảo sát, báo cáo tổng hợp.

b) Tổ chức Hội thảo (Báo cáo) khoa học, xây dựng báo cáo khoa học

Đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.

c) Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy, trình diễn “Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” (Số lượng 05 nghệ nhân, người truyền dạy và 65 học viên dân tộc Mông)

Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy về bảo tồn văn hóa phi vật thể, gồm 04 chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Thổ cẩm truyền thống - Tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng;

+ Chuyên đề 2: Giá trị của nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông trong đời sống xã hội hiện nay tại địa phương;

+ Chuyên đề 3: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với nghề truyền thống dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay;

+ Chuyên đề 4: Vai trò của cộng đồng dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống;

d) Tổ chức trình diễn “Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”

+ Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư thực hành;

+ Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn “Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”, in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.

đ) Tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

4. Tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

4.1. Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

4.2. Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo.

4.3. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia

- Thời gian: Quý II - III, năm 2024.

- Địa điểm triển khai: huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Vĩnh Phúc;

+ Cán bộ, công chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc huyện Tam Đảo;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp (nếu có).

4.4. Nội dung triển khai:

a) Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”

- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể.

- Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan thực trạng, đánh giá thực trạng, đặt chuyên gia viết 07 chuyên đề, xây dựng các báo cáo số liệu, báo cáo điều tra khảo sát, báo cáo tổng hợp.

b) Tổ chức Hội thảo (Báo cáo) khoa học, xây dựng báo cáo khoa học

Đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.

c) Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy văn hóa phi vật thể trong “Lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” (Số lượng 05 nghệ nhân ưu tú, người truyền dạy và 65 học viên dân tộc Sán Dìu)

- Tổ chức lớp tập huấn bảo tồn, truyền dạy văn hóa phi vật thể, gồm 04 chuyên đ:

+ Chuyên đề 1: Thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Chuyên đề 2: Vai trò của Cấp sắc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Chuyên đề 3: Vai trò của cộng đồng dân tộc Sán Dìu trong gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống;

+ Chuyên đề 4: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

d) Tổ chức trình diễn, tái hiện “Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh phúc”:

+ Hỗ trợ trang thiết bị, đạo cụ thực hành trình diễn, tái hiện nghi lễ;

+ Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn “Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”, in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.

đ) Tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Văn hóa dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Văn phòng Bộ: Phối hợp, hướng dẫn Vụ Văn hóa dân tộc xây dựng dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

3. Vụ Kế hoạch, Tài chính: Thẩm định dự toán và hướng dẫn công tác tài chính theo quy định.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

- Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc:

+ Khảo sát, lựa chọn địa điểm tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một;

+ Mời đại biểu, phóng viên tham dự khai mạc các nội dung: Hội thảo khoa học, Tập huấn, Truyền dạy và Trình diễn, thực hành, tái hiện văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc theo nội dung nêu trên.

- Đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch của địa phương;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng thực hiện các giải pháp phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc.

- Mời báo cáo viên tham gia và Thông báo triệu tập học viên nội dung theo Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức xây dựng Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.

 

Thông tin liên hệ: Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, đt: 093.670.1111.

 

DANH SÁCH

Ban Tổ chức, Báo cáo viên, Nghệ nhân (người truyền dạy) và Học viên
tham gia tổ chức Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa
phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, năm 2023 - 2024

(Kèm theo Quyết định số: 1255/BVHTTDL-VHDT ngày 08 tháng 5 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

__________________

 

I. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh

1. Ban Tổ chức

1.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;

1.2. Ông Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Phó trưởng Ban;

1.3. Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.4. Đoàn Văn Biên, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.5. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.6. Ông Nguyễn Văn Gìn, Phó Chánh Văn phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên;

1.7. Ông Thạch Chane Vitu, Phó Trưởng phòng Quản lý Văn hóa và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên;

1.8. Ông Lê Thành Vinh, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên.

2. Báo cáo viên

2.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2.2. Ông Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh;

2.3. Mời ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh;

2.4. Mời ông Lê Văn Bài, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Trà Vinh.

3. Nghệ nhân và Học viên

STT

Họ và tên

Dân tộc

Địa chỉ

Chức vụ

1

Lâm Phen

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Nghệ nhân ưu tú

2

Thạch Sang

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Nghệ nhân ưu tú

3

Thái Xiêm

Khmer

Xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè

Nghệ nhân ưu tú

4

TS Sơn Cao Thắng

Khmer

Trường Đại học Trà Vinh

Người truyền dạy

5

Thạch Huỳnh Thương

Khmer

Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú

Người truyền dạy

6

Sơn Sốc

Khmer

T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành

Học viên

7

Trần Văn Đài

Khmer

T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành

Học viên

8

Kim Lo

Khmer

T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành

Học viên

9

Lâm Văn Thân

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

10

Kim Nghinh

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

11

Thạch Hiền

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

12

Thạch Sa My

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

13

Tăng Văn Thòn

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

14

Huỳnh Thị Mỹ Cần

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

15

Sơn Phước Thành

Khmer

Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

Học viên

16

Thạch Sang

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

17

Sơn Thiệp Sô Phia

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

18

Thạch Sết

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

19

Thạch Thị So The Rinh

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

20

Sơn Sau

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

21

Tô Văn Nhân

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

22

Sơn Thiệp Sô Phia

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

23

Thạch Sa Phone

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

24

Thạch Vi Rắ

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

25

Sơn Kim Hà

Khmer

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành

Học viên

26

Thạch Phone

Khmer

Xã Bình Phú, huyện Càng Long

Học viên

27

Kiên Tấn Vân

Khmer

Xã Phương Thạnh, huyện Càng Long

Học viên

28

Sơn Thị Lệ

Khmer

Xã Huyền Hội, huyện Càng Long

Học viên

29

Thạch Trung An

Khmer

Xã Huyền Hội, huyện Càng Long

Học viên

30

Thạch Phone

Khmer

Xã Bình Phú, huyện Càng Long

Học viên

31

Thạch Phone

Khmer

Xã Bình Phú, huyện Càng Long

Học viên

32

Kim Bảo

Khmer

Xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang

Học viên

33

Sơn Sốc

Khmer

Xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang

Học viên

34

Thạch Nên

Khmer

Xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang

Học viên

35

Thạch Sết

Khmer

Xã Châu Điền, huyện Cầu Kè

Học viên

36

Thạch Thị Phone

Khmer

Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè

Học viên

37

Thạch Đi

Khmer

Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè

Học viên

38

Thạch Thị Hoàng My

Khmer

Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè

Học viên

39

Thạch Sơn

Khmer

Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè

Học viên

40

Thạch Sốc

Khmer

Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè

Học viên

41

Thạch Sung

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

42

Kim Thị Chanh Tha

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

43

Thạch Sô Phai

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

44

Kim Sa Mét

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

45

Thạch Thị Sa Quenc

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

46

Thạch Thị Hữu Ý

Khmer

Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Học viên

47

Kim Huỳnh Dựng

Khmer

Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải

Học viên

48

Thạch Sa Rót

Khmer

Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải

Học viên

49

Kim Cam Ngữ

Khmer

Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải

Học viên

50

Lư Bình Hoách

Khmer

Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú

Học viên

51

Thạch Sa Rách

Khmer

Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú

Học viên

52

Kim Kha Lăng

Khmer

Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú

Học viên

53

Danh Hường

Khmer

Xã Long Hiệp, huyện Trà Cú

Học viên

54

Thạch Thị Thane

Khmer

Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú

Học viên

55

Thạch Na

Khmer

Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú

Học viên

56

Thạch Thị Hương

Khmer

Xã Phước Hưng, huyện Trà Cú

Học viên

57

Kim Chanh Cô Ma

Khmer

Xã Phước Hưng, huyện Trà Cú

Học viên

58

Kim Thị Chanh Đa

Khmer

Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú

Học viên

59

Thạch Kinh

Khmer

Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú

Học viên

60

Kim Bô

Khmer

Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú

Học viên

61

Thạch Sui

Khmer

Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú

Học viên

62

Trần Tha Đi

Khmer

Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú

Học viên

63

Kim Qui Phol

Khmer

Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú

Học viên

64

Kim Mạnh

Khmer

Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú

Học viên

65

Kim Bành

Khmer

Xã Tân Sơn, huyện Trà Cú

Học viên

66

Kim Thân Thìn

Khmer

Xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú

Học viên

67

Thạch Sô Phi

Khmer

Xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần

Học viên

68

Kim Sa Mây

Khmer

Xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần

Học viên

69

Thạch Pênh

Khmer

Xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần

Học viên

70

Thạch Thia Sa Rây

Khmer

Xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần

Học viên

 

II. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

1. Ban Tổ chức

1.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;

1.2. Ông Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Phó trưởng Ban;

1.3. Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.4. Ông Đoàn Văn Biên, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.5. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.6. Ông Đặng Hồng Việt, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.7. Ông Phùng Thế Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.8. Ông Phan Văn Nhất, Chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.9. Ông Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.10. Ông Đinh Anh Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Ủy viên.

2. Báo cáo viên

2.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2.2. Ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái;

2.3. Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó Trưởng Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái;

2.4. Bà Đỗ Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái.

3. Người truyền dạy và Học viên

STT

Họ và tên

Dân tộc

Địa chỉ

Chức vụ

1

Lò Văn Biến

Thái

Phường Trung Tâm

Người truyền dạy

2

Lê Thanh Tùng

Thái

Phường Tân An

Người truyền dạy

3

Cầm Văn Mẳn

Thái

Xã Hạnh Sơn

Người truyền dạy

4

Cầm Văn Hoa

Thái

Xã Hạnh Sơn

Người truyền dạy

5

Lò Văn Khột

Thái

Phường Cầu Thia

Người truyền dạy

6

Vì Văn Ngân

Thái

Phường Pú Trạng

Học viên

7

Hoàng Đức Đôi

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

8

Vì Văn Đại

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

9

Lò Văn Sươi

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

10

Lò Văn Quân

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

11

Hoàng Văn Lợi

Thái

Phường Tân An

Học viên

12

Bùi Văn Tuân

Thái

Xã Thanh Lương

Học viên

13

Đinh Văn Kích

Thái

Xã Thanh Lương

Học viên

14

Đinh Công Xuyên

Thái

Xã Thanh Lương

Học viên

15

Lò Văn Pản

Thái

Xã Nghĩa Phúc

Học viên

16

Hoàng Văn Bông

Thái

Xã Nghĩa An

Học viên

17

Hà Văn Nối

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

18

Lò Tuyên Dung

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

19

Lò Văn Ơn

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

20

Hoàng Văn Thiện

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

21

Điêu Đình Độ

Thái

Xã Nghĩa An

Học viên

22

Lò Mạnh Thanh

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

23

Bùi Quang Duy

Thái

Phường Trung Tâm

Học viên

24

Đồng Văn Tình

Thái

Xã Phúc Sơn

Học viên

25

Lò Văn Mạnh

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

26

Lò Văn Hoà

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

27

Đinh Văn Thiết

Thái

Xã Nghĩa An

Học viên

28

La Văn Tiến

Thái

Xã Nghĩa Lộ

Học viên

29

Lò Chiến Thắng Lợi

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

30

Điêu Văn Thơ

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

31

Đồng Văn Trình

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

32

Lò Văn Hồng

Thái

Xã Nghĩa An

Học viên

33

Lò Văn Bình

Thái

Xã Nghĩa Lợi

Học viên

34

Hà Văn Hùng

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

35

Hoàng Văn Thuận

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

36

Lường Văn Bánh

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

37

Hoàng Văn Giót

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

38

Hoàng Văn Tỵ

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

39

Hà Văn Chồm

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

40

Hoàng Văn Toàn

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

41

Hoàng Văn Chài

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

42

Lường Văn Sương

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

43

Lò Văn Mầng

Thái

Xã Thạch Lương

Học viên

44

Dương Quang Huấn

Thái

Phường Tân An

Học viên

45

Đinh Thái Sơn

Thái

Xã Sơn A

Học viên

46

Nguyễn Quốc Hoàng

Thái

Xã Sơn A

Học viên

47

Vì Văn Bình

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

48

Lường Văn Tâm

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

49

Hà Xuân Liên

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

50

Lò Văn Sơn

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

51

Lò Văn Huỳnh

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

52

Hà Văn Khận

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

53

Cầm Văn Mão

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

54

Hoàng Văn Inh

Thái

Xã Hạnh Sơn

Học viên

55

Lò Văn Toàn

Thái

Xã Sơn A

Học viên

56

Đinh Công Ích

Thái

Xã Nghĩa Phúc

Học viên

57

Nguyễn Mạnh Hùng

Thái

Xã Phù Nham

Học viên

58

Vi Văn Thảo

Thái

Phường Trung Tâm

Học viên

59

Bùi Minh Tuấn

Thái

Phường Tân An

Học viên

60

Nguyễn Quốc Hoàng

Thái

Xã Sơn A

Học viên

61

Hà Văn Thọ

Thái

Xã Sơn A

Học viên

62

Lò Minh Thìn

Thái

Xã Sơn A

Học viên

63

Ngọc Văn Thuyền

Thái

Xã Sơn A

Học viên

64

Hà Văn Sơn

Thái

Xã Sơn A

Học viên

65

Đinh Văn Yên

Thái

Xã Sơn A

Học viên

66

Đinh Văn Thực

Thái

Xã Sơn A

Học viên

67

Lò Thanh May

Thái

Xã Sơn A

Học viên

68

Sa Văn Phương

Thái

Xã Sơn A

Học viên

69

Hoàng Văn Xuân

Thái

Phường Pú Trạng

Học viên

70

Hà Văn Hải

Thái

Phường Pú Trạng

Học viên

III. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

1. Ban Tổ chức

1.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;

1.2. Ông Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Phó trưởng Ban;

1.3. Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.4. Ông Đoàn Văn Biên, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.5. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.6. Ông Đặng Hồng Việt, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.7. Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.8. Bà Đinh Thị Hoài Thu, Chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.9. Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Ủy viên;

1.10. Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Ủy viên.

2. Báo cáo viên

2.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2.2. Bà Hoàng Thị Vân Mai, Phó Chánh Văn phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái;

2.3. Bà Đỗ Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái;

2.4. Bà Nguyễn Kim Lê, Trưởng Phòng Di tích và Danh thắng, Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái.

3. Người truyền dạy và Học viên

STT

Họ và tên

Dân tộc

Địa chỉ

Chức vụ

1

Lý Thị Ninh

Mông

Xã Chế Cu Nha

Người truyền dạy

2

Hờ Thị Chư

Mông

Xã Chế Cu Nha

Người truyền dạy

3

Màu Thị Giàng

Mông

Xã Mồ Dề

Người truyền dạy

4

Giàng Thị Chông

Mông

Xã La Pán Tẩn

Người truyền dạy

5

Vàng Thị Xày

Mông

Xã Dế Xu Phình

Người truyền dạy

6

Sùng Thị Hà

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

7

Giàng Thị Lỳ

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

8

Khang Thị Bla

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

9

Lù Thị Mú

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

10

Hờ Thị Dông

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

11

Hảng Thị Xênh

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

12

Hờ Thị Xá

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

13

Hảng Thị Lâu

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

14

Mùa Thị Cang

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

15

Lý Thị Lỳ

Mông

Xã Chế Cu Nha

Học viên

16

Sùng Thị Bầu

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

17

Mùa Thị Vang

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

18

Giàng Thị Sày

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

19

Sùng Thị Nhớ

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

20

Hờ Thị Súa

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

21

Mùa Thị Pàng

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

22

Lý Thị Sinh

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

23

Giàng Thị Nu

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

24

Vàng Thị Cha

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

25

Vàng Thị Là

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

26

Vàng Thị Sầu

Mông

Xã Mồ Dề

Học viên

27

Hờ Thị Dua

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

28

Giàng Thị Ca

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

29

Chang Thị Mỷ

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

30

Khang Thị Sú

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

31

Mùa Thị Dở

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

32

Giàng Thị Dê

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

33

Giàng Thị Dinh

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

34

Hờ Thị Giàng

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

35

Mùa Thị Cang

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

36

Khang Thị Tê

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

37

Sùng Thị Mú

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

38

Hờ Thị Chư

Mông

Xã Kim Nọi

Học viên

39

Hờ Thị Gào

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

40

Lù Thị Trông

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

41

Hờ Thị Dê

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

42

Giàng Thị Chu

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

43

Giàng Thị Máy

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

44

Hờ Thị Nhứ

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

45

Hảng Thị Cha

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

46

Hờ Thị Sầu

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

47

Lý Thị Sầu

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

48

Lý Thị Giàng

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

49

Vàng Thị Mỷ

Mông

Xã La Pán Tẩn

Học viên

50

Giàng Thị Mú

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

51

Lý Thị Của

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

52

Lý Thị Mảy

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

53

Giàng Thị Blà

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

54

Chang Thị Cầu

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

55

Hờ Thị Xu

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

56

Lù Thị Dà

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

57

Chang Thị Pàng

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

58

Chang Thị Sua

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

59

Sùng Thị Vàng

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

60

Lý Thị Súa

Mông

Xã Dế Xu Phình

Học viên

61

Thào Thị Cá

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

62

Giàng Thị Bông

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

63

Giàng Thị Sầu

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

64

Lý Thị Ca

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

65

Sùng Thị Tồng

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

66

Giàng Thị Sầu

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

67

Mùa Thị Ninh

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

68

Lù Thị Sông

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

69

Lý Thị Vang

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

70

Giàng Thị Chù

Mông

Xã Púng Luông

Học viên

 

IV. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Sán Dìu tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

1. Ban Tổ chức

1.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;

1.2. Bà Trần Minh Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng Ban;

1.3. Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.4. Ông Đoàn Văn Biên, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.5. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

1.6. Ông Nguyễn Quang Huy, Quyền Trưởng Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên;

1.7. Ông Ngô Văn Khoa, Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên;

1.8. Bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên;

1.9. Ông Lưu Văn Hải, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên.

2. Báo cáo viên

2.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2.2. Ông Lưu Văn Sinh, Trưởng phòng Dân tộc, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

2.3. Bà Đinh Thị Thanh Thảo, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc;

2.4. Mời ông Lâm Quang Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Vĩnh Phúc, Chi hội trưởng Hội Khoa học lịch sử huyện Tam Đảo.

3. Người truyền dạy và Học viên

STT

Họ và tên

Dân tộc

Địa chỉ

Chức vụ

1

Lê Đại Năm

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Nghệ nhân ưu tú

2

Trần Thái Bình

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Nghệ nhân ưu tú

3

Lưu Ngọc Trong

Sán Dìu

Thị trấn Hợp Châu

Nghệ nhân ưu tú

4

Trịnh Văn Trần

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Nghệ nhân ưu tú

5

Lăng Thị Leo

Sán Dìu

Xã Hồ Sơn

Nghệ nhân ưu tú

6

Lưu Xuân Năm

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

7

Quản Thị Hồng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

8

Đàm Thị Sinh

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

9

Thang Thị Ba

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

10

Trần Thị Tư

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

11

Lâm Văn Vượng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

12

Lý Văn Chiu

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

13

Trần Trọng Năm

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

14

Lục Văn Hương

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

15

Trần Văn Phú

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

16

Trần Minh Sương

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

17

Lê Văn Bảy

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

18

Trương Văn Thăng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

19

Lý Văn Chân

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

20

Lê Văn Phúc

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

21

Chu Văn Truyền

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

22

Lê Văn Năng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

23

Đàm Văn Thiện

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

24

Lê Văn Khôn

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

25

Lý Văn Chân

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

26

Lưu Văn Năm

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

27

Diệp Văn Yên

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

28

Lam Thái Hùng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

29

Diệp Văn Long

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

30

Lê Văn Quang

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

31

Lương Văn Thiện

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

32

Lê Văn Đăng

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

33

Lê Thị Sinh

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

34

Vi Thị Thảo

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

35

Lê Xuân Man

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

36

Vi Thị Tư

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

37

Hoàng Văn Tám

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

38

Đỗ Thị Hai

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

39

Lê Thị Mạ

Sán Dìu

Xã Đạo Trù

Học viên

40

Lục Văn Thái

Sán Dìu

Xã Yên Dương

Học viên

41

Lê Thị Sáu

Sán Dìu

Xã Yên Dương

Học viên

42

Trương Thị Tư

Sán Dìu

Xã Yên Dương

Học viên

43

Hoàng Văn Thành

Sán Dìu

Xã Yên Dương

Học viên

44

Lương Thị Ba

Sán Dìu

Xã Yên Dương

Học viên

45

Trừ Văn Đạt

Sán Dìu

Xã Bồ Lý

Học viên

46

Trương Văn Hương

Sán Dìu

Xã Bồ Lý

Học viên

47

Nguyễn Ngọc Bảy

Sán Dìu

Xã Bồ Lý

Học viên

48

Trừ Văn Vinh

Sán Dìu

Xã Bồ Lý

Học viên

49

Lương Thị Ba

Sán Dìu

Thị trấn Đại Đình

Học viên

50

Đỗ Thị Năm

Sán Dìu

Thị trấn Đại Đình

Học viên

51

Hồ Thị Đào

Sán Dìu

Thị trấn Đại Đình

Học viên

52

Viên Thị Sáu

Sán Dìu

Thị trấn Đại Đình

Học viên

53

Ôn Văn Trong

Sán Dìu

Xã Tam Quan

Học viên

54

Trần Thị Hai

Sán Dìu

Xã Tam Quan

Học viên

55

Tạ Thị Hai

Sán Dìu

Xã Tam Quan

Học viên

56

Lưu thị năm

Sán Dìu

Xã Tam Quan

Học viên

57

Trịnh Thị Bảy

Sán Dìu

Xã Hồ Sơn

Học viên

58

Trần Văn Tư

Sán Dìu

Xã Hồ Sơn

Học viên

59

Lục Thị Liên

Sán Dìu

Xã Hồ Sơn

Học viên

60

Tạ Văn Liên

Sán Dìu

Thị trấn Hợp Châu

Học viên

61

Hoàng Văn Hưng

Sán Dìu

Thị trấn Hợp Châu

Học viên

62

Lâm Quyết Thắng

Sán Dìu

Thị trấn Hợp Châu

Học viên

63

Trần Văn Sinh

Sán Dìu

Thị trấn Hợp Châu

Học viên

64

Trần Văn Quyền

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

65

Lâm Quang Hùng

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

66

Lê Văn Xuân

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

67

Trần Văn Đạo

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

68

Lâm Thị Tám

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

69

Bằng Văn Minh

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

70

Lâm Quang Hùng

Sán Dìu

Xã Minh Quang

Học viên

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi