Hiệp định về hợp tác song phương giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2016-2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Hiệp định

Hiệp định về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc; Xổm-Xa-Vạt Lênh-Xa-Vát
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định Không số

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hiệp định Không số DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2016-2020

 

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào;

Căn cứ nội dung “Thỏa thuận Chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011-2020”, ký ngày 09 tháng 4 năm 2011 tại Thủ đô Hà Nội, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đi vào chiều sâu, thiết thực và có hiệu quả;

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên) thỏa thuận những nội dung hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2016-2020 như sau:

ĐIỀU 1

Hợp tác về chính trị, ngoại giao

1. Tập trung triển khai thực hiện tốt nội dung các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, các thỏa thuận đã được hai bên ký kết từ cấp Trung ương đến địa phương, các thỏa thuận đã ký giữa hai nước với các tổ chức và các nước; kịp thời thông tin và phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện; tiếp tục phối hợp nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để bổ sung, sửa đổi các thỏa thuận hợp tác cho phù hợp với quan hệ và tình hình của mỗi nước.

2. Tăng cường các chuyến thăm, các cuộc tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước với nhiều hình thức khác nhau; nâng cao hiệu quả cơ chế hợp tác, trao đổi đoàn giữa các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị- xã hội.

3. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục về quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước. Đẩy mạnh hơn nữa việc đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào vào giảng dạy tại các trường học của hai nước.

Hai bên phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào năm 2017.

4. Phối hợp thực hiện hiệu quả Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020 ký ngày 19 tháng 12 năm 2012. Tăng cường phối hợp giữa hai nước với Campuchia hoàn thành và triển khai hiệu quả Đề án kết nối 3 nền kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia; triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội Khu vực Tam giác phát triển CLV.

5. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp xử lý các vn đề liên quan đến kiều dân hai nước. Hai Bên tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho kiều dân của hai nước, theo định nghĩa tại điều 01 Hiệp định kiều dân giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký ngày 03 tháng 4 năm 1993 được nhập quốc tịch hoặc được cấp thẻ cư trú dài hạn tại mi nước.

6. Hai Bên phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như: Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng... tích cực góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh trên cả ba trụ cột; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế và sáng kiến khu vực.

7. Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2014-2020.

ĐIỀU 2

Hợp tác về quốc phòng, an ninh

1. Hai Bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của mi nước; nhất là công tác xây dựng lực lượng các binh chủng, các ngành, trao đổi đoàn các cấp; phối hợp và trao đổi tình hình nhằm bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn và trật tự xã hội của mỗi nước. Quan tâm xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào bền vững và phát triển toàn diện, thường xuyên phối hợp trong việc nghiên cứu trao đổi thông tin chiến lược tác động tới tình hình an ninh của mỗi nước và mối quan hệ của hai nước; chđạo tốt việc đúc rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, chiến lược an ninh-quốc phòng góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết quân dân gắn bó, đập tan mọi âm mưu chia rẽ hai nước và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ chủ quyền của mỗi nước và sự an toàn trên biên giới.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam- Lào, các phụ lục và bộ Bản đồ đường biên giới quốc gia đính kèm Nghị định thư này sau khi các văn kiện này được ký kết và có hiệu lực; triển khai thực hiện hiệu quả Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào. Hai bên tiếp tục đàm phán để đi đến ký kết về Hiệp định bo vệ tin mật; Hiệp định dẫn độ; Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.

3. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hợp tác phát triển trọng điểm (Bản, cụm Bản phát triển) ở khu vực biên giới Lào-Việt Nam đang triển khai; củng cố và phát huy hiệu quả các dự án xây dựng cụm bản phát triển đã hoàn thành trong thời gian qua và tổ chức rút kinh nghiệm để làm căn cứ hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới, phối hợp triển khai các dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.

4. Phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh biên giới; ngăn ngừa, giải quyết vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép; ngăn chặn việc buôn lậu, vận chuyển ma túy, vũ khí, chất nổ, đặc biệt là tội phạm có vũ trang và buôn bán người qua biên giới.

5. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ việc tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và bộ đội Lào hy sinh tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh để đưa về nước.

6. Ưu tiên nguồn vốn của mi nước để đầu tư xây dựng các tuyến đường nối giữa hai nước; phối hợp nghiên cứu, xem xét, mở mới và nâng cấp các cặp cửa khẩu có đủ điều kiện.

7. Bổ sung các thỏa thuận, quy trình phối hợp kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh chung giữa hai bên nhằm đảm bảo an ninh khu vực biên giới, cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiện qua lại cửa khẩu biên giới giữa hai nước và trong khu vực; nghiên cứu nhân rộng mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đang được áp dụng thành công tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Đen-xa-vẳn theo tinh thần Hiệp định GMS.

ĐIỀU 3

Hợp tác kinh tế

1. Đầu tư:

a. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư ký ngày 14 tháng 01 năm 1996 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định này ký ngày 19 tháng 12 năm 2012.

b. Chính phủ Lào tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các vùng trọng điểm khó khăn của Lào.

c. Tập trung vào các dự án có tính chiến lược, tăng cường sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường mỗi nước và của thế giới; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã ký kết. Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát huy những tiềm năng lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; nghiên cứu phương án tổng thchung xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới Việt Nam-Lào. Kết hợp chặt chhiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái giữa hai nước.

d. Hai Bên tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư của Việt Nam đầu tư sang Lào và các nhà đầu tư của Lào đầu tư sang Việt Nam trong việc giải quyết nhanh thủ tục pháp lý, hành chính. Đối với những dự án có liên quan tới quan hệ chính trị, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái giữa hai nước, theo tinh thần quan hệ đặc biệt, hai Bên tạo điều kiện thuận lợi và dành ưu tiên cho các nhà đầu tư của Việt Nam và Lào thực hiện.

e. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào để có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào được thuận lợi và hiệu quả; phối hợp tuyên truyền rộng rãi những quy định, quy chế, luật pháp liên quan đến đầu tư của Việt Nam và Lào.

f. Tăng cường thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã ký hợp đồng xây dựng (CA) và phát triển dự án (PDA); tạo điều kiện cho việc phát triển các dự án đã ký MOU thực hiện theo đúng kế hoạch.

g. Chính phủ hai nước sẽ trao đổi về các dự án do cấp trung ương của Lào cấp phép trước khi Lào xem xét rút giấy phép đầu tư.

h. Phía Lào cho phép doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo danh mục chi tiết các máy móc, thiết bị vật tư hàng năm phục vụ dự án đầu tư tại Lào thống nhất giữa nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền của Lào.

i. Phía Lào công nhận kết quả kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Lào do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện.

k. Phía Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để phía Lào xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La (tỉnh Quảng Bình, Việt Nam) sang tỉnh Khăm Muộn, Lào; hai Bên tiếp tục phối hợp thúc đẩy triển khai dự án theo đúng thỏa thuận của hai Chính phủ.

2. Thương mại:

a. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nội dung Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào ký ngày 03 tháng 3 năm 2015 và Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào ký ngày 27 tháng 6 năm 2015.

b. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Lào, đồng thời, tạo điều kiện thu hút các nước thứ ba cùng tham gia; hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng của hai nước xây dựng mạng lưới phân phối hàng hóa, phát triển thương hiệu tại thị trường mỗi bên; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Lào.

c. Tăng cường phối hợp trong việc ngăn chặn buôn lậu qua biên giới nhm chng thất thu thuế đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

d. Tiếp tục nghiên cứu xây dng “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2025 và tm nhìn đến năm 2035” và thực hiện “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020”, đảm bảo linh hoạt trong quá trình btrí nguồn vốn thực hiện.

e. Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXNCH Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới nhm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác thương mại giữa hai nước.

3. Hợp tác giao thông vận tải:

a. Phối hợp triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục phối hợp tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án giao thông quan trọng giữa hai nước; tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông vận tải giữa Việt Nam và Lào, đặc biệt là các tuyến đường kết nối cấp cơ sở địa phương của các tỉnh có chung đường biên giới.

b. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực vận tải quá cảnh giữa hai nước và nước thứ ba. Nghiên cứu mở rộng tuyến vận tải hành khách cđịnh Việt Nam-Lào, ưu tiên xây dng hạ tầng giao thông đường bộ, đường st kết nối hai nước hướng ra biển.

c. Hợp tác xây dựng và nâng cấp tuyến đường kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây và kết nối với khu vực trong dự án phát triển giao thông vận tải trong các nước ASEAN và GMS.

4. Trong lĩnh vực công nghiệp:

a. Tập trung thúc đẩy tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào; kiên quyết chấn chỉnh, loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không tuân thluật pháp.

b. Hai bên tiếp tục thực hiện Hợp đồng mua bán điện đã ký; tăng cường kết nối lưới điện giữa hai nước; tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ các dự án thủy điện; khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác đầu tư vào các công trình nguồn điện (ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và các nguồn điện thuận lợi cho việc xuất khu).

c. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực mỏ và địa chất, chú trọng công tác điều tra cơ bản và trao đổi hợp tác trong việc quản lý các dự án khoáng sản. Khuyến khích, ưu đãi trong việc đầu tư vào lĩnh vực khai thác khoáng sản, nhất là giai đoạn điều tra, khảo sát, giai đoạn có nhiều rủi ro.

d. Chính phủ hai Bên cùng quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy Dự án đầu tư khai thác và chế biến muối mỏ Kali Clorua tại tnh Khăm Muộn được triển khai đúng tiến độ theo tinh thần thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước.

e. Hai Bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực hóa chất. Phía Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Lào trong việc xây dựng và triển khai Luật Hóa chất.

5. Hợp tác nông, lâm nghiệp và thủy sản:

a. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển nông thôn mới, nghiên cứu khoa học, khuyến nông chú trọng mở rộng các tnh vùng biên giới, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất lúa và rau màu, thủy lợi và dịch vụ thủy nông, kim dịch động thực vật, sản xuất và thương mại hàng nông sản có thế mạnh của mỗi nước phù hợp với nhu cu và tiềm năng, lợi thế của phía Lào; ưu tiên triển khai các dự án hợp tác tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng.

b. Tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn việc chặt phá rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

c. Khuyến khích các doanh nghiệp hai bên hợp tác kinh doanh trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp, chăn nuôi; chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc, phân vi sinh.

6. Hợp tác về tài nguyên và môi trường:

a. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng phối hợp với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững ngun nước sông Mê Công.

b. Khuyến khích các địa phương dọc biên giới hai nước hợp tác trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn; ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm thay đổi môi trường sinh thái do đầu tư, khai thác rừng trái phép, phá rừng làm rẫy, khai thác tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất dẫn đến thiên tai gây ảnh hưởng tới môi trường.

c. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, quản lý tài nguyên nước, môi trường ...

7. Hợp tác trong lĩnh vực tài chính:

Phía Việt Nam tiếp tục hỗ trợ phía Lào nâng cao năng lực quản lý tài chính nhà nước thông qua các hoạt động như xây dựng thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

8. Về hoạt động ngân hàng và chứng khoán:

Tiếp tục tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, nhất là trong lĩnh vực điều hành vĩ mô và đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các ngân hàng, tổ chức tài chính hai bên hoạt động thuận lợi, tăng cường hiện diện, liên doanh, liên kết, phát triển thị trường vốn và cung cấp ngày một tốt hơn các dịch vụ, các tiện ích cho thị trường tài chính, chng khoán; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại song phương giữa hai nước, hướng tới các nguồn tín dụng có tính ưu đãi cao.

ĐIỀU 4

Hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Trong giai đoạn 2016-2020, mỗi năm:

a. Chính phủ Việt Nam dành khoảng 1000 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam theo chương trình đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn (bao gồm cả số chỉ tiêu dành cho quốc phòng, an ninh và 35 con em Việt kiều ở Lào).

b. Chính phủ Lào dành 60 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Việt Nam sang học tập tại Lào theo các chương trình đại học, cao học và bồi dưỡng ngắn hạn.

2. Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ quản lý ở các cấp, các bậc học; cán bộ khoa học kỹ thuật, giảng viên trẻ trong các trường đại học, học viện, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề; phiên dịch viên tiếng Việt và tiếng Lào; cán bộ địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) và các tỉnh có biên giới với Việt Nam; cán bộ các Bộ, ngành, địa phương Lào đã từng học tập, bồi dưỡng tại Việt Nam và cán bộ đang làm việc tại các chương trình, dự án hợp tác giữa hai bên và đẩy mạnh đào tạo các ngành nghề theo định hướng về nhu cầu sử dụng.

3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” đồng thời nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh một cách phù hợp; triển khai thực hiện nghiêm Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ.

4. Thực hiện hợp tác đào tạo trên nhiều kênh, nhiều hình thức; coi trọng và tạo điều kiện về cơ chế hợp tác đào tạo giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế của mỗi nước; thống nhất quản lý đào tạo dài hạn, chính quy các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị vào một đầu mối.

5. Thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào; mở rộng việc dạy và học tiếng Việt tại tất cả các trường phthông của Lào do Việt Nam giúp xây dựng; hoàn thành thí điểm và triển khai giảng dạy song ngữ Việt-Lào tại Trường Song ngữ Nguyễn Du, sau đó sẽ triển khai giảng dạy tại Trường Phổ thông Hữu nghị Việt-Lào và Trường Năng khiếu dự bị đại học thuộc Trường Đại học Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn và một số trường phổ thông của Lào do Việt Nam giúp xây dựng.

6. Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cp cơ sở vật chất phục vụ học tập cho cán bộ, học sinh mi bên.

ĐIỀU 5

Hợp tác trong các lĩnh vực khác

1. Khuyến khích các Bộ, ngành, tổ chức, địa phương và các doanh nghiệp hai bên hợp tác giúp đlẫn nhau trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo chuyên gia; nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ; giảm nghèo bền vững…; phía Việt Nam sẽ dành sự hỗ trợ tối đa trong khả năng của mình cho các Bộ, ngành, tổ chức, địa phương của Lào.

2. Văn hóa, thể thao, du lịch:

a. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch giữa hai bên, đặc biệt là giữa các tỉnh vùng biên giới hai nước; phối hợp tổ chức tốt “Tuần văn hóa Việt Nam tại Lào” và “Tuần văn hóa Lào tại Việt Nam” luân phiên hàng năm.

b. Phối hợp xây dựng các tuyến du lịch kết ni hai nước; tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá chung giữa hai nước nhằm vào thị trường mục tiêu chung; chđạo các cơ quan truyền thông hai bên tăng cường quảng bá du lịch của mỗi nước; phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch thiên nhiên, văn hóa, cộng đồng và xây dựng sản phẩm theo hành lang GMS; hỗ trợ nhau tham gia hội chợ du lịch do mỗi nước tổ chức; phối hợp chặt chẽ trong việc tham gia dự án Phát triển du lịch bền vững GMS do ADB tài trợ; khuyến khích đầu tư các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ nối các cặp cửa khẩu hai nước tới các địa điểm du lịch.

Nghiên cứu tổ chức “Năm du lịch Việt Nam-Lào”; đẩy mạnh hợp tác du lịch văn hóa.

c. Phía Việt Nam hỗ trợ phía Lào tập huấn các đội tuyển thể thao quốc gia tại Việt Nam trước các kỳ SEA Games.

3. Thông tin truyền thông:

a. Đẩy mạnh việc tuyên truyền những giá trị cao đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.

b. Tiếp tục trao đổi thông tin, kinh nghiệm và quan điểm trong kế hoạch phát triển ngành thông tin truyền thông; tăng cường hợp tác trong việc xây dựng luật, lập quy hoạch và xây dựng các chính sách quản lý liên quan; tổ chức tập huấn trao đổi nghiệp vụ báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thông tin đối ngoại; hỗ trợ các chương trình đào tạo về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; khuyến khích trao đổi hợp tác chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của hai nước; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý, tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; tạo điều kiện cho hợp tác đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

c. Xây dựng phương án hoàn thiện hệ thống phủ sóng truyền hình số mặt đất cho mạng phát hình quốc gia Lào; nghiên cứu triển khai các đài phát hình trọng điểm tại các tỉnh, thành phố tập trung đông dân cư; tăng cường hợp tác trong việc cung cấp thiết bị và dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

4. Khoa học và công nghệ:

Tăng cường trao đổi thông tin và nâng cao nhận thức về khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; phối hợp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khoa học và công nghệ, hỗ trợ rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ; phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung; chuyển giao công nghệ; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giữa cấp địa phương của hai nước; thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất nhằm mục đích chung của cả hai nước là xóa đói giảm nghèo.

5. Thanh tra, kiểm toán:

a. Tiếp tục duy trì việc trao đổi các đoàn cấp cao và cấp chuyên viên của ngành thanh tra hai nước nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chng tham nhũng.

b. Tiếp tục cử chuyên gia Việt Nam sang giúp Lào trong lĩnh vực kiểm toán; đào tạo cán bộ kiểm toán cho Lào dưới những hình thức thích hợp; tổ chức kiểm toán chung; giúp Kim toán Nhà nước Lào nâng cao năng lực, xây dựng kế hoạch chiến lược đến năm 2020.

6. Y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng:

a. Khuyến khích hợp tác giao lưu, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế, trao đổi kinh nghiệm, thực tập chuyên môn, nghiệp vụ giữa các bệnh viện của hai nưc, đặc biệt là Trường Đại học Y khoa, các bệnh viện tuyến trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các địa phương có chung đường biên giới; tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa.

b. Tăng cường hợp tác bảo vệ, khống chế và phòng chống dịch bệnh dọc theo biên giới giữa hai nước; đào tạo giáo viên, cán bộ y tế; nghiên cứu, khai thác, chế biến dược liệu và y học cổ truyền; trao đổi thông tin tư liệu về y tế và các lĩnh vực khác mà hai Bên quan tâm.

7. Lao động và phúc lợi xã hội:

Triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định hợp tác lao động năm 2013 và Hiệp định hợp tác về chuyên gia năm 2009 giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào; Hai bên tạo điều kiện cho lao động làm việc trên lãnh thổ của nhau và phối hợp quản lý lao động theo quy định pháp luật mỗi bên; thúc đy các chương trình hợp tác về lao động, phúc lợi xã hội và đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước; khuyến khích các địa phương và tổ chức liên quan của hai nước kết nghĩa và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội.

8. Pháp luật và tư pháp:

a. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về cải cách tư pháp và pháp luật; xây dựng và thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp.

b. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ pháp luật và tư pháp của hai bên; tăng cường năng lực thực hiện tương trợ tư pháp giữa hai nước; khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ sở đào tạo luật, bồi dưng các chức danh tư pháp của hai nước.

9. Công tác nội vụ:

Tiếp tục phối hợp, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực về công tác công vụ, công chức, tổ chức biên chế, chính quyền địa phương, đào tạo bồi dưỡng, cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức và văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo và thi đua khen thưởng; xây dựng, trao đổi danh mục tài liệu lưu trữ liên quan đến lịch sử Việt Nàm và Lào trong phạm vi pháp luật hai nước cho phép.

10. Về công tác dân tộc:

a. Tăng cường tuyên truyền giáo dục, phbiến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật của hai nước về công tác dân tộc; gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của hai dân tộc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết, hữu nghị đặc biệt.

b. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc, xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc, nghiên cứu khoa học, trao đổi giao lưu văn hóa, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống công tác dân tộc mỗi nước.

ĐIỀU 6

Vốn viện trợ không hoàn lại

1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào một khoản viện trợ không hoàn lại trong giai đoạn 2016-2020 là 3250 tỷ đồng Việt Nam để thực hiện các chương trình mục tiêu: (i) Hợp tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (ii) Triển khai các chương trình, dự án hợp tác tại Lào và (iii) Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác khác theo sự thng nhất của hai Chính phủ hai bên.

Danh mục các chương trình, dự án sẽ được xác định cụ thể tại Kỳ hp Ủy ban liên Chính phủ hàng năm.

2. Nguyên tắc phân bổ kinh phí viện trợ:

a. Ưu tiên bố trí cho các dự án hoàn thành và chuyển tiếp.

b. Dành ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo, các công trình phúc lợi, xã hội các vùng khó khăn, đặc biệt tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng.

c. Dành một tỷ lệ vốn nhất định để hỗ trợ cộng đồng Việt kiều ở Lào về trường học, đào tạo và giải quyết khó khăn cho cộng đồng.

3. Thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra các dự án sử dụng vốn viện trợ nhằm đôn đốc việc thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng.

4. Hai bên phối hợp đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận về quy chế quản lý tài chính năm 2011; nghiên cứu xây dựng Thỏa thuận mới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ Việt Nam dành cho Lào.

ĐIỀU 7

Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung

1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng của hai Bên về việc đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định có hiệu lực theo quy định pháp luật của mỗi nước và có giá trị đến ngày Hiệp định khung năm (05) năm tiếp theo có hiệu lực.

2. Trong thời gian thực hiện, Hiệp định này có thể được bổ sung, sửa đi theo sự tha thuận bng văn bản của hai Bên. Những sửa đổi bổ sung là bộ phận không tách rời của Hiệp định và có hiệu lực theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.

Làm tại Thđô Việng Chăn, ngày 27 tháng 12 năm 2015 thành hai (02) bn bng tiếng Việt và tiếng Lào, chai (02) văn bản đều có giá trị như nhau, mi bên giữ một (01) bản./.

 

TM. CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




NGUYỄN XUÂN PHÚC
Phó Thủ tướng

TM. CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO




XỔM-XA-VẠT LỀNH-XA-VẮT
Phó Thủ tướng

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ về việc đàm phán và ký kết Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Quy trình thí điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam do Chính phủ Lào đảm nhận có sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam, áp dụng riêng cho Dự án Trường Trung học phổ thông hữu nghị A-nu-vông tại tỉnh Xay-sổm-bun, Lào

Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ về việc đàm phán và ký kết Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Quy trình thí điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam do Chính phủ Lào đảm nhận có sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam, áp dụng riêng cho Dự án Trường Trung học phổ thông hữu nghị A-nu-vông tại tỉnh Xay-sổm-bun, Lào

Ngoại giao, Chính sách

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi