Thông tư hướng dẫn việc phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam thông qua mạng lưới viễn thông công cộng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao; Tổng cục Bưu điện | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/2001/TTLT-BNG-TCBĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Mai Liêm Trực; Nguyễn Đình Bin |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/09/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BNG-TCBĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
CỦA BỘ NGOẠI GIAO - TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
SỐ 01/2001/TTLT-BNG-TCBĐ NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2001
VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC PHÁT HÌNH ĐI QUỐC TẾ
CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
QUA MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG
Căn cứ Nghị định số
67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành "Quy chế hoạt động thông tin,
báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam";
Căn cứ Nghị định số
109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông;
Bộ Ngoại giao và Tổng
cục Bưu điện hướng dẫn việc phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài hoạt
động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này hướng dẫn việc phát hành đi quốc tế của phóng viên nước ngoài hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng.
2. Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài trong phạm vi cả nước.
3. Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ phát hình đi quốc tế trong phạm vi cả nước.
4. Các tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc phát hình đi quốc tế để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây hận thù dân tộc, kích động bạo lực, phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.
5. Việc phát hình của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam đi quốc tế phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
6. Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
a) Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang là phóng viên cho cơ quan báo chí nước ngoài hoặc là nhà báo tự do đang tiến hành các hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam.
b) Hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động quay phim thời sự; chụp ảnh báo chí, phỏng vấn, ghi hình, đi thăm các địa phương, cơ sở.
c) Cơ quan quản lý phóng viên nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao được Bộ Ngoại giao uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài; dưới đây gọi tắt là cơ quan quản lý phóng viên.
d) Cơ quan hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là cơ quan chuyên trách, được Bộ Ngoại giao uỷ quyền hướng dẫn phóng viên nước ngoài hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam dưới đây gọi tắt là cơ quan hướng dẫn phóng viên.
đ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát hình đi quốc tế là doanh nghiệp được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát hình đi quốc tế, dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp.
e) Trụ sở giao dịch là địa điểm được doanh nghiệp chỉ định làm nơi giao tiếp, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ phát hình đi quốc tế giữa phóng viên nước ngoài với doanh nghiệp.
g) Địa điểm phát hình là nơi doanh nghiệp đặt các thiết bị viễn thông để thực hiện việc phát hình đi quốc tế theo hợp đồng đã ký với phóng viên nước ngoài dưới đây gọi tắt là địa điểm phát.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Phóng viên nước ngoài có nhu cầu phát hình đi quốc tế phải làm đơn xin cấp giấy phép phát hình đi quốc tế gửi cơ quan quản lý phóng viên. Đơn xin phép phải nêu rõ: tên phóng viên; tên hãng; nội dung tin, hình và thời gian sẽ phát. Cơ quan quản lý phóng viên xét cấp phép hoặc từ chối cấp phép trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin cấp phép. Trong giấy phép do cơ quan quản lý phóng viên cấp cho phóng viên nước ngoài có ghi rõ: tên phóng viên; tên hãng; nội dung tin, hình sẽ phát; thời hạn của giấy phép.
Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan quản lý phóng viên sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho phóng viên nước ngoài biết trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin cấp phép.
2. Phóng viên nước ngoài muốn sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép phải làm đơn nêu rõ lý do và bản sao giấy phép đang có hiệu lực gửi cơ quan quản lý phóng viên. Cơ quan quản lý phóng viên sẽ xét cấp giấy phép trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin cấp phép.
Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan quản lý phóng viên sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho phóng viên nước ngoài biết trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Việc phát hình đi quốc tế được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết giữa phóng viên nước ngoài với doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng và đăng ký lịch phát với doanh nghiệp tại trụ sở giao dịch, phóng viên nước ngoài phải mang theo hộ chiếu của bản thân hoặc thẻ phóng viên nước ngoài do Bộ Ngoại giao cấp và giấy phép phát hình đi quốc tế do cơ quan quản lý phóng viên cấp.
4. Khi thực hiện phát hình đi quốc tế tại các địa điểm phát tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có mặt phóng viên nước ngoài hoặc người được phóng viên nước ngoài uỷ quyền theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi thực hiện phát hình đi quốc tế tại các địa điểm phát khác ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có mặt phóng viên nước ngoài hoặc người được phóng viên nước ngoài uỷ quyền theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cùng với đại diện của một trong các đơn vị sau: cơ quan quản lý phóng viên, cơ quan hưóng dẫn phóng viên hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương.
5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý phóng viên và cơ quan hướng dẫn phóng viên:
a) Cơ quan quản lý phóng viên là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để đảm bảo nội dung tin, hình phát đi quốc tế tại các địa điểm phát phải theo đúng các quy định đã ghi trong giấy phép.
b) Cơ quan hướng dẫn phóng viên chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưóng dẫn phóng viên nước ngoài thực hiện phát hình đi quốc tế sau khi đã được cơ quan quản lý phóng viên cấp phép.
c) Trường hợp việc phát hình của phóng viên nước ngoài bị đình chỉ, cơ quan quản lý phóng viên phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thực hiện.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của phóng viên nước ngoài, làm thủ tục với các tổ chức viễn thông quốc tế có liên quan, đại diện để thanh toán mọi giá, cước với các bên có liên quan.
b) Thông báo cho cơ quan quản lý phóng viên địa chỉ của các trụ sở giao dịch để thực hiện ký kết hợp đồng phát hình đi quốc tế.
c) Bảo đảm chất lượng hệ thống truyền dẫn để cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp phải ngừng cung cấp dịch vụ do những lý do khách quan chính đáng.
d) Báo cáo tình hình hoạt động phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện.
đ) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý những trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư này.
7. Trách nhiệm của phóng viên nước ngoài.
a) Hoàn thành các thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hình đi quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
b) Bảo đảm việc phát hình đi quốc tế theo đúng nội dung, chủ đề đã ghi trong giấy phép và chịu trách nhiệm về nội dung tin, hình phát qua mạng lưới viễn thông công cộng.
c) Trong trường hợp phóng viên nước ngoài bị đình chỉ phát hoặc vi phạm hợp đồng, phóng viên nước ngoài phải thanh toán cước dịch vụ cho doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật.
III. THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI
1. Việc phát hình đi quốc tế tại Việt Nam phải chịu sự thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
3. Các doanh nghiệp và phóng viên nước ngoài có quyền khiếu nại tới Bộ Ngoại giao và Tổng cục Bưu điện về các vấn đề liên quan tới thẩm quyền quản lý nhà nước trong việc phát hình đi quốc tế.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Ngoại giao, Tổng cục Bưu điện để xem xét, giải quyết.