Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 318-CT ngày 20-12-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 29-TC/GTBĐ

Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 318-CT ngày 20-12-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng biển
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:29-TC/GTBĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hồ Tế
Ngày ban hành:15/04/1987Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 29-TC/GTBĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 29-TC/GTBĐ NGÀY 15-4-1987
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 318-CT NGÀY 20-12-1986
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
VỀ THÀNH PHẦN VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG THANH LÝ
HÀNG TỒN ĐỌNG Ở CÁC CẢNG BIỂN

 

Thi hành Quyết định số 318-CT ngày 20-12-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng biển. Bộ Tài chính hướng dẫn thể thức xử lý đối với hàng hoá, vật tư thiết bị tồn động cần xử lý ở các cảng biển như sau:

 

I. XÁC ĐỊNH HÀNG TỒN ĐỌNG CẦN XỬ LÝ Ở CÁC CẢNG BIỂN.

 

- Những hàng hoá, vật tư, thiết bị không xác định được chủ, Cảng đã thông báo ít nhất ba lần cho các cơ quan Ngoại thương, Bảo hiểm, Đại lý tàu biển, Hải quan nhưng các cơ quan này đều đã trả lời là không phát hiện được chủ trong thời hạn Cảng quy định.

- Hàng tuy có chủ, nhưng đã qua thời hạn lưu kho, lưu bãi theo quy định hiện hành, Cảng đã ba lần thông báo cho chủ, từng lần có quy định thời hạn để chủ hàng có đủ thời gian đến nhận, riêng lần thứ ba Cảng đồng thời gửi cho Chủ tịch Hội đồng xử lý và cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ hàng, nhưng thủ trưởng cơ quan có hàng hoá đó từ chối không nhận hoặc chấp nhận rút hàng ra khỏi Cảng, nhưng rút hàng chậm quá thời hạn quy định ở Cảng.

- Hàng lương thực, thực phẩm đã kém phẩm chất (tỷ lệ hư hỏng trên 20%).

 

II. TỔ CHỨC XỬ LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG TẠI CÁC CẢNG BIỂN

 

1. Tất cả hàng hoá, vật tư, thiết bị được phát hiện và xác định là hàng tồn đọng cần xử lý ở các cảng biển, được giao cho Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng biển lập dự án phân phối cho các đơn vị sử dụng và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc phân phối, sử dụng và thanh lý theo Quyết định số 318-CT ngày 20-12-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Thành phần Hội đồng xử lý hàng tồn đọng ở các cảng biển được quy định tại điểm 1 Quyết định số 318-CT ngày 20-12-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng như sau:

- Chủ tịch: Một Thứ trưởng Bộ Tài chính.

- Các uỷ viên: Một Thứ trưởng Bộ Vật tư.

Một Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Vụ trưởng Vụ Kho vận Bộ Ngoại thương.

Vụ trưởng Vụ Vật tư Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

Một phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có cảng.

Giám đốc cảng biển.

- Chủ tịch Hội đồng xử lý uỷ nhiệm cho Sở Tài chính ở những địa phương có cảng biển giúp Chủ tịch trong công tác chuẩn bị xử lý và thu tiền bán hàng tồn đọng cần xử lý ở các cảng biển (gọi là cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý).

2. Hàng tồn đọng cần xử lý ở các cảng biển do Giám đốc Cảng phát hiện, sắp xếp theo chủng loại, nhóm hàng và báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Hội đồng xử lý. Cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý cùng với đại diện cảng, Bộ Vật tư, Bộ Ngoại thương, Hải quan, Viện kiểm sát, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật địa phương có cảng biển tổ chức kiểm kê, phân loại, giám định chất lượng, xác định giá trị các hàng hoá, vật tư tồn đọng cần xử lý ở các cảng.

Việc giám định chất lượng, xác định giá trị hàng hoá phải được tiến hành chặt chẽ. Cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý và đại diện của cảng, Bộ vật tư, Bộ Ngoại thương, Hải quan, Viện kiểm sát, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật địa phương có cảng biển ký vào biên bản giám định hàng xử lý.

Căn cứ vào biên bản giám định, Chủ tịch Hội đồng xử lý quyết định triệu tập hội nghị xử lý để lập dự án phân phối cho các đơn vị sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:

Nếu phát hiện được chủ thì giao đúng chủ;

Nếu không phát hiện được chủ, xử lý như sau:

- Giao các loại hàng thuộc Vật tư, thiết bị chuyên dùng và thông dụng cho các Bộ chuyên quản thu nhận để phân phối sử dụng kịp thời phục vụ sản xuất, xây dựng và đời sống Nhân dân như lương thực giao cho Bộ Lương thực; vật tư kỹ thuật giao cho Bộ Vật tư; hàng tiêu dùng giao cho Bộ Nội thương; vật liệu xây dựng giao cho Bộ Xây dựng; thuốc men và dụng cụ y tế giao cho Bộ Y tế; vật liệu điện cao thế giao cho Bộ Năng lượng v.v...

- Các loại hàng chóng hư hỏng (nhất là lương thực) khi phát hiện bắt đầu hư hỏng, cảng phải báo ngay cho chủ hàng tới nhận. Nếu chủ hàng không tới nhận kịp thời, để cho hàng hoá đó hư hỏng, kém mất phẩm chất từ 20% trở lên thì cảng phải báo ngay Chủ tịch hội đồng xử lý để lập dự án và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định phân phối kịp thời cho đơn vị sử dụng.

Ngoài ra đối với những trường hợp cần thiết phải giải quyết ngay, không thể chờ đợi lâu được, thì cảng phải điện báo ngay cho Chủ tịch Hội đồng xử lý (Bộ Tài chính). Trong trường hợp này, Chủ tịch Hội đồng xử lý uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân địa phương có cảng và Giám đốc Sở Tài chính bàn với Giám đốc Cảng và những thành viên tương ứng trong Hội đồng xử lý có ở địa phương để giải quyết kịp thời, tránh tổn thất. Sau khi giải quyết báo cáo lại cho Hội đồng xử lý biết kết quả.

Chủ tịch Hội đồng xử lý trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng dự án phân phối hàng xử lý cho các ngành, đơn vị trên cơ sở ý kiến thống nhất tại hội nghị xử lý hàng tồn đọng.

Các cơ quan và tổ chức kinh doanh được phân giao các loại hàng nói trên phải tính toán khả năng sử dụng, giá cả, chi phí vận tải, bốc xếp, bảo quản, tiền vốn để quyết định có nhận hàng phân phối hay không. Nếu cơ quan và tổ chức kinh doanh từ chối không nhận hàng được phân phối hoặc chấp nhận nhưng quá thời hạn quy định của Hội đồng xử lý mà vẫn chưa rút hàng ra khỏi Cảng thì Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định giao cho đơn vị khác có nhu cầu sử dụng loại vật tư, hàng hoá đó.

3. Việc xác định giá trị hàng tồn đọng theo nguyên tắc:

- Đối với hàng hoá có phẩm chất tốt thì: Loại nào Nhà nước đã có quy định giá, phải thực hiện đúng giá quy định (giá bán buôn hàng nhập khẩu);

Loại nào Nhà nước chưa có quy định giá, được tính trị giá theo loại hàng có tính năng kỹ thuật tương đương;

Loại chưa có giá quy định của Nhà nước và không có cơ sở để trị giá tương đương, thì Chủ tịch Hội đồng xử lý quyết định.

- Đối với hàng hoá kém mất phẩm chất thì căn cứ vào tỷ lệ phẩm chất còn lại và các phương pháp xác định giá hàng có phẩm chất tốt trên đây để xác định giá bán.

4. Về thanh toán. Cơ quan, đơn vị sau khi nhận được vật tư hàng hoá, có trách nhiệm thanh toán ngay tiền hàng cho Hội đồng xử lý bằng vốn lưu động, vốn vay Ngân hàng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu vật tư hàng hoá nhận về dùng vào xây dựng cơ bản).

Tiền thu dược về bán hàng xử lý sẽ trích 90% chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước 8% cho cảng và 2% cho Sở Tài chính nơi có Cảng đóng để bù đắp các chi phí trong việc tổ chức kiểm kê, thu gom và xử lý hàng tồn đọng cần xử lý tại các cảng biển. Cuối năm các Cảng và các cơ sở Tài chính sẽ quyết toán riêng khoản tiền này với Bộ Tài chính. Số thừa, thiếu sẽ do Hội đồng xử lý đề nghị Bộ Tài chính xem xét giải quyết.

 

III. THỂ THỨC GIAO NHẬN VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG.

 

Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý sẽ cấp lệnh phân phối hàng xử lý cho các đơn vị được phân phối. Lệnh phân phối hàng ghi rõ tên hàng loại hỏng, số lượng, phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán tiền hàng.

Nhận được lệnh phân phối hàng, đơn vị dược phân phối hàng xử lý đến ký hợp đồng giao nhận với Cảng (Ty kho hàng). Trong trường hợp phải ghi rõ địa điểm giao hàng, cơ quan chịu trách nhiệm về phương tiện bốc dỡ, vận chuyển...

Hợp đồng được lập thành 4 bản gửi cho đơn vị nhận hàng, Ngân hàng phục vụ đơn vị nhận hàng, cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý và lưu Ty kho hàng của Cảng.

Ty kho hàng Cảng căn cứ lệnh phân phối hàng, hợp đồng giao nhận đã ký kết do đơn vị được phân phối hàng xuất trình để lập phiếu xuất kho (lệnh giao hàng). Ty kho hàng cùng với đơn vị được phân phối hàng tổ chức giao nhận hàng theo đúng hợp đồng và phiếu xuất kho, từng lô hoặc từng thời gian giao nhận phải có biên bản giao nhận và nhận, có đủ chữ ký của hai bên giao và nhận hàng. Trong quá trình giao nhận nếu thấy hàng có chủ thì ghép lệnh để giao tiếp cho chủ, chủ nhận hàng phải thanh toán cho Cảng tiền phí lưu kho, lưu bãi theo chế độ hiện hành nhưng tối đa không vượt quá 20% trị giá tiền hàng. Kết thúc giao hàng từng đợt Ty kho hàng của Cảng phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng xử lý đầy đủ tình hình số lượng thực tế đã giao, số còn lại và nguyên nhân đơn vị được phân phối hàng không rút hết hàng.

Trường hợp cần thiết phải đưa hàng xử lý ra ngoài Cảng để tổ chức kiểm kê, giám định thì cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đòng xử lý cùng với Cảng bàn bạc quyết định sao cho có lời nhất. Mọi chi phí liên quan đến việc đưa hàng ra khỏi Cảng đều lấy từ 8% trị giá tiền hàng xử lý để lại cho Cảng.

Sau khi hàng được đưa về đến kho bãi của mình, cơ quan, đơn vị được phân phối hàng có trách nhiệm:

Tiến hành mở sổ sách theo dõi và quản lý. Có biện pháp huy động kịp thời hàng xử lý tận dụng đúng đối tượng và bảo đảm yêu cầu quản lý.

Căn cứ vào lệnh phân phối hàng, phiếu xuất kho và kết quả áp giá chính thức, cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý lập nhờ thu kèm theo hoá đơn thu tiền hàng xử lý đối với từng cơ quan, đơn vị nhận hàng.

Khi nhận được nhờ thu kèm theo hoá đơn thu tiền hàng xử lý, cơ quan, đơn vị nhận hàng phải nhanh chóng làm thủ tục chấp nhận, chuẩn bị nguồn vốn thanh toán và hoàn thành việc trả tiền hàng trong thời hạn đã quy định của Nhà nước theo chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Hết thời hạn này, Ngân hàng sẽ xử lý theo thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành.

Khi tiền hàng xử lý về đến tài khoản của mình, cơ quan giúp việc Chủ tịch Hội đồng xử lý có trách nhiệm trích 8% trị giá hàng xử lý chuyển cho Cảng, 2% giữ lại chi cho công tác xử lý và nộp 90% vào Ngân sách Nhà nước theo loại IV, khoản 82, hạng 3 tài khoản 710.

Trên đây là những quy định hướng dẫn xử lý với hàng không xác định được chủ hàng và hàng tồn đọng ở các cảng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại, thất thoát, tăng cường một bước trách nhiệm của cơ quan đặt mua hàng, giao và nhận hàng, giải phóng nhanh kho bãi, nâng cao năng lực bốc xếp giải phóng tàu ở các cảng biển.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Thông tư số 45-TC/GTBĐ ngày 26-12-1983 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi