Quyết định 47/2002/QĐ-BNN tiêu chuẩn ngành 10 TCN 530-2002 Cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 47/2002/QĐ-BNN

Quyết định 47/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 10 TCN 530-2002 Cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:47/2002/QĐ-BNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
10/06/2002
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 47/2002/QĐ-BNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 47/2002/QĐ-BNN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 47/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2002

 

 

QUYẾT ÐỊNH

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ “Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá”;

- Căn cứ vào Quy chế lập, xét duyệt và ban hành kèm theo quyết định số 135/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

1. 10 TCN 530-2002 Cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

 

CÂY GIỐNG CHUỐI TIÊU NHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Standard of banana seedlings multiflied by tissue culture

 

Chương I:

PHẠM VI ÁP DỤNG

 

- Phạm vi áp dụng cho các vùng trồng chuối trên cả nước;

- Áp dụng cho cây chuối được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

 

Chương II:

TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG

 

1. Tiêu chuẩn mẫu giống thu thập làm nguồn vật liệu nhân giống

1.1. Nguyên tắc xác định giống trồng

Việc xác định giống trồng phải dựa trên cơ sở chính là:

- Khả năng thích ứng của giống với điều kiện tự nhiên tại vùng trồng chuối

- Yêu cầu của đối tượng tiêu thụ sản phẩm

- Giống chuối tiêu trung(Musa sp.)có đủ các tiêu chuẩn về năng suất, chất lượng mà Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép nhân giống.

1.2. Chất lượng cây mẹ (cây cho chồi dùng làm vật liệu nhân giống)

- Cây mẹ phải đúng giống được phép nhân

- Cây mẹ phải có các đặc tính sinh học cơ bản sau: chiều cao:2,2–2,5m; đường kính thân giả: 22-25 cm (đo ở độ cao 80 cm kể từ chân bẹ ngoài); số lá khi trỗ: 12-13 lá; số lá khi thu quả: 5-7 lá; trọng lượng buồng: 18-20 kg; buồng quả hình trụ, số nải trung bình: 8-12 nải; số quả/nải:14-16 quả, quả đều, dạng hình đẹp không có biểu hiện dị dạng.

1.3. Kích cỡ và chất lượng chồi (mầm) tách từ cây mẹ dùng làm vật liệu nhân giống(xem mô tả ở phụ lục 1)

+ Kích cỡ:

- Cao từ mặt đất đến đỉnh (lá búp): 70-80 cm (đo từ chân của bẹ ngoài đến điểm giao nhau của hai cuống lá trên cùng)

- Đường kính gốc thân giả: 8-10 cm (đo cách mặt đất 30 cm)

- Thân giả có hình búp măng

- Có từ 3-4 lá hình lưỡi mác (xem phụ lục 1)

+ Chồi (mầm) tách từ cây mẹ đã được kiểm dịch cần tránh các bệnh chính nêu ở mục 1.4

+ Bệnh tuyến trùng của chồi mầm cũng cần kiểm tra để xác định mức độ sạch bệnh( xem phụ lục 6)

1.4. Kiểm tra dịch bệnh ở cây mẹ và chồi con

Cây mẹ và chồi con phải được đánh giá một số bệnh hại chính như: chùn ngọn (BBTV), héo rũ, đốm lá, tuyến trùng, thối vi khuẩn…

- Bệnh chùn ngọn cần được đánh giá ở cây mẹ và chồi con ngay trước khi lấy mẫu bằng phương pháp ELISA(xem phụ lục 2)

- Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra phải được đánh giá đối với cây mẹ hàng tháng, mỗi tháng một lần từ tháng thứ 3 sau khi trồng đến khi thu hoạch (theo hướng dẫn của INIBAP) (xem phụ lục 3)

- Bệnh Sigatoka cũng phải được đánh giá đối với cây mẹ mỗi tháng 1 lần, từ tháng thứ 3 sau khi trồng đến khi thu hoạch (theo hướng dẫn của INIBAP) (xem phụ lục 4).

- Bệnh thối thân do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra phải được kiểm tra và xác định mức độ bệnh của cây mẹ mỗi tháng một lần, từ tháng thứ sáu sau khi trồng đến khi thu hoạch (theo hướng dẫn của INIBAP) (xem phụ lục 5).

- Bệnh tuyến trùng của chồi (cây con thế hệ thứ nhất) cũng phải được kiểm tra để xác định mức độ sạch bệnh (xem phụ lục 6)

2. Các chỉ tiêu mô tả tiêu chuẩn cây giống nuôi cấy mô

2.1. Độ đồng đều

- Đường kính thân giả (mm) được đo cách gốc 1 cm

- Chiều cao cây (cm) được đo từ gốc đến điểm giao nhau của hai cuống lá trên cùng)

- Số lá thật là số lá được tính với những lá đã phát triển đầy đủ

2.2. Tần số biến dị dòng soma

Được tính bằng tỷ số giữa số cây bị biến dị sinh lý, hình thái... xuất hiện trong một chu kỳ nhân giống trên tổng số mẫu thu được ở cuối chu kỳ

3. Tiêu chuẩn cây giống nuôi cấy mô

3.1. Tiêu chuẩn cây giống nuôi cấy mô trong ống nghiệm

- Đúng giống được phép nhân (đã nêu ở mục 1.1)

- Được tái sinh từ nguồn vật liệu vô trùng(theo quy trình nhân giống- phụ lục7), không bị nhiễm một số bệnh hại chính (đã nêu ở mục 1.4).

- Cây chuối giống nhân trong ống nghiệm không được cấy chuyển quá nhiều lần (dưới 7lần) để tránh hiện tượng biến dị dòng soma. Tần số biến dị về hình thái ở cây nuôi cấy mô không được vượt quá 3-5%.

- Cây giống không có biến dị diệp lục ở phiến lá.

- Cây ra rễ trong ống nghiệm phải có độ lớn đồng đều, thân giả to khoẻ cao từ 5-8 cm, đường kính thân 5-7 mm, có từ 3 rễ trở lên, rễ trắng, dài từ 2-4 cm, có 3-4 lá thật

3.2. Tiêu chuẩn cây giống nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm và khi xuất vườn

- Cây giống nuôi cấy mô trong vườn ươm (10-15 ngày sau khi trồng): cao 7-10 cm, đường kính thân giả 5-7 mm, có 3-4 lá thật.

- Cây giống nuôi cấy mô trong bầu đất khi xuất vườn phải có độ lớn đồng đều, thân giả to khoẻ cao từ 25-30 cm, đường kính thân 10-15 mm, có 5-7 lá thật.

4. Thành phần giá thể vườn ươm và túi bầu trồng cây

4.1. Giá thể nền vườn ươm

- Sử dụng hỗn hợp cát đen : đất phù sa theo tỷ lệ 1 : 1. Đất phù sa và cát đen phải sạch, đã qua xử lý nấm, khuẩn và các loại mầm bệnh khác, không được lấy từ các vùng có mầm bệnh nấm hay tuyến trùng.

- Độ dày giá thể của nền vườn ươm: 7-10 cm.

- Luống cao 0,2 m, rộng 0,8 - 1m, hai bên có lối đi (rộng 40cm), có rãnh thoát nước.

- Thường xuyên tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại khác trong vườn ươm.

4.2. Thành phần và kích cỡ túi bầu trồng cây

- Thành phần đất để làm bầu gồm: đất, cát, pha trộn với các giá thể hữu cơ khác nhau

- Giá thể làm bầu phải đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, có độ ẩm từ 60-70% và đủ dinh dưỡng cho bộ rễ và cây phát triển khoẻ.

- Túi bầu có màu đen, chắc chắn, có độ bền đảm bảo cho quá trình vận chuyển

- Kích thước túi bầu: rộng 15cm x cao 18cm

5. Các biện pháp kỹ thuật làm tăng độ đồng đều về di truyền của cây chuối nuôi cấy mô

- Mẫu giống ban đầu phải được lấy từ các cây mẹ đúng giống, có các đặc tính nông học tốt và bền vững về mặt di truyền trong quá trình vi nhân giống.

- Số lần nhân giống không vượt quá 7 lần, số cây chuối con tối đa tạo được từ một mẫu chồi ban đầu nên dừng ở mức dưới 2000 cây.

- Các chồi chuối phát triển không bình thường (nhỏ hoặc có biểu hiện sai khác so với giống gốc) xuất hiện trong mỗi lần cấy chuyển không sử dụng cho chu kỳ nhân giống tiếp theo

- Các dạng biến dị về hình thái cần phải loại bỏ ở tất cả các giai đoạn từ tái sinh cây đến giai đoạn cuối cùng đưa cây ra vườn ươm.

6. Kiểm tra bệnh ở vườn ươm dựa trên triệu chứng bệnh để tránh nhiễm bệnh trở lại

- Các bệnh do nấm

- Các bệnh do vi khuẩn, tuyến trùng

- Các loại sâu bệnh và côn trùng khác nếu có

7. Quy cách và nhãn cây giống nuôi cấy mô

- Chữ ghi rõ ràng lên giấy, ép plastic hoặc ghi trên nhãn nhựa bằng mực hoặc sơn chống ướt

- Nội dung ghi nhãn:

Gồm các nội dung được quy định tại thông tư số 75//2000/TT-BNN/KHCN ngày 7 tháng 7 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu.

Tên giống chuối (tên khoa học)

Lô sản xuất    ngày  tháng   năm

Cơ sở sản xuất:  tên, địa chỉ

KCS: cơ quan kiểm tra chất lượng cây giống

- Thời hạn trồng      từ ngày xuất giống     đến ngày  

- Thời gian sinh trưởng (từ trồng đến lúc quả bắt đầu chín): 12-14 tháng tuỳ thuộc vùng và thời vụ trồng

8. Bảo quản và vận chuyển

8.1. Bảo quản

- Cây nuôi cấy mô trong bầu có thể bảo quản ở điều kiện bình thường, song cần giữ đủ ẩm và tránh nắng nóng mùa hè chiếu trực tiếp

- Không để trơ rễ và gốc thân giả cây giống

- Nếu để lâu hơn 1 tháng cần tưới thêm hỗn hợp đạm ure (N) : lân (P2O5) : kali (K2O) theo tỷ lệ 3:1:1, nồng độ tưới 2%.

- Phun thuốc phòng sâu ăn lá, sâu đục thân.

8.2. Vận chuyển

- Cây trong bầu phải được xếp thành lớp để tránh gãy lá búp.

- Trong khi vận chuyển cây giống phải được che nắng, gió

- Vận chuyển cự ly gần (thời gian vận chuyển 2-3 giờ bằng ô tô): trong thời gian vận chuyển không phải tưới nước bổ sung.

- Vận chuyển cự ly xa (trên 4 giờ vận chuyển bằng ô tô): sau 5 giờ phải tưới nước bổ sung, ngày tưới 2 lần.

- Tránh làm đổ vỡ bầu, gãy thân, lá

- Khi vận chuyển đến nơi cần để chỗ râm mát và tưới nước đủ ẩm cho cây

- Phải tạo sự thông thoáng trong quá trình vận chuyển

 

PHỤ LỤC THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1. MÔ TẢ HÌNH DÁNG CHỒI (MẦM) CỦA CÂY MẸ

 PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ KIỂM TRA BỆNH CHÙN NGỌN (CHUỐI RỤT, ĐẦU GÀ)

Bệnh chùn ngọn do virus gây nên, vector truyền bệnh là loại rệp có tên là Pentalonia nigronervosa.

Để phát hiện bệnh này có thể xác định bằng mắt thường (nếu cây đã phát bệnh). Xác định bệnh bằng phương pháp ELISA (có thể phát hiện bệnh ngay khi còn đang ở giai đoạn ủ bệnh)

Hướng dẫn đánh giá bệnh chùn ngọn bằng phương pháp ELISA bao gồm các bước sau:

I- Chọn mẫu vật

1. Cây lấy mẫu có độ tuổi từ 3-6 tháng

2. Mẫu dùng để xét nghiệm có thể là lá, gân chính của lá (lá thứ 3 kể từ ngọn) hay các bộ phận khác của cây

3. Mẫu thu được có thể đựng trong túi nilon nhỏ có đánh số và ghi các thông số có liên quan đến cây lấy mẫu

4. Mỗi cây lấy 3 mẫu nhắc lại, có thể lấy ở các cây trong khóm để tăng tính đại diện của mẫu

5. Mẫu chưa làm đến có thể cất giữ trong tủ lạnh đến ngày hôm sau

6. Đĩa dùng để làm xét nghiệm ELISA có 2 loại

+ Loại chưa bọc kháng thể các giếng

+ Loại bọc sẵn kháng thể (ở đây dùng loại đĩa đã bọc sẵn của hãng sản xuất bán, việc tiến hành sẽ rất nhanh và tiện lợi)

II- Các bước tiến hành

1. Chiết dịch từ lá chuối

a. Chuẩn bị mẫu

- Dùng túi nghiền mẫu hoặc cối sứ để nghiền nhỏ mẫu

- Lá dùng làm mẫu có trọng lượng khoảng 1 g và được cắt từ nhiều cây trong 1 khóm để tăng tính đại diện của mẫu

- Mẫu có thể lấy từ hôm trước, cất vào túi chiết sau đó bảo quản trong tủ lạnh (7 – 13oC)

- Nên chọn 1 cây bị bệnh điển hình để làm đối chứng và so sánh với mẫu dương tính có bán kèm theo bộ kit

b. Chuẩn bị dung dịch chiết

- Lấy 16,5 g dung dịch chiết (trong bộ kít) hoà tan trong 500 ml nước cất 2 lần. Nhỏ thêm 15 ml Tween vào dung dịch (dung dịch này chỉ chuẩn bị trước khi dùng)

- Cho 10 ml dung dịch chiết vào mỗi mẫu nghiền theo tỷ lệ 1g/10 ml. Nghiền nát mẫu để lấy dịch lá

- Mỗi giếng cho 100 ml dịch lá vào để thử ELISA

2. Lập sơ đồ mẫu đo

Mỗi đĩa 96 giếng luôn bố trí 1 mẫu dương tính của hãng bán kèm theo bộ kit, 1 mẫu bệnh lấy từ cây bị nhiễm điển hình, 1 mẫu trắng chỉ có dung dịch chiết. các lỗ giếng còn lại bố trí mẫu dịch chiết từ lá chuối. Nhỏ 100 ml dịch chiết vào mỗi lỗ giếng, đánh dấu theo sơ đồ sau đó đặt đĩa vào hộp kín, ủ 2 giờ ở nhiệt độ phòng hay để qua đêm ở 4oC.

3. Chuẩn bị dung dịch enzym

Dung dịch enzym chuẩn bị 10 phút ngay trước khi dùng, không nên để lâu vì sẽ làm giảm hoạt tính của enzym. Dung dịch này gồm hỗn hợp của 3 loại dung dịch: ECI, enzym liên kết A và B với tỷ lệ:

- 2 ml dung dịch ECI pha với 8 ml nước cất 2 lần được 10 ml dung dịch ECI (1X)

- 100 ml enzym A + 100 ml enzym B

Trộn lẫn tất cả các loại trên ta được dung dịch enzym cần dùng

4. Rửa đĩa

Sau khi cho dịch chiết vào các giếng và đem ủ 2 giờ, xong tiến hành rửa đĩa từ 4-8 lần bằng dung dịch 1X PBS -T (đã có sẵn kèm theo bộ kit)

5. Thêm 100 ml dung dịch enzym vào mỗi giếng

6. Ủ đĩa trong hộp kín giữ ẩm trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng

7. Chuẩn bị dung dịch PNP (chuẩn bị trước khi dùng 15 phút) bằng cách lấy 12 viên PNP cho vào 60 ml PNP 1X (dung dịch này cần tránh ánh sáng mạnh và vi khuẩn vì các yếu tố này có thể gây đổi màu làm ảnh hưởng đến kết quả phép đo)

8. Rửa đĩa lần 2 bằng PBS-T từ 4-8 lần. Sau đó nhỏ 100 ml PNP vào mỗi giếng, tiếp đó ủ đĩa trong hộp kín từ 30-60 phút. Tiếp theo nhỏ 50 ml 3M NaOH vào mỗi giếng để dừng phản ứng

9. Cho điểm mức độ chuyển màu của mỗi lỗ giếng

- Bằng mắt thường

- Đo trên máy ELISA ở bước sóng 405 nm. Số liệu đo được in ra trên giấy theo như sơ đồ đã bố trí lúc ban đầu

- Tổng hợp kết quả đọc trên máy thành thang điểm từ 1-5 so sánh với mẫu dương tính hay mẫu bệnh tự chọn để đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các mẫu và chọn ra cây không bị nhiễm bệnh.

III- Ghi chép số liệu

- Mô tả trạng thái cây khi lấy mẫu, đánh số cây lấy mẫu trên lô theo dõi, chụp ảnh tư liệu nếu cần

- Xác định mức độ bệnh của cây bằng mắt thường (nếu có thể)

- Phân tích số liệu đo được từ các mẫu thu thập

- So sánh kết quả đánh giá bằng mắt thường với kết quả đo được bằng máy phân tích ELISA

 

PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BỆNH HÉO RŨ DO NẤM (Fusarium oxysporum f. sp. cubense) GÂY RA

- Vườn chuối chọn để đánh giá bệnh héo rũ nên xác định thêm một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường như loại đất, chất đất và độ pH của đất, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ...

- Sau khi trồng số liệu về môi trường cần được thu thập cho đến khi thu hoạch, để bổ sung cho việc đánh giá bệnh chính xác hơn và loại trừ các yếu tố ngoại cảnh, sử dụng bảng:

Tuần

1

2

3

4

5

Lượng mưa

 

 

 

 

 

nhiệt độ cao nhất

nhiệt độ thấp nhất

nhiệt độ trung bình

 

 

 

 

 

Số ngày mưa

 

 

 

 

 

- Mức độ nhiễm bệnh (triệu chứng bên ngoài) cần ghi lại cho mỗi cây, mỗi tháng 1 lần từ tháng thứ 3 sau khi trồng cho đến khi thu hoạch, bằng cách sử dụng bảng sau:

Bảng điểm đánh giá triệu chứng bệnh quan sát bằng mắt thường

Triệu chứng bệnh

Điểm

Mức độ bệnh

Vàng phiến lá

1

Không vàng

2

Vàng nhạt

3

Vàng rất nhiều

Nứt ở phần gốc thân giả

1

Không nứt

2

Nứt vừa phải

3

Nứt rất nhiều

Đổi màu bó mạch ở bẹ lá

1

Không đổi màu

2

Đổi màu vừa phải

3

Đổi màu rất mạnh

Thay đổi ở lá mới mọc ra

1

Không có triệu chứng

(Mép lá bạc không bình thường, hẹp, gân lá bị cháy và nhăn, lá mọc đứng hơn bình thường)

2

Có triệu chứng

Các đốt lá dày hơn

1

Không dày

(Triệu chứng này khó phát hiện hơn đối với cây lùn và nửa lùn)

2

3

Hơi dày

Dày

Rũ lá

1

Không rũ

2

Hơi rũ

3

Rũ nhiều

Gãy oằn, cong gập cuống lá

1

Gẫy ít

2

Gẫy nhiều

- Triệu chứng bệnh bên ngoài có thể phát triển mạnh từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch

- Các số liệu về nông học như chiều cao cây, trọng lượng buồng, số nải... cũng cần ghi nhận đối với những cây theo dõi

Bảng theo dõi các số liệu nông học

(Theo Drs D. Vuylsteke và R.Ortiz, IITA)

Ngày trồng

 

Ngày trỗ hoa

 

Chiều cao cây khi trỗ hoa ( m )

 

Số ngày từ lúc trồng đến khi trỗ

 

Ngày thu quả

 

Số ngày từ lúc trồng đến khi thu hoạch

 

Chiều cao của chồi kế tiếp lúc thu quả

 

Trọng lượng buồng (kg)

 

Số nải trong buồng

 

Số quả trong nải

 

Trọng lượng trung bình quả trong nải (g)

 

Số liệu về triệu chứng bệnh bên trong cây cũng cần thu thập ở các cây theo dõi khi thu hoạch. Triệu chứng bên trong sẽ được phát hiện bằng cách cắt phần dưới thân củ theo chiều ngang ở vị trí 1/4 của củ. Lát cắt dùng để đánh giá sự đổi màu gây bởi héo rũ Fusarium

1- Củ hoàn toàn sạch, sáng không có đổi màu bó mạch

2- Có các điểm riêng biệt đổi màu ở mô bó mạch

3- Đổi màu chiếm 1/3 phần mô bó mạch

4- Đổi màu chiếm 1/3 đến 2/3 mô bó mạch

5- Đổi màu chiếm nhiều hơn 2/3 mô bó mạch

6- Hầu hết đổi màu hoặc đổi màu ở bẹ lá ở thân giả

Mẫu bệnh ở thân giả hoặc ở củ của những cây bị bệnh cần thu thập theo cách sau (Phụ lục 3, hình 1) rồi gửi về cơ quan giám định để phân loại mầm bệnh

 

Hình 1: Các bước tách mẫu để kiểm tra bệnh héo rũ do Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra (Theo K. Pegg, QDPI)

 

PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BỆNH ĐỐM LÁ SIGATOKA

 

Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá bệnh Sigatoka ngoài đồng ruộng

A. Trồng

E. Thu hoạch

1- Ngày trồng

10- Mức độ nhiễm bệnh

B. Giai đoạn phát triển

(từ tháng thứ 3 đến trổ hoa)

11- Thời gian từ trồng đến thu hoạch

12- Độ cao của chồi con kế tiếp lúc thu hoạch

2- Thời gian bệnh phát triển

13-Trọng lượng buồng lúc thu hoạch

3- Lá non nhất nhiễm bệnh

14- Số nải trong buồng

4- Tỉ lệ phát sinh lá

15- Số quả trong buồng

5- Mức độ nhiễm bệnh

(6 tháng sau khi trồng)

16- Trọng lượng trung bình quả

(lúc thu hoạch)

C. Trỗ hoa

F. Yếu tố môi trường

6- Mức độ nhiễm bệnh

17- Số liệu về môi trường

7- Chiều cao cây (tính đến buồng)

G. Yếu tố nông học

8-Thời gian từ lúc trồng

đến trỗ buồng

18- Số liệu thực tiễn quản lí

D. Từ trỗ buồng đến thu hoạch

H. Yếu tố bệnh

9- Lá non nhất bị bệnh

19- Bệnh Sigatoka

Hướng dẫn chi tiết đánh giá các chỉ tiêu trong bảng 1:

1- Thời gian trồng

Tính từ lúc đặt thí nghiệm

2- Thời gian phát triển bệnh (DDT)

- Đánh giá bệnh bắt đầu từ tháng thứ 3 sau khi trồng

- Cây trồng ở sát bờ không dùng để đánh giá

- Cây cần theo dõi một lần một tuần

- Cây có lá búp ở giai đoạn B (phụ lục 4, hình 3) có thể chọn để đánh giá (lá búp to và dài hơn 10 cm nhưng chưa đến độ dài nhất)

- Lá này cần theo dõi 1 lần một tuần, đến nốt đốm thứ 10 hoặc nhiều hơn. Thời gian xuất hiện vết đốm già cần đánh giá nếu chúng xuất hiện giữa 2 lần theo dõi

+ Các nốt đốm già của Sigatoka đen được xác định rõ ở giai đoạn 6 (hướng dẫn1)

+ Các nốt đốm già của Sigatoka vàng được xác định ở giai đoạn 6 (hướng dẫn 2)

- Quá trình này cần nhắc lại mỗi tuần, có nghĩa là mỗi tuần cây có lá búp ở giai đoạn B cần chọn để quan sát. Quan sát để kiểm tra 10 vết đốm già ở trên lá cũng cần làm 1 lần một tuần.

3,9- Lá non nhất bị đốm (YLS)

- Đây là số liệu của 10 hoặc nhiều hơn nốt đốm già (hay vết hoại tử) ở trên lá mở hoàn toàn hoặc vùng hoại tử lớn với 10 điểm có màu sáng bị khô ở giữa

- Nốt đốm già của bệnh Sigatoka đen được đánh giá ở giai đoạn 6 (hướng dẫn 1)

- Nốt đốm già của bệnh Sigatoka vàng được đánh giá ở giai đoạn 6(hướng dẫn 2)

- Những thông tin này nên ghi lại đối với từng lá đã chọn để xác định thời gian phát triển bệnh ở trên

- Sau khi trỗ bông, khi lá ngừng phát sinh thì số liệu theo dõi cần ghi lại mỗi tuần cho đến khi thu hoạch

4-Tỷ lệ phát sinh lá (LER)

- Tỉ lệ này nên tính đều đặn (hàng tháng) đối với mỗi thí nghiệm và cây liên quan, 3 tháng sau khi trồng và kết thúc theo dõi lúc ra hoa

- LER có thể làm riêng không trùng với mục 2 (DDT)

- LER biểu thị như " số lá sinh ra trong 1 tuần" giá trị này có thể nhỏ hơn 1

- Các số liệu về DDT, YLS và LER được nêu trên bảng 2

Bảng 2: Các số liệu về DDT, YLS và LER

1

2

3

4

5

6

Ngày ghi nhận lá búp ở giai đoạn B

Số liệu của 10 hoặc nhiều hơn đốm già ở lá

Thời gian phát triển bệnh (ngày)

YLS tính theo ngày ở cột 2

Lá mới xuất hiện trong thời gian ghi ở cột 1

LER/ tuần

5,6,10- Mức độ nhiễm bệnh. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh sigatoka sử dụng hệ thống tính Gauhl cải tiến của Stover (xem phụ lục 4, hình 2)

Tỉ lệ vùng lá bị phá huỷ bởi mầm bệnh Sigatoka ở mỗi lá trên cây cần theo dõi được sử dụng bảng 3

Bảng 3: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của lá theo từng thời kì phát triển của cây

Số lá

 

Gđ st&pt

1*

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

6 tháng

0

0

0

1

2

2

2

3

5

6

6

6

-

-

Trỗ buồng

0

0

0

1

2

2

-

4

5

6

6

6

-

-

Thu hoạch

0

1

2

5

5

6

6

-

-

-

-

-

-

-

* - Lá thứ nhất mở hoàn toàn

0 = Không có triệu chứng

1 = Nhỏ hơn 1% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh (chỉ có vệt dài hoặc có đến 10 vết đốm )

2 = Có từ 1-5% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh

3 = Có từ 6-15% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh

4 = Có từ 16-33% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh

5 = Có từ 34-50% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh

6 = Có từ 51-100% diện tích phiến lá bị nhiễm bệnh

(-) = Lá bị héo, chết còn treo ở thân giả (lá này không tính trong bảng đánh giá)

Chỉ số nhiễm bệnh được đánh giá cho mỗi cây theo dõi, tính theo công thức sau:

Id =

Σ n.b

x 100

( N -1 ) T

Id = Chỉ số nhiễm bệnh

b = Điểm đánh giá bệnh

n = Số lá cùng mức độ bệnh

T = Tổng số lá theo dõi bệnh

N = Số thang điểm được dùng (7)

Ví dụ: Ở giai đoạn trỗ buồng theo số điểm thu được ở bảng 3 ta có:

Id =

3(0) + 1.(1) + 2.(2) + 1.(4) + 1.(5) + 3.(6)

x 100 =

1+4 + 4 + 5 +18

= 48,5

(7 -1).11

6 x11

( Chỉ số này do Dr. R Romaro lập tại CORBANA )

Số liệu nông học được ghi theo bảng 4:

Bảng 4: Số liệu nông học

Ngày trồng

 

Ngày trỗ hoa

 

Số ngày từ ngày trồng đến trỗ hoa

 

Chiều cao cây khi trỗ hoa (m)

 

Ngày thu quả

 

Số ngày từ trồng đến thu hoạch

 

Chiều cao cây con kế tiếp lúc thu hoạch

 

Trọng lượng buồng (kg)

 

Số nải/buồng

 

Số quả/buồng

 

Trọng lượng trung bình của quả (g)

 

Số liệu về môi trường (17) theo bảng 5:

- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, chất đất được thu thập nhờ các trạm, trung tâm nghiên cứu gần nhất

-Số liệu về bón phân, tưới tiêu, bệnh tuyến trùng và sâu đục thân, củ cũng cần ghi lại

Bảng 5: Số liệu về môi trường

Tuần

1

2

3

4

5

Lượng mưa (mm)

 

 

 

 

 

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Nhiệt độ trung bình

 

 

 

 

 

Độ ẩm cao nhất

Độ ẩm thấp nhất

Độ ẩm trung bình

 

 

 

 

 

Số ngày mưa

Số giờ mưa trung bình

Độ ẩm đạt đến 90 % hoặc hơn

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Các giai đoạn phát triển của lá búp từ khi xuất hiện đến khi mở lá

Giai đoạn A: Búp lá cao khoảng 10 cm lộ ra khỏi bẹ lá

Giai đoạn B: Búp lá to hơn nhưng chưa đạt tới độ dài tối đa

Giai đoạn C: Búp lá tự do hoàn toàn, nới lỏng độ cuốn và đọ dài đạt cao nhất

Giai đoạn D: Búp lá bắt đầu mở nhưng chưa hoàn toàn

Giai đoạnE: Phần trên của lá mở rộng nhưng phần dưới mới chỉ mở một phần

Hướng dẫn 1: Triệu chứng của đốm lá Sigatoka đen

- Giai đoạn 1: triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện với các nốt nhỏ màu trắng bạc hoặc vàng, chỉ nhìn thấy khi quan sát từ mặt dưới lá

- Giai đoạn 2: xuất hiện các sọc mầu nâu, nhìn thấy ở mặt dưới của lá, muộn hơn có thể xuất hiện ở phía trên mặt lá tạo thành sọc vằn. Màu sắc của các sọc thay đổi rất nhanh sang màu nâu rồi chuyển sang màu đen ở mặt trên của lá, mặt dưới có màu nâu

- Giai đoạn 3: Khác với giai đoạn trước bởi độ lớn của nó. Các sọc trở nên dài, rộng hơn có thể to từ 2-3cm

- Giai đoạn 4: xuất hiện ở mặt dưới lá các nốt màu nâu, mặt trên có màu đen

- Giai đoạn 5: đốm lá có hình elip, hầu hết có màu đen và trải rộng khắp mặt dưới lá. Xung quanh bao bởi quầng màu vàng, ở giữa bắt đầu xẹp xuống

- Giai đoạn 6: khi tâm của vết đốm khô đi, chuyển sang màu xám sáng và bọc bởi vòng màu đen, tiếp theo bọc bởi quầng màu vàng sáng. Các đốm này còn nhìn thấy sau khi lá bị khô

Hướng dẫn 2: Triệu chứng của đốm lá Sigatoka vàng

1. Giai đoạn phát sinh vạch

Các đốm chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường như các hạt nhỏ li ti màu xanh vàng (khoảng 1x1,5mm)

2. Giai đoạn 2 của sọc: các sọc phát sinh tăng về kích cỡ (chủ yếu tăng chiều dài hơn là chiều rộng), vẫn giữ màu xanh vàng

3. Giai đoạn 3 của sọc: sọc bắt đầu phát triển rộng hơn và tăng ít về chiều dài, các đốm chuyển màu đỏ sẫm, thường ở giữa các vết đốm

4. Giai đoạn 1 của đốm: các vạch đốm chuyển sang màu nâu sẫm. Trong khoảng thời gian này hoặc trong 24 giờ quầng ngấm nước màu nâu sáng hình thành chung quanh đốm khi lá bị phồng rộp. Quầng này đặc biệt dễ nhìn ngược ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Đốm này tăng đáng kể về kích cỡ trong giai đoạn này. Vạch đốm đạt đến giai đoạn khi nó được phát hiện rõ ràng như vết đốm

5. Giai đoạn 2 của đốm: phần nâu tối của đốm co lại, xuất hiện vết lõm, quầng ngấm nước màu nâu sáng chuyển vào màu nâu tối hơn

6. Giai đoạn 3 của vết đốm: vết đốm phát triển hoàn toàn, vết lõm ở giữa chuyển sang màu xám và quầng bọc xung quanh luôn có màu nâu sẫm hoặc đen. Vết đốm được bao bọc bởi đường viền nhìn rất rõ. Như vậy vết đốm còn lại rất rõ ngay cả khi lá bị chết. Vòng viền màu tối của đốm còn lại rất dễ phân biệt

 

PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH BỆNH THỐI VI KHUẨN(BỆNH MOKO)

Bệnh Moko do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, bệnh có thể phát hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.

Để kiểm tra và đánh giá sự nhiễm bệnh thối vi khuẩn của các cây mẹ và các chồi con (mầm) cần dựa vào các triệu chứng hình thái hoặc phân lập mẫu bệnh trên các môi trường vi sinh chọn lọc.

Triệu chứng bệnh

1. Triệu chứng bên ngoài

Các triệu chứng bên ngoài thường khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh, phương thức nhiễm bệnh và chủng vi khuẩn gây bệnh. Ở các giống chuối tiêu, vi khuẩn gây bệnh này thường lây nhiễm thông qua rễ và củ chuối. Triệu chứng có thể được phát hiện sớm ở các cây trưởng thành: lá bị vàng nhanh. Các lá già nhất bị thối và gãy gục ở phần gốc cuống lá. Các mảng trắng hay xanh nhạt phát triển ở một vài lá non nhất, sau đó trở nên nhũn và hoại tử.

Sự phát triển của buồng quả bị ngừng. Ở các cây đã ra buồng thì một số quả bị chín ép hay bị nứt ra. Các chồi mầm từ cây mẹ có thể cũng bị héo, lá bị mất màu.

2. Triệu chứng bên trong

Các bó mạch của thân giả bị mất màu, trước tiên là xuất hiện màu kem hay màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu hoặc đen. Hiện tượng này có thể thấy được trên toàn bộ cây.

Ở các cây đang trỗ buồng hiện tượng này xuất hiện ở cuống quả và gốc cuống lá non, lá bánh tẻ. Nếu dùng dao cắt ngang quả chuối sẽ thấy 1 lớp vòng màu nâu đen sát ngay dưới lớp vỏ xanh của quả.

Sự mất màu bó mạch còn xuất hiện ở củ, rễ và các cây con thế hệ sau.

 

PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BỆNH TUYẾN TRÙNG (BỆNH NEMATODE)

Bệnh tuyến trùng do Radopholus similis gây ra.

Cách lấy mẫu

Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu là khi cây mẹ rụng lá bắc, không có rễ mới hình thành và rễ cũ vẫn còn. Dùng xẻng để lấy phần củ có rễ ở phía bên cây con (tránh làm tổn thương cây mẹ).

Mẫu lấy nên có kích thước 25x25x25cm (xem mô tả phụ lục 6, hình 4). Lấy 100 rễ từ 20 mẫu và rửa nhẹ. Dùng dao cắt đôi dọc theo chiều dài rễ. Để đánh giá mức độ nhiễm bệnh sử dụng bảng 6 và dựa vào vết tổn thương màu đỏ nâu ở vùng vỏ rễ.

Bảng 6: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh tuyến trùng của rễ chuối

Tỷ lệ rễ bị tổn thương (%)

Mức độ nhiễm bệnh

không bị tổn thương

0

1-25%

1

26-50%

3

51-75%

5

76-100%

7

 

Hình 4: Cách lấy mẫu để kiểm tra bệnh tuyến trùng

 

PHỤ LỤC 7

 

PHỤ LỤC 8. CÁC GIAI ĐOẠN CHĂM SÓC CÂY CHUỐI NUÔI CẤY MÔ Ở VƯỜN ƯƠM

1. Chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô trong vườn ươm và bầu đất

Thời gian cây con ở vườn ươm kéo dài 20-25 ngày tuỳ theo thời tiết và cây trồng trong bầu kéo dài 50-60 ngày

Yếu tố quan trọng nhất ở giai đoạn vườn ươm là việc cung cấp nước và chiếu sáng.

- Chế độ nước tưới liên quan tới độ ẩm không khí và hàm lượng nước trong hỗn hợp giá thể vườn ươm. Trong 2-3 ngày đầu độ ẩm không khí phải duy trì 90% và sau đó giảm dần. Cây con cần được che phủ để tăng độ ẩm và bóng mát, giảm nhiệt độ. Độ ẩm của đất thường xuyên giữ ở 70-80%.

- Giá thể luôn được giữ ẩm(nhưng không được quá ẩm gây thối ở rễ và thân giả). Trong những ngày đầu cường độ chiếu sáng nên giảm tới 80% bằng cách dùng lưới che, sau 2 tuần giảm 60%.

- Khoảng 2 tuần trước khi đưa cây con ra trồng ở ruộng sản xuất cần bỏ hết lưới che để cây cứng cáp, quen dần với điều kiện ngoài đồng ruộng.

- Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn này từ 25-320C.

- Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây khoảng 10 ngày sau khi chuyển ra vườn ươm được thực hiện bằng cách phun dung dịch khoáng MS có nồng độ giảm một nửa cứ sau 1 tuần 1 lần trong vòng 3 tuần.

- Trong điều kiện bình thường, sau 4-5 ngày rễ mới sẽ xuất hiện và lá mới sẽ mọc trong vòng 10-15 ngày. Cây con trong vườn ươm có rễ và lá mới phát triển được chuyển sang trồng trong bầu đất.

- Sau 4 tuần có thể chuyển cây trong bầu ra ngoài điều kiện chiếu sáng tự nhiên .

- Đối với cây trong túi bầu sau khi đã hồi xanh có thể sử dụng phân đạm ure (N) : lân (P2O5) : kali (K2O), nồng độ 0,2-0,4% (tức là 2-4 g hỗn hợp dinh dưỡng cho 1 lít nước). Dùng bình bơm phun ướt toàn bộ lá. Định kỳ 1 tuần phun 2 lần theo tỷ lệ 2:1:1

2. Quản lý và phòng trừ sâu bệnh

Các bệnh nấm và côn trùng gây hại thường không xuất hiện ở giai đoạn vườn ươm trong vòng 6-8 tuần. Tuy nhiên, cây chuối con nuôi cấy mô ở giai đoạn này thường hay bị thối gốc, gây ra bởi Erwinia spp với các triệu chứng ngừng sinh trưởng, không hình thành lá mới, xuất hiện các vết đốm, vàng, đôi khi dẫn đến chết. Ngoài ra, cây chuối nuôi cấy mô có thể bị các loại rệp, côn trùng tấn công, cần phải có biện pháp phòng chống bằng cách:

- Xung quanh khu vực vườn ươm cần phải làm sạch cỏ và các cây chuối cũ.

- Có thể sử dụng Thiabendazole, benlat C, Rovral, Tilt.... để phun phòng nhiễm các bệnh nấm. Phun thuốc trừ sâu khoang, rệp dùng Dipterex, Padan. Đánh bả ốc sên, cóc, nhái, chuột...cắn và ăn lá chuối.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi