Chỉ thị 35/CT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về công tác thanh tra văn hoá - thông tin năm 2000

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 35/CT-BVHTT

Chỉ thị 35/CT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về công tác thanh tra văn hoá - thông tin năm 2000
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tinSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/CT-BVHTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Khoa Điềm
Ngày ban hành:13/03/2000Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 35/CT-BVHTT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 35/CT-BVHTT
NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2000 VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
VĂN HOÁ - THÔNG TIN NĂM 2000

 

Năm 1999, công tác thanh tra văn hoá thông tin có tiến bộ, đạt hiệu quả tốt. Các cuộc thanh tra diện rộng, thanh tra trọng điểm, kiểm soát thị trường văn hoá theo Nghị định số 87/CP - 88/CP của Chính phủ, giải quyết khiếu nại tố cáo, được triển khai ở Trung ương và địa phương, bao quát các mặt hoạt động của ngành.

Kết quả công tác thanh tra đã đáp ứng yêu cầu về tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước, duy trì trật tự kỷ cương, pháp luật, củng cố lòng tin trong nhân dân về vai trò và trách nhiệm của ngành Văn hoá - Thông tin, góp phần vào sự tiến bộ chung của ngành trong năm 1999. Nhiều đơn vị thanh tra Văn hoá - Thông tin được công nhận là tập thể lao động giỏi. Một số cán bộ lãnh đạo và thanh tra viên được bình chọn chiến sỹ thi đua cơ sở.

Tuy vậy, hoạt động thanh tra còn khoảng cách so với yêu cầu nhiệm vụ về quản lý văn hoá thông tin: Một số yếu kém, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách Pháp lệnh, quản lý kinh tế trong ngành chưa được thanh tra phát hiện để xử lý. Thị trường văn hoá diễn biến phức tạp. Một số loại sản phẩm văn hoá lưu hành sai quy định. Lực lượng thanh tra Văn hoá - Thông tin chưa đủ sức thi hành công vụ trong những trường hợp khó khăn bức xúc. Cũng có đơn vị chưa thường xuyên quan tâm công tác thanh tra.

Năm 2000 là có nhiều ngày lễ trọng đại của Đảng và dân tộc. Ngành Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng về công tác văn hoá, nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và nặng nề, đòi hỏi từng cấp, từng đơn vị và mọi cán bộ viên chức có nhận thức đúng, lao động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong quản lý Nhà nước và xây dựng sự nghiệp Văn hoá - Thông tin. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường và nâng cao hiệu lực. Bộ chỉ thị:

1. Thủ trưởng các đơn vị, các cán bộ viên chức trong ngành nhận thức đúng đắn công tác thanh tra, kiểm tra. Chấp hành và tổ chức thực hiện có kết quả chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ và Tổng Thanh tra Nhà nước làm cho công tác thanh tra thực sự là hoạt động thiết yếu của quá trình xây dựng đơn vị. Chỉ đạo tốt việc triển khái các pháp lệnh cán bộ công chức, chống lãng phí, tham nhũng, quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung giải quyết các khiếu nại tố cáo; đặt việc giải quyết khiếu nại tố cáo là trách nhiệm của mình, nhằm bảo vệ pháp luật, ổn định chính trị nội bộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ viên chức và công dân, góp phần xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh.

2. Thanh tra Bộ giúp Bộ Xây dựng chương trình cụ thể công tác thanh tra năm 2000, tập trung vào việc thanh tra thực hiện Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Thanh tra các doanh nghiệp, nhà trường, đơn vị nghệ thuật.

Xây dựng đề án đấu tranh bài trừ văn hoá độc hại, loại trừ văn hoá phẩm lưu hành trái quy định của Nhà nước, nhằm thực hiện tốt hơn Nghị định số 87/CP-88/CP của Chính phủ. Phối hợp với các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương tổ chức một đợt cao trào, ra quân đồng loạt, rộng khắc truy quét băng đĩa hình, bằng đia nhạc, sách báo, ấn phẩm lưu hành trái phép, kiểm soát và xử lý các sinh hoạt văn hoá không lành mạnh những nơi công cộng, tạo bước chuyển biến rõ rệt về bộ mặt văn hoá trong xã hội trước khi đất nước bước vào thế kỷ mới. Giúp Bộ tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 87/CP-88/CP và chỉ thị 814.TTg để kiểm điểm đánh giá những chuyển biến tiến bộ và những khuyết điểm tồn tại về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá đã được đề cập trong Nghị định của Chính phủ. Nêu những bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục; đẩy tới những hoạt động mới có hiệu quả vững chắc, lâu dài. Thông qua hoạt động thực tiến để kiến nghị việc sửa đổi những quy định quản lý không còn phù hợp để trình Chính phủ xem xét.

3. Giám đốc các Sở văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở. Phối hợp với Thanh tra tỉnh, thành phố tiếp tục bố trí, sắp xếp cán bộ, đảm bảo cho Thanh tra Sở có đủ số lượng, chất lượng, trang bị kỹ thuật đảm đương các nhiệm vụ Thanh tra Văn hoá - Thông tin trọng điểm trên địa bàn tỉnh, thành phố theo kế hoạch của Bộ và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra văn hoá đối với quận, huyện, phường, xã. Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ. Quá trình hoạt động thanh tra, kiểm tra, chú trọng việc biểu dương khen thưởng cán bộ, thanh tra viên có thành tích. Kiên quyết xử lý các cán bộ và thanh tra viên vi phạm kỷ luật.

4. Thủ trưởng các Cục, Vụ và đơn vị trực thuộc Bộ chăm lo hoạt động của thanh tra nhân dân. Tạo điều kiện để thanh tra nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; giúp đơn vị thực hiện chức trách giải quyết khiếu nại, tố cáo ở đơn vị.

Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin và thanh tra nhân dân các đơn vị thường xuyên kết nối mối giao lưu, quan hệ nghiệp vụ tạo thành lực lượng thanh tra, kiểm tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả về chính trị, kinh tế, bảo vệ pháp luật, kiểm soát thị trường văn hoá và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Năm 2000, đất nước hướng về những ngày kỷ niệm lớn của Đảng và dân tộc. Mọi kết quả trong hoạt động của các đơn vị, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra sẽ là hành động thi đua thiết thực của ngành Văn hoá - Thông tin. Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi