Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 3/8/1992

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 24/LB-TT

Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 3/8/1992
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:24/LB-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Nguyễn Lương Trào; Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
19/09/1994
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 24/LB-TT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư liên tịch 24/LB-TT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ 24/LB-TT NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 1994
HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, 
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 12/TT-LB NGÀY 3/8/1992

 

Sau một thời gian thực hiện Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính số 12/TT-LB ngày 3/8/1992, một số Bộ, ngành và địa phương đã phản ánh về Liên Bộ những vướng mắc cần giải quyết.

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4086/KTTH ngày 27/7/1994 của Văn phòng Chính phủ về trợ cấp thôi việc đối với người đi lao động hợp tác ở nước ngoài về nước; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Thông tư nói trên, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm cụ thể sau:
I. SỬA ĐỔI NỘI DUNG THÔNG TƯ SỐ 12/TT-LB
1. Về đối tượng:
các đối tượng quy định tại điểm 2 mục I của Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB, nếu có thời gian làm việc ở trong nước trước khi đi lao động hợp tác thì chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc đối với khoảng thời gian công tác liên tục ở trong nước, còn thời gian làm việc ở nước ngoài của các đối tượng này không được tính để trợ cấp thôi việc. Quy định này áp dụng cả cho những người thuộc đối tượng học nghề ở Tiệp Khắc (cũ).
2. Về thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc:
Để tránh tình trạng một người lao động có thể làm nhiều hồ sơ thôi việc, ngoài các giấy tờ quy định trong Thông tư số 12/TT-LB ngày 3/8/1992, nay bổ sung thêm vào hồ sơ:
Quyết định hoặc giấy chứng nhận của Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (Bản chính). Nếu người lao động có nhu cầu giữ lại Quyết định hoặc giấy chứng nhận này thì cơ quan xét duyệt ở Trung ương phải lưu lại bản sao công chứng và đóng dấu ''đã duyệt trợ cấp thôi việc'' vào bản chính trước khi trả lại.
3. Các Bộ, ngành, sau khi xét duyệt hồ sơ cho người lao động  thôi việc thì chuyển hồ sơ đó kèm theo công văn đề nghị cấp kinh phí đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  (Cục Quản lý lao động  với nước ngoài ) để trực tiếp tổ chức kiểm tra mà không phải thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội  trên địa bàn. Sau khi kiểm tra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị Bộ Tài chính duyệt kinh phí và cấp trực tiếp cho các Bộ, ngành. Khi hoàn thành chi trả trợ cấp cho người lao động thôi việc, các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí trợ cấp với Bộ Tài chính, đồng thời thông báo danh sách đã giải quyết trợ cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn biết, tránh giải quyết trùng lắp.
4. Về chế độ và cách tính trợ cấp thôi việc.
Căn cứ nội dung công văn số 4086/KTTH ngày 27 tháng 7 năm 1994 của Văn phòng Chính phủ, nay quy định như sau:
a. Đối với những người trước khi đi lao động ở nước ngoài là công nhân, viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang đã hưởng trợ cấp thôi việc phục viên, xuất ngũ và những người là lao động xã hội thì chỉ giải quyết trợ cấp cho những năm làm việc ở nước ngoài theo nguyên tắc mỗi năm làm việc ở nước ngoài (kể cả 3 tháng chờ việc sau khi về nước) được hưởng 1 tháng trợ cấp theo mức như sau:

Lương cấp bậc theo Quyết định 202/HĐBT công nhân cơ khí bậc 2/7 + trượt giá 125% (26.795 đ/tháng + 33.494 đ/tháng)

 


x

 


3 lần

 


=

 


180.866đ

 

Tính tròn là 180.000đ
b. Đối với những người là công nhân viên chức Nhà nước và những người là Công an nhân dân (kể cả nhân viên ngành Công an) chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc phục viên xuát ngũ trước khi đi lao động ở nước ngoài thì được tính trợ cấp thôi việc cho 2 giai đoạn làm việc như sau: + Thời gian làm việc ở trong nước: Cứ mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ theo Quyết định 202, 203/HĐBT) trước khi đi lao động hợp tác ở nước ngoài, phụ cấp thâm niên, phụ cấp  khu vực theo Nghị định 235/HĐBT (nếu có), trợ cấp trượt giá (125% lương cơ bản theo Quyết định số 202, 203/HĐBT); tiền bù giá điện, tiền nhà và trợ cấp tiền học. - Tiền bù giá điện tính theo nhóm mức lương quy định tại Thông tư số 04/TT-LB ngày 28/2/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  - Tài chính. - Tiền nhà ở tính theo nhóm mức  lương quy định tại Thông tư số 27/TT-LB ngày 31/12/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Xây dựng hướng dẫn Quyết định 118/TTg ngày 27/11/1992 của Thủ trưởng Chính phủ. - Trợ cấp tiền học thực hiện theo Thông tư số 26/TT-LB ngày 31/12/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn Quyết định 117/TTg ngày 27/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ. - Thời gian làm việc ở nước ngoài (kể cả 3 tháng chờ việc sau khi về nước): cứ mỗi năm  công tác được hưởng 1 tháng trợ cấp theo mức như sau:

Tiền lương cơ bản theo QĐ số 202, 203/HĐBT
và trợ cấp trượt giá 125% lương cơ bản theo QĐ 202,203/HĐBT

 


x

 


3 lần

 

Mức điều chỉnh này thay thế các khoản phụ cấp của chế độ tiền lương cũ và trợ cấp học nghề (240.000đ) đối với CNVC khu vực HCSN đi lao động hợp tác ở nước ngoài về nước. Về thời gian để tính trợ cấp: nếu lẻ từ 1 đến 6 tháng công tác thì được tính hưởng 0,5 tháng trợ cấp, nếu lẻ từ 7-12 tháng công tác, thì được tính hưởng 1 tháng trợ cấp. -Về nguồn chi trả được lấy từ quỹ sắp xếp tinh giảm biên chế kế hoạch trong ngân sách Nhà nước hàng năm. Riêng năm 1994 lấy trong phạm vi quỹ đã bố trí đầu năm không vì thực hiện theo Thông tư này mà tăng chi ngân sách Nhà nước.
5. Ban hành các biểu số 2a và 2b (đính kèm) thay cho biểu số 2 và 3 của Thông tư số 12/TT-LB ngày 3/8/1992. Biểu 2a: áp dụng đối với lao động xã hội và những người hưởng lương trước khi đi lao động ở nước ngoài đã được giải quyết trợ cấp thôi việc. Biểu 2b: áp dụng đối với những người hưởng lương trước khi đi lao động ở nước ngoài chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc.
II. BỔ SUNG NỘI DUNG THÔNG TƯ SỐ 12/TT-LB NGÀY 3/8/1992
1.
Những người đi lao động hợp tác ở nước ngoài theo chỉ tiêu của các địa phương, sau khi về nước nếu có sự di chuyển nơi thường trú thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi ở mới có trách nhiệm giải quyết chế độ chính sách nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 12/TT-LB và những sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này. Trong danh sách đề nghị giải quyết chế độ thôi việc cần ghi chú rõ nơi ở cũ và cơ quan chủ quản của người lao động khi đi lao động ở nước ngoài để Cục Quản lý lao động với nước ngoài có cơ sở thông báo cho nơi cũ biết, tránh trùng lặp.
2.
Đối với những người là con em của cán bộ, công nhân viên chức thuộc Bộ, ngành ở Trung ương đi lao động ở nước ngoài theo chỉ tiêu của các Bộ, ngành thì các Bộ, ngành làm thủ tục chuyển họ về địa phương (nơi thường trú) và đề nghị địa phương giải quyết chế độ chính sách. Cơ quan Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm giải quyết chế độ cho các đối tượng này theo Thông tư số 12/TT-LB ngày 3/8/1992 và những nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những người đã giải quyết trợ cấp thôi việc theo chế độ cũ không thuộc đối tượng thực hiện Thông tư này. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải quyết toán dứt điểm số đối tượng đã chi trả theo Thông tư số 12/TT-LB trước khi chuyển sang thực hiện quy định mới.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu và phối hợp giải quyết.

Biểu số 2a

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC

 

Tên cơ quan (Xí nghiệp, Phòng LĐTB-XH:..................):

Do Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố)........ quản lý

 

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Ngày đi lao động ở nước ngoài

Ngày kết thúc hợp đồng tại XN bạn

Nước đến lao động

Số và ngày cấp hồ sơ của Cục quản lý LĐ với N.N

Số năm làm việc ở nước ngoài (kể cả 3 tháng chờ việc)

Số tháng được hưởng trợ cấp

Tổng số tiền trợ cấp thôi việc (đồng)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu này tổng hợp những người là lao động xã hội và những người hưởng lương trước khi đi lao động ở nước ngoài đã được giải quyết trợ cấp thôi việc.

 

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ, NGÀNH, TỈNH, THÀNH PHỐ

CHỦ TICH HỘI ĐỒNG

Xác nhận của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố

Ký tên, đóng dấu

Ngày.... tháng... năm...

Thủ trưởng cơ quan

Ký tên, đóng dấu
và ghi rõ

 

Biểu số 2b

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRỢ CẤP  THÔI VIỆC CHO NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC

Tên cơ quan (Xí nghiệp, phòng LĐTB và XH...................)

Do Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố)........... quản lý

 

TT

 

Họ và tên

 

Ngày tháng năm sinh

 

Ngày vào làm việc trong cơ quan xí nghiệp Nhà nước

 

Ngày đi lao động ở nước ngoài

 

Ngày kết thúc hợp đồng tại xí nghiệp bạn

 

Nước đến lao động

 

Số và ngày cấp hồ sơ của Cục quản lý lao động với nước ngoài

 

Lương cơ bản theo Nghị định 235/HĐBT (đ/tháng)

 

Lương cơ bản theo Quyết định 203,204/HĐBT cộng trượt giá 125% (đ/tháng)

 

Phụ cấp thâm niên (nếu có) tính theo lương 202, 203/HĐBT (đ/tháng)

 

Phụ cấp khu vực (nếu có) tính theo lương 202, 203/HĐBT (đ/tháng)

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

8

 

9

 

10

 

11

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiền bù giá điện 1 tháng (đồng)

 

Tiền nhà ở 1 tháng (đồng )

 

Trợ cấp tiền học 1 tháng (đồng)

 

Số năm công tác

 

Số tháng được hưởng trợ cấp thôi việc

 

Mức trợ cấp thôi việc 1 tháng (đồng)

 

Số tiền trợ cấp thôi việc (đồng)

 

Số tháng được hưởng trợ cấp thôi việc

 

Mức trợ cấp thôi việc 1 tháng (đồng)

 

Số tiền trợ cấp thôi việc (đồng)

 

Tổng số tiền trợ cấp thôi việc (đồng)

 

13

 

14

 

15

 

16

 

17

 

 18
(= 10+11+15)

 

19 (=17 x 18)

 

20

 

21
(= cột 10 x
3 lần)

 

22
(= cột 20 x
cột 21)

 

23 (= 19 + 20)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xét duyệt của Hội đồng Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố

Chủ tịch hội đồng

(Ký tên, đóng dấu)

 

Xác nhận của Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố

Ký tên đóng dấu và ghi rõ chức vụ

 

Ngày..... tháng.... năm 199...

Thủ trưởng  cơ quan

Ký tên đóng dấu và ghi rõ chức vụ

 

 

 

 

 

 

 


 

CHỈ DẪN BIỂU SỐ 2B

 

Cột 4: Ngày tháng năm vào làm  việc trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước để tính thời gian công tác liên tục.

Cột 9: Lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ) theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của người lao động.

Cột 10: Lương cơ bản theo QĐ 202, 203/HĐBT =

 Lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ) NĐ 235/HĐBT x 102,27 lần

- Trợ cấp trượt giá 125% tính trên lương cơ bản QĐ 202, 203/HĐBT.

Cột 13: Tiền bù giá điện tính theo nhóm mức lương quy định tại Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  - Tài chính số 04/TT-LB ngày 28/2/1992 như sau:

Lương cấp bậc hoặc chức vụ tính lại theo QĐ202,203/HĐBT ngày 28/12/1983

 

 Mức bù 1 tháng

 

Từ 22.500 đến 25.466đ

 

12.270đ

 

Từ 25.467 đến 30.580đ

 

14.315đ

 

Từ 30.581 đến 40.807đ

 

18.405đ

 

Từ 40.808 đến 51.545đ

 

 22.495đ

 

Từ 51.546 đến 63.511đ

 

 28.630đ

 

 

Cột 14: Phụ cấp tiền nhà ở thực hiện theo Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  - Tài chính - Xây dựng số 27/LB-TT ngày 31/12/1992 như sau:

 

Lương cấp bậc hoặc chức vụ theo
NĐ 235/HĐBT ngày 18/9/1985

 

Mức phụ cấp 1 tháng

 

Dưới 242đ  

 

 9.000đ

 

Từ 242đ - dưới 272đ

 

 13.000đ

 

Từ 272đ - dưới 359đ

 

 20.000đ

 

Từ 359đ - dưới 463đ

 

 33.000đ

 

Từ 463đ - dưới 644đ

 

 53.000đ

 


Cột 15: Trợ cấp tiền học thực hiện theo Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  - Tài chính số 26/TT-LB ngày 31/12/1992 như sau:

 

Tiền trợ cấp
1 tháng

 


=

 

Lương cấp bậc hoặc chức vụ  tính lại  theo QĐ 202,203/HĐBT

 


x

 


0,15 lần

 

 

Cột 16: Ghi số năm công tác liên tục trong xí nghiệp cơ quan Nhà nước.

Cột 17: Số tháng được hưởng trợ cấp thôi việc:

Cứ 1 năm công tác ở trong nước được hưởng 1 tháng trợ cấp thôi việc. Nếu lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng công tác thì được tính hưởng 0,5 tháng trợ cấp. Nếu lẻ từ 7 đến 12 tháng công tác thì được tính hưởng 1 tháng trợ cấp thôi việc.

Cột 20: Số tháng được hưởng trợ cấp thôi việc ở nước ngoài:

Cứ 1 năm làm việc ở nước ngoài (kể cả 3 tháng chờ việc sau khi về nước ) được hưởng 1 tháng trợ cấp tính tại cột 21. Nếu lẻ từ 1 đến 6 tháng công tác thì được tính hưởng 0,5 tháng trợ cấp. Nếu lẻ từ 7 đến 12 tháng công tác  thì được tính hưởng 1 tháng trợ cấp.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi