Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Ngoại giao | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2009/TTLT-BCA-BNG | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Văn Hưởng; Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/05/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho Việt kiều - Ngày 12/05/2009, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCNN) đăng ký thường trú tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho CDVNĐCNN có nhu cầu hồi hương. Theo quy định tại Thông tư này, có 3 đối tượng CDVNĐCNN được đăng ký thường trú tại Việt Nam, gồm: CDVNĐCNN mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị; CDVNĐCNN không có hộ chiếu nước ngoài, nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp và CDVNĐCNN có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Điều kiện để CDVNĐCNN được đăng ký thường trú tại Việt Nam là phải có một trong những giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam như: Bản sao giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân. Nếu CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố đó. Trường hợp CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa 2 người. Nếu không còn giấy tờ chứng minh, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được chính quyền địa phương xác nhận. Đối với CDVNĐCNN đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó, kèm theo giấy tờ chứng minh theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận. Người đề nghị về Việt Nam thường trú có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam (như Đại sứ quán, Lãnh sự quán) - nếu nộp ở nước ngoài; trường hợp ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề nghị được về thường trú. Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận. Sau khi về nước phải liên hệ ngay với Công an địa phương nơi xin về thường trú để làm thủ tục đăng ký thường trú. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG tại đây
tải Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ NGOẠI GIAO SỐ
05/2009/TTLT-BCA-BNG
NGÀY 12 THÁNG 05 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CÔNG DÂN VIỆT
Căn cứ Luật Cư trú số
81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số
136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh
của công dân Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số
19/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
Bộ Công an và Bộ Ngoại
giao hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
(dưới đây viết tắt là CDVNĐCNN) đăng ký thường trú tại Việt Nam như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Thông tư này áp dụng đối với CDVNĐCNN mang hộ
chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (dưới đây gọi
chung là hộ chiếu nước ngoài) về Việt Nam đăng ký thường trú.
2. CDVNĐCNN không có hộ chiếu nước ngoài, nếu có
giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp thì cũng được áp dụng theo Thông tư này.
3. CDVNĐCNN có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử
dụng được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định tại tiết b,
điểm 1, Mục II Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 01/7/2007 của Bộ Công an.
4. Những trường hợp sau đây không thuộc diện đối
tượng áp dụng theo Thông tư này:
- Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trường
hợp muốn xin thường trú tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch
Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt
Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CDVNĐCNN
VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ
A. Hồ sơ đề nghị về việt nam thường trú được
lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:
1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo
mẫu);
2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ
thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối
chiếu);
3. Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá
trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
- Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh
không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc
tịch Việt Nam của cha mẹ;
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Hộ chiếu Việt Nam;
- Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam,
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài,
Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
- Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp
luật Việt Nam về quốc tịch.
4. 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng,
mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào đơn đề nghị và
01 tấm để rời);
5. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có
nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
5.1. Đối với người đã được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam:
Bản sao một trong những giấy tờ sau đây chứng
minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để
kiểm tra, đối chiếu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua,
bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng
minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh
doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp
luật.
5.2. Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê,
mượn, ở nhờ của cá nhân:
- Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ
nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
- Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;
- Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở
hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để
kiểm tra, đối chiếu).
6. CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực
thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ
sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc
Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):
6.1. Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có
một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một
năm trở lên:
- Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận
của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;
- Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường,
xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú
6.2. Đối với CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu
đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng
minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở
với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất
sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị
bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc
còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội,
ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên độc thân về sống với
ông, bà nội, ngoại;
Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan
hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND
cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.
6.3. Giấy tờ chứng minh CDVNĐCNN trước đây đã
đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó
sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
7. Đối với CDVNĐCNN đề nghị về đăng ký thường trú
tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì hồ sơ phải có ý kiến
bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đó đăng ký
thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc
người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn
giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo
chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
B. Nơi nộp hồ sơ và lệ phí:
1. CDVNĐCNN đề nghị về Việt Nam thường trú nộp
hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:
- Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ
đang cư trú;
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.
2. Người được giải quyết về Việt Nam thường trú
phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
C. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người
xin về việt nam thường trú
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có
trách nhiệm:
- Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ của người
đề nghị về Việt Nam thường trú. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) kèm theo ý kiến nhận xét về
Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được thông báo bằng văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (được về Việt
Nam thường trú hoặc lý do không được về Việt Nam thường trú), cơ quan đại diện
Việt Nam phải thông báo bằng văn bản kết quả cho người đề nghị về thường trú;
- Cấp giấy thông hành hồi hương cho người được
phép về Việt Nam thường trú. Giấy thông hành hồi hương được cấp cho từng người,
có giá trị 12 tháng, kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ (nhận ở trong nước hay do cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về), phải
hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú;
- Thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đại
diện Việt Nam và cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao (nếu nộp hồ sơ ở nước
ngoài); Công an tỉnh, cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao và thân nhân của
người xin về Việt Nam thường trú (nếu nộp hồ sơ ở trong nước). Trường hợp người
xin thường trú đang tạm trú tại Việt Nam, thì văn bản thông báo kết quả đồng ý
giải quyết cho thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh gửi cho thân nhân của
người xin thường trú là giấy tờ có giá trị thay giấy thông hành hồi hương;
- Quá trình xem xét giải quyết, kể cả sau khi
CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu phát hiện có hành vi gian dối
để được cấp giấy thông hành hồi hương, thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách
nhiệm thẩm tra lại, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hoặc chuyển cơ quan
chức năng xử lý theo pháp luật Việt Nam.
3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề
xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và tạo điều
kiện thuận lợi cho CDVNĐCNN về Việt Nam làm thủ tục đăng ký thường trú.
4. Trách nhiệm của CDVNĐCNN xin về Việt Nam
thường trú:
- Khai đúng sự thật về lai lịch, quá trình hoạt
động và mục đích xin về Việt Nam thường trú;
- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú
phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính;
- Nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư
này;
- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú
cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để nhận giấy thông hành hồi hương
trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi về nước phải
liên hệ ngay với Công an tỉnh, thành phố nơi xin về thường trú để làm thủ tục
đăng ký thường trú theo quy định;
- Trường hợp CDVNĐCNN để quá 12 tháng mới đến
nhận giấy thông hành hồi hương hoặc chưa làm thủ tục đăng ký thường trú (với
trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước), thì phải làm thủ tục như sau:
+ Trường hợp quá thời hạn nói trên nhưng chưa
quá 24 tháng, thì phải nộp 02 đơn đề nghị được nhận giấy thông hành hồi hương
(theo mẫu) và 02 ảnh 4x6 cm mới chụp;
+ Trường hợp quá thời hạn 24 tháng trở lên, thì
phải làm lại hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú như thủ tục lần đầu.
- CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam,
nếu có nhu cầu xuất nhập cảnh Việt Nam, thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ
chiếu Việt Nam để sử dụng như với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước,
không được sử dụng hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài
cấp để xuất nhập cảnh Việt Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Điều 27 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày
17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cục
trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành các loại mẫu giấy tờ sau đây sau khi
tham khảo ý kiến của Cục trưởng Cục Lãnh sự:
- Mẫu giấy thông hành hồi hương;
- Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú;
- Mẫu văn bản thông báo kết quả giải quyết cho
CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm
hướng dẫn các đơn vị Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện Thông tư này.
3. Cục Lãnh sự có trách nhiệm hướng dẫn các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45
ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế các văn bản sau:
- Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997
của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho
CDVNĐCNN hồi hương về Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BCA-BNG
ngày 28/11/2005 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên
tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại
giao.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI
GIAO |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |