Quyết định 1437/QĐ-TTg 2024 Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1437/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1437/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/11/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1437/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _____________ Số: 1437/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia
về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
___________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử;
Thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; - Lưu: VT, KSTT (2) |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Hòa Bình |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _____________
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
KẾ HOẠCH
Hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 1437/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Chuyển đổi số và kinh tế số là một công việc mới, người đứng đầu các cấp phải có kiến thức sâu rộng về chuyển đổi số, phải trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp làm, thành thạo sử dụng để dẫn dắt chuyển đổi số, kinh tế số thành công. Lấy kết quả thực hiện chuyển đổi sổ, phát triển kinh tế số làm cơ sở đánh giá cán bộ, người đứng đầu.
- Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột là kinh tế số ICT hay công nghiệp công nghệ thông tin; kinh tế số ngành, lĩnh vực; quản trị số và dữ liệu số là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, xanh và bền vững.
- Kinh tế số ICT là động lực quan trọng và được tích hợp sâu rộng, làm thay đổi toàn diện mọi hoạt động trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế thực.
- Xác định không gian mới phát triển kinh tế số là kinh tế số ngành, lĩnh vực, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển.
- Xây dựng và triển khai đồng bộ các nền tảng số trở thành không gian mới cho các hoạt động kinh tế. Phát triển dữ liệu số không chỉ là một nguồn tài nguyên mới mà còn trở thành yếu tố sản xuất đầu vào mới, quan trọng của nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế số gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền số quốc gia; Việt Nam làm chủ các nền tảng số, dữ liệu số nhằm tự chủ, tự cường trên không gian mạng.
2. Mục tiêu
Thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Trong đó, xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Phát triển kinh tế số ICT
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.
a) Phát triển hạ tầng số, hạ tầng di động băng rộng hướng tới phổ cập và nâng cao chất lượng kết nối. Tiếp tục rà soát, lập danh sách các thôn lõm sóng mới và triển khai phủ sóng toàn bộ các thôn lõm sóng còn lại;
b) Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: Định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường số;
c) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian phát triển cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực công nghệ thông tin tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện khí hậu, hạ tầng giao thông thuận tiện.
2. Phát triển dữ liệu số
a) Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu
Xây dựng, ban hành quy định danh mục cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các nội dung: Tên cơ sở dữ liệu; mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu; liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ.
b) Thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu
Nghiên cứu cập nhật tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng dữ liệu; nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát “sandbox” cho việc xác lập quyền sở hữu, quản lý, xử lý, phân phối dữ liệu.
c) Nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số
Xây dựng Đề án thí điểm sàn giao dịch dữ liệu để đưa dữ liệu vào lưu thông trên thị trường; nghiên cứu và triển khai các kịch bản và ứng dụng điển hình về khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật.
d) Định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu bao gồm: (i) Kiểm kê, báo cáo hiện trạng dữ liệu hàng năm và đánh giá chất lượng đối với danh mục dữ liệu; (ii) Đánh giá tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về dữ liệu; (iii) Đánh giá chất lượng dữ liệu bao gồm: Tính chính xác, toàn vẹn, đầy đủ, sẵn có, kịp thời, có thể kiểm kê, có giá trị sử dụng và đơn nhất của dữ liệu, dữ liệu bất thường; (iv) Đánh giá về duy trì, vận hành, cập nhật dữ liệu, nhật ký cập nhật, khai thác của dữ liệu.
3. Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực
a) Nhiệm vụ chung
Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.
Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.
- Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực ưu tiên; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra các giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi số gắn với các tiêu chí đo lường;
- Thí điểm chính sách đột phá, tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế số trọng điểm. Xây dựng cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu và tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực. Mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm, tăng cường đổi mới mô hình kinh tế số, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có thể phổ cập, nhân rộng các mô hình thành công;
- Ban hành các chính sách, quy định để thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, người dân... sử dụng nền tảng số để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch hoạt động từ môi trường thực lên môi trường số;
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng nền tảng số dùng chung trong từng ngành, lĩnh vực ưu tiên, nền tảng số toàn diện đa ngành và đa lĩnh vực, hệ sinh thái ứng dụng số đa dạng trên nền tảng số. Xây dựng các nội dung đào tạo kỹ năng số trên nền tảng số để cung cấp miễn phí các kiến thức, kỹ năng số cơ bản cho người dân;
- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho các nền tảng số và các ứng dụng số trong các ngành, lĩnh vực. Yêu cầu các nền tảng số, ứng dụng số tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình vận hành, khai thác tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu; đo lường, công bố tăng trưởng kinh tế số, tỷ trọng các sản phẩm, dịch vụ mới của các ngành, lĩnh vực; mở dữ liệu ngành, lĩnh vực để đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội.
b) Nhiệm vụ cụ thể
- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực thương mại bán buôn, bán lẻ thông qua chuyển đổi mô hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.
- Thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, tạo kênh tiêu dùng và các mô hình kinh doanh mới kích cầu trên môi trường số;
- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, nhằm tăng cường tiêu thụ cho sản phẩm Việt Nam cả trong và ngoài nước thông qua thương mại điện tử.
c) Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp tập trung chú trọng vào nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
- Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác. Tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kết nối nông dân với người mua trên toàn quốc;
- Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản.
d) Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới.
- Xây dựng khung kiến trúc về chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể nhận biết và định hướng lộ trình thực hiện;
- Phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số nhà máy thông minh;
- Ứng dụng công nghệ số và kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp và kết nối toàn chuỗi giá trị ngành công nghiệp.
đ) Phát triển kinh tế số du lịch theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị, vận hành, khai thác, kinh, doanh của các cơ sở lưu trú du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí, các danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Hình thành cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo thời gian thực để giải quyết vấn đề phân phối, kinh doanh hiệu quả trên các kênh số thông qua mạng lưới đại lý du lịch trực tuyến trong và ngoài nước. Tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, mang lại cơ hội cho người dân tham gia nhiều hơn vào cung cấp dịch vụ du lịch, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế số;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về khách du lịch, hành vi tiêu dùng của khách du lịch; tăng cường mở dữ liệu về các chương trình du lịch, tài nguyên du lịch phục vụ việc khai thác sử dụng chung để phát triển du lịch;
- Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch.
e) Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại.
- Tổ chức thực hiện việc thu thập, phát triển, tăng cường kết nối, trao đổi, mở dữ liệu về logistics và chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về giao nhận - kho vận và logistics của người dân, doanh nghiệp;
- Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng cảng biển số, nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải.
4. Quản trị số
a) Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác.
b) Hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thông tin và Truyền thông đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện và lồng, ghép vào báo cáo chuyển đổi số tại các phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch vào năm 2025 và chủ trì xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ tại điểm b khoản 3; nhiệm vụ về xây dựng khung kiến trúc và phát triển, thúc đẩy các nền tảng nêu tại điểm d khoản 3; và nhiệm vụ thu thập phát triển, tăng cường kết nối, trao đổi, mở dữ liệu về logistics nêu tại điểm e khoản 3 mục II; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan đầu mối quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ số và kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất tại điểm d khoản 3 Mục II; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ tại điểm c khoản 3 Mục II; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ tại điểm đ khoản 3 Mục II; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ về phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng cảng biển số tại điểm e khoản 3 Mục II; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Phụ lục và các nội dung khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu; chủ trì hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bảo đảm an ninh cho các hoạt động kinh tế số; bảo vệ dữ liệu, bảo đảm an ninh dữ liệu.
8. Các bộ, ngành khác triển khai phát triển kinh tế số trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách; lồng ghép các nội dung phát triển kinh tế số trong xây dựng các đề án chuyển đổi số tại bộ, ngành theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16 tháng 19 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ; ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của ngành, lĩnh vực; tổ chức xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu chuyên ngành và tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
9. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, triển khai thí điểm sàn giao dịch dữ liệu và các kịch bản, ứng dụng điển hình về khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai xây dựng, củng cố hạ tầng dữ liệu của địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu của địa phương kết hợp với mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành để xây dựng các nền tảng số trên cơ sở kế thừa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã triển khai tại các bộ, ngành, địa phương đảm bảo tránh đầu tư trùng lặp, tận dụng được tối đa nguồn dữ liệu sẵn có, phục vụ khai thác hiệu quả dữ liệu trong phạm vi quản lý của địa phương.
11. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia và vận động xã hội tham gia thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí chủ trì, chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các ngành, các cấp và nhân dân về các nội dung của Kế hoạch này và kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới đã đạt được thành tựu nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận để thực hiện triển khai phát triển kinh tế số trên toàn quốc.
IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch hành động bao gồm ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp); các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Phụ lục
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ GIAI ĐOẠN 2024 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 1437/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
_______________
TT |
Nhiệm vụ, giải pháp |
Sản phẩm |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành 1 |
A |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ ICT |
||||
1 |
Phát triển hạ tầng số, hạ tầng di động băng rộng hướng tới phổ cập và nâng cao chất lượng kết nối. Tiếp tục rà soát, lập danh sách các thôn lõm sóng mới và triển khai phủ sóng toàn bộ các thôn lõm sóng còn lại. |
Kế hoạch triển khai hạ tầng số được ban hành và thực hiện |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý I/2025 |
2 |
Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: Định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường số. |
Kế hoạch triển khai hạ tầng tiện ích số và công nghệ sổ như dịch vụ được ban hành và thực hiện |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý I/2025 |
3 |
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian phát triển cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực công nghệ thông tin tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện khí hậu, hạ tầng giao thông thuận tiện. |
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 154/2013/NĐ-CP trình Chính phủ |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2024 |
B |
PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU SỐ |
||||
1 |
Xây dựng, ban hành quy định danh mục cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm các nội dung): Tên cơ sở dữ liệu; mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu; liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ). |
Quyết định quy định danh mục cơ sở dữ liệu được các bộ, ngành, địa phương ban hành và thực hiện |
Các bộ, ngành, địa phương |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý II/2025 |
2 |
Nghiên cứu cập nhật tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về chất lượng dữ liệu. |
Thông tư được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2025 |
3 |
Nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát “sandbox” cho việc xác lập quyền sở hữu, quản lý, xử lý, phân phối dữ liệu. |
Báo cáo |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2025 |
4 |
Thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu bao gồm: (i) Kiểm kê, báo cáo hiện trạng dữ liệu hàng năm và đánh giá chất lượng đối với danh mục dữ liệu; (ii) Đánh giá tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, về dữ liệu; (iii) Đánh giá chất lượng dữ liệu bao gồm: Tính chính xác, toàn vẹn, đầy đủ, sẵn có, kịp thời, có thể kiểm kê, có giá trị sử dụng và đơn nhất của dữ liệu, dữ liệu bất thường; (iv) Đánh giá về duy trì, vận hành, cập nhật dữ liệu, nhật ký cập nhật, khai thác của dữ liệu. |
Các quy định quản trị dữ liệu được bộ, ngành, địa phương ban hành |
Các bộ, ngành, địa phương |
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Quý II/2025 |
5 |
Xây dựng Đề án thí điểm sàn giao dịch dữ liệu và triển khai thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
Đề án thí điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan |
Quý II/2025 |
6 |
Nghiên cứu các kịch bản và ứng dụng điển hình về khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật. |
Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt |
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan |
Quý I/2025 |
7 |
Xây dựng, hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành. |
Các Luật được Quốc hội thông qua |
Bộ Công an |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý III/2025 |
C |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC |
||||
I |
Phát triển kinh tế số thương mại bán buôn, bán lẻ |
||||
1 |
Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại bán buôn, bán lẻ; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra các giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi số gắn với các tiêu chí đo lường. |
Bộ tiêu chí được ban hành |
Bộ Công Thương |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý I/2025 |
2 |
Thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ, tạo kênh tiêu dùng và các mô hình kinh doanh mới kích cầu trên môi trường số. |
Kế hoạch thúc đẩy sử dụng nền tảng được ban hành và thực hiện |
Bộ Công Thương |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý II/2025 |
3 |
Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, nhằm tăng cường tiêu thụ cho sản phẩm Việt Nam cả trong và ngoài nước thông qua thương mại điện tử. |
Kế hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2024 |
II |
Phát triển kinh tế số nông nghiệp |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác. Tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kết nối nông dân với người mua trên toàn quốc. |
Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu được ban hành và thực hiện |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương |
Quý III/2025 |
2 |
Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng ,dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản |
Kế hoạch phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng được ban hành và thực hiện |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý III/2025 |
3 |
Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra các giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi số gắn với các tiêu chí đo lường. |
Bộ tiêu chí được ban hành |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý II/2025 |
III |
Phát triển kinh tế số công nghiệp chế biến, chế tạo |
||||
1 |
Xây dựng khung kiến trúc về chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể nhận biết và định hướng lộ trình thực hiện. |
Khung kiến trúc được ban hành |
Bộ Công Thương |
Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành, địa phương |
Quý III/2025
|
2 |
Phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số nhà máy thông minh. |
Kế hoạch được ban hành và thực hiện |
Bộ Công Thương |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý III/2025 |
3 |
Ứng dụng công nghệ số và kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp và kết nối toàn chuỗi giá trị ngành công nghiệp. |
Kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện |
Cơ quan đầu mối quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý IV/2025 |
IV |
Phát triển kinh tế số du lịch |
||||
1 |
Hình thành cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo thời gian thực để giải quyết vấn đề phân phối, kinh doanh hiệu quả trên các kênh số thông qua mạng lưới đại lý du lịch trực tuyến trong và ngoài nước. Tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, mang lại cơ hội cho người dân tham gia nhiều hơn vào cung cấp dịch vụ du lịch, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế số. |
Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu được ban hành và thực hiện |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các bộ ngành, địa phương |
Quý III/2025 |
2 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu về khách du lịch, hành vi tiêu dùng của khách du lịch; tăng cường mở dữ liệu về các chương trình du lịch, tài nguyên du lịch phục vụ việc khai thác sử dụng chung để phát triển du lịch. |
Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu được ban hành và thực hiện |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các bộ ngành, địa phương liên quan |
Quý III/2025 |
3 |
Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch. |
Kế hoạch phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng được ban hành và thực hiện |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý II/2025 |
4 |
Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra các giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi số gắn với các tiêu chí đo lường. |
Bộ tiêu chí được ban hành |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý II/2025 |
V |
Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực logistics |
||||
1 |
Tổ chức thực hiện việc thu thập, phát triển, tăng cường kết nối, trao đổi, mở dữ liệu về logistics và chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về giao nhận kho vận và logistics của người dân và doanh nghiệp. |
Kế hoạch được ban hành và thực hiện |
Bộ Công Thương |
Các bộ ngành, địa phương liên quan |
Quý III/2025 |
2 |
Phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng cảng biển số, nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải. |
Kế hoạch phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng được ban hành và thực hiện |
Bộ Giao thông vận tải |
Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông |
Quý III/2025 |
3 |
Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi số gắn với chỉ tiêu đo lường. |
Bộ tiêu chí được ban hành |
Bộ Công Thương |
Các bộ ngành, địa phương liên quan |
Quý II/2025 |
D |
QUẢN TRỊ SỐ |
||||
1 |
Triển khai thí điểm ở các bộ; ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác. |
Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2025 |
2 |
Hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương. |
Văn bản, tài liệu hướng dẫn được ban hành |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2025 |
Đ |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
|
|
|
|
I |
Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng |
||||
1 |
Tổ chức các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho các nền tảng số và các ứng dụng số trong các ngành, lĩnh vực tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. |
Các văn bản hướng dẫn được ban hành |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng |
Quý I/2025 |
2 |
Chủ trì hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bảo đảm an ninh cho các hoạt động kinh tế số; bảo vệ dữ liệu, bảo đảm an ninh dữ liệu. |
Các văn bản hướng dẫn được ban hành |
Bộ Công an |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý I/2025 |
II |
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về kinh tế số |
||||
1 |
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các ngành, các cấp và nhân dân về các nội dung của Kế hoạch và kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới đã đạt được thành tựu nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự động thuận để thực hiện triển khai phát triển kinh tế số trên toàn quốc. |
Kế hoạch được ban hành và thực hiện |
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí |
Các bộ, ngành, địa phương |
Hằng năm |
III |
Đo lường, giám sát triển khai |
||||
1 |
Thực hiện đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện theo từng năm; sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch vào năm 2025 và chủ trì xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030. |
Báo cáo; dự thảo Kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành, địa phương |
Quý IV/2025 |