Quyết định 265/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Quy chế làm việc của Báo Dân tộc và Phát triển
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 265/QĐ-UBDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 265/QĐ-UBDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Sơn Song Sơn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/09/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 265/QĐ-UBDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 265/QĐ-UBDT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế làm việc của Báo Dân tộc và Phát triển
________________________
Căn cứ Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc.
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-UBDTMN ngày 05/0802002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc) về việc thành lập Tuần báo Dân tộc và Phát triển.
Căn cứ Quyết định số 239/2003/QĐ-UBDT ngày 27/10/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về Quy chế làm việc của Uỷ ban Dân tộc.
Căn cứ Quyết định số 260/2003/QĐ-UBDT ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của báo Dân tộc và Phát triển.
Theo đề nghị của Tổng Biên tập báo Dân tộc và Phát triển và Vụ Trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế làm việc của Báo Dân tộc và Phát triển".
Điều 2: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông Chánh Văn phòng Uỷ ban, Tổng Biên tập báo Dân tộc và Phát triển, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Uỷ ban và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 265/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 9 năm 2004)
Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Báo Dân tộc và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 136/QĐ-UBDT ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc)
Báo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 260/2003/QĐ-UBDT ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.
Hoạt động của Báo theo Luật Báo chí và tôn chỉ mục đích đã quy định trong giấy phép số 316/GP-BVHTT ngày 23/7/2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Điều 2:
Mối quan hệ làm việc của Báo với cấp trên và các vụ, các đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc thực hiện theo Quyết định số 239/2003/QĐ-UBDT ngày 27/10/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.
Điều 3:
Báo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự điều hành của Tổng Biên tập; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể, giữa các Ban trong Toà soạn; cán bộ, công chức phối hợp, cộng tác chặt chẽ, thống nhất hành động để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng tờ báo ngày càng phát triển.
Chương 2: QUAN HỆ CÔNG TÁC, TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TRONG TOÀ SOẠN
Điều 4: Trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập
1. Tổng Biên tập
1.1. Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm.
1.2. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban và pháp luật về toàn bộ hoạt động báo chí của báo Dân tộc và Phát triển, kể cả khi Tổng Biên tập phân công hoặc uỷ quyền cho Phó Tổng Biên tập.
2. Các Phó Tổng Biên tập
2.1 Các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập.
2.2. Các Phó Tổng Biên tập là người giúp Tổng Biên tập, do Tổng Biên tập phân công, quản lý từng lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và pháp luật về công việc được giao.
Điều 5: Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Báo
1. Trưởng ban, Phó trưởng ban do Tổng Biên tập đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và theo tiêu chuẩn, quy trình về đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
1.1. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về toàn bộ hoạt động của Ban kể cả khi Trưởng ban giao nhiệm vụ hoặc uỷ quyền cho Phó trưởng ban thực hiện.
1.2. Trong trường hợp chưa có Trưởng ban thì Phó trưởng ban chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ như Trưởng ban.
1.3. Nhiệm vụ của Phó trưởng ban do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những việc được giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban:
2.1. Tham mưu cho Tổng Biên tập về lĩnh vực mình phụ trách. Quản lý, điều hành toàn bộ công việc của Ban: Xây dựng kế hoạch công tác của Ban và kế hoạch của cơ quan có liên quan đến nhiệm vụ, trách nhiệm của Ban; quản lý công việc, chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ công chức trong Ban (kể cả cán bộ hợp đồng); quản lý tài sản cơ quan giao cho Ban sử dụng phục vụ công tác chuyên môn.
2.2. Có trách nhiệm và chủ động phối hợp với các Ban triển khai thực hiện những công việc có liên quan.
2.3. Báo cáo Tổng Biên tập (hoặc Phó Tổng Biên tập phụ trách trực tiếp) tình hình, kết quả và kế hoạch công tác của Ban theo định kỳ: tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm.
2.4. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
3. Trưởng ban Thư ký - Biên tập
Ngoài nhiệm vụ chung nêu ở mục 1 và 2 điều này, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
3.1. Tổng hợp tình hình kết quả công tác nghiệp vụ báo chí, xây dựng nội dung tuyên truyền từng số báo, tháng, quý, 6 tháng, năm trình Tổng Biên tập.
3.2. Biên tập lần cuối cùng các tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên bảo đảm đúng quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật Báo chí và sự chỉ đạo của Tổng Biên tập. Báo cáo, kiến nghị kịp thời với Tổng Biên tập về những sai phạm, tiêu cực được phát hiện trong quá trình biên tập.
Theo dõi, tổng hợp, chọn lọc những tin tức, sự kiện, thành tựu, phát minh... quan trọng, nổi bật trên thế giới, của các vùng, miền trên cả nước từ các nguồn tin tức chính thống có liên quan tới lĩnh vực Dân tộc, miền núi để bổ sung cho nội dung tờ báo thêm tính toàn diện và phong phú nhằm cung cấp thêm thông tin cho đồng bào các dân tộc và bạn đọc.
3.3. Lên ma kết từng số báo, rà soát, sửa chữa các lỗi, trình Tổng Biên tập ký duyệt để đưa vào in ấn.
Theo dõi, kiểm tra trong quá trình in ấn đảm bảo đúng bản bông đã được Tổng Biên tập ký duyệt đến khi thành phẩm đưa ra phát hành. Nếu phát hiện có sai sót hoặc cần có thay đổi trong quá trình này đều phải báo cáo Tổng Biên tập xem xét để quyết định kịp thời.
3.4. Lập danh sách dự toán nhuận bút tin, bài, ảnh, mức thưởng phạt về nội dung các tác phẩm báo chí được sử dụng trình Tổng Biên tập duyệt.
3.5. Chủ động và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên. Phối hợp với các Ban theo chức năng nhiệm vụ để làm tốt công tác này.
4. Trưởng ban Phóng viên
Ngoài nhiệm vụ chung nêu ở mục 1 và 2 điều này, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
4.1. Tổng hợp tình hình cơ sở do phóng viên đi công tác nắm được báo cáo và đề xuất ý kiến với Tổng Biên tập.
4.2. Phân công, điều hành, hướng dẫn, quản lý phóng viên viết tin, bài, chụp ảnh đúng quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đúng định hướng tuyên truyền từng thời kỳ và kế hoạch xuất bản các số báo đã được Tổng Biên tập duyệt.
Kiểm tra, thẩm định, tuyển chọn tin, bài, ảnh có đủ chất lượng của phóng viên chuyển cho Ban Thư ký - Biên tập. Báo cáo, kiến nghị với Tổng Biên tập những sai phạm tiêu cực qua kiểm tra.
4.3. Phối hợp với Ban Thư ký - Biên tập liên hệ, phát triển đội ngũ cộng tác viên.
5. Trưởng ban Trị sự - Phát hành và Quảng cáo
Ngoài nhiệm vụ chung nêu ở mục 1 và 2 điều này, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
5.1. Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của các Ban trong Toà soạn. Dự thảo các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, nội quy, quy định báo cáo sơ kết, tổng kết trình Tổng Biên tập xem xét phê duyệt.
5.2. Tham mưu giúp Tổng Biên tập về công tác tổ chức cán bộ theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước. Đề xuất và dự thảo kế hoạch việc, xét chọn, thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyển ngạch, nâng lương định kỳ đối với cán bộ viên chức trình Tổng Biên tập. Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ viên chức theo quy định và quy chế bảo mật của Nhà nước.
5.3. Thực hiện công tác hành chính, quản trị. Quản lý công tác tài chính, bảo quản tài sản công của cơ quan đúng pháp luật và quy định của Bộ Tài chính.
5.4. Xây dựng kế hoạch phát hành báo và các ấn phẩm khác trình Tổng Biên tập; Thực hiện và quản lý công tác phát hành các ấn phẩm của Báo đúng quy định của Nhà nước.
5.5. Đề xuất, xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý việc quảng cáo bán báo tăng doanh thu của Toà soạn đúng pháp luật.
Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội và các Ban trong cơ quan chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công chức, tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao vị thế của tờ báo.
Điều 6: Cán bộ, viên chức, phóng viên
1. Cán bộ, viên chức, phóng viên thực hiện theo chức danh và nhiệm vụ được Tổng Biên tập uỷ quyền. Báo cáo tình hình kết quả công tác, đề xuất công việc với Trưởng ban, Phó Trưởng ban.
Khi cần thiết, Tổng Biên tập (hoặc Phó Tổng Biên tập) giao nhiệm vụ trực tiếp cho cán bộ, viên chức sau dó Tổng Biên tập thông báo lại cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban biết, đồng thời cán bộ, viên chức, phóng viên đó báo cáo Trưởng ban, Phó Trưởng ban.
2. Cán bộ, viên chức, phóng viên phải phối hợp, cộng tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ được giao; Báo cáo và kiến nghị công việc trực tiếp với Trưởng ban, Phó Trưởng ban.
Trường hợp khẩn cấp hoặc đã báo cáo và kiến nghị nhiều lần với Trưởng ban, Phó Trưởng ban mà không được giải quyết thì báo cáo và kiến nghị trực tiếp với Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập được phân công phụ trách lĩnh vực đó và chịu trách nhiệm trước những ý kiến phản ảnh của mình.
3. Cán bộ, viên chức, phóng viên thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo pháp lệnh công chức, pháp luật của Nhà nước, Luật Báo chí và Quy ước về đạo đức Báo chí Việt Nam; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nội quy, quy định của cơ quan.
4. Cán bộ, viên chức, phóng viên có thành tích được khen thưởng; vi phạm, sai sót bị kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chương 3: CHẾ ĐỘ HỌP, HỘI NGHỊ, THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 7:
1. Tổng Biên tập tổ chức họp giao ban với các Trưởng ban, Phó Trưởng ban mỗi tuần một lần. Họp sơ kết tháng, quý, 6 tháng kết hợp với lần giao ban cuối tháng, cuối quý. Họp tổng kết toàn cơ quan vào cuối năm. Các cuộc họp tập trung vào 3 nội dung chính: Thông tin những vấn đề quan trọng, phổ biến, quán triệt những nhiệm vụ từng thời gian trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của Uỷ ban Dân tộc; kiểm điểm kết quả thực hiện các mặt công tác vừa quan; đề ra phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.
Các Trưởng, phó ban có trách nhiệm tổ chức giao ban, họp ban để thông báo, quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của giao ban Lãnh đạo Toà soạn.
2. Họp đột xuất, họp chuyên đề: Khi có việc đột xuất hoặc có việc quan trọng cần thảo luận, trao đổi ý kiến, Tổng Biên tập tổ chức họp đột xuất, họp chuyên đề.
3. Ngoài các thông tin, báo cáo trong các cuộc họp định kỳ, Lãnh đạo Toà soạn thấy cần thiết sẽ nhóm họp để thông báo nhanh, cập nhật thông tin, bàn cách giải quyết công việc kịp thời.
Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8: Quy chế này áp dụng cho báo Dân tộc và Phát triển, đồng thời thông báo để các đơn vị thuộc Uỷ ban, cơ quan làm công tác dân tộc địa phương phối hợp, tạo điều kiện cho Báo hoạt động hiệu quả.
Điều 9: Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn phát sinh, Ban Biên tập báo Dân tộc và Phát triển tổng hợp ý kiến đề xuất bổ sung nội dung, sửa đổi điều khoản, trình Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc xem xét quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |